Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Nghĩa của từ ngữ
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Nghĩa của từ ngữ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
BÀI 7_ THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Có mấy loại ẩn dụ?
- A. 1 loại.
- B. 2 loại.
- C. 3 loại.
- D. 4 loại.
Câu 2: Biện pháp nói quá không được dùng trong văn bản nào?
- A. Văn bản tự sự.
- B. Văn bản hành chính khoa học.
- C. Văn bản miêu tả.
- D. Văn bản biểu cảm.
Câu 3: Trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ/ Một màu trắng đến nôn nao” sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nhân hóa.
- B. So sánh.
- C. Ẩn dụ.
- D. Hoán dụ.
Câu 4: Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bởi cách nào?
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt.
- A. Dùng những từ vốn chỉ người để chỉ sự vật.
- B. Dùng từ vốn chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của con người để chỉ trạng thái cảm xúc, hoạt động của sự vật.
- C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
- D. Dùng từ vốn chỉ tính chất của con người để chỉ tính chất của sự vật.
Câu 5: Câu ca dao sau đã so sánh cái gì với cái gì? Tác dụng của phép so sánh là gì?
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- A. So sánh “công cha” với “nước trong nguồn”, thể hiện công lao nuôi dạy của người cha với con cái.
- B. So sánh “công cha” với “núi Thái Sơn”, “nghĩa mẹ” với “nước trong nguồn”, có tác dụng nhấn mạnh công ơn sinh thành, nuôi nấng to lớn của cha mẹ với mỗi người.
- C. So sánh “nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn”, thể hiện công lao sinh thành, nuôi nấng của người mẹ với con cái to lớn như núi Thái Sơn.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 6: Câu nào sau đây là chính xác?
- A. Dựng nhà cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều người.
- B. Dựng người cần nhiều sức, đánh giặc cần nhiều nhà.
- C. Dựng giặc cần nhiều người, đánh nhà cần nhiều sức.
- D. Dựng nhà cần nhiều người, đánh giặc cần nhiều sức.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi
“Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:
– Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.
Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:
– Ẩu thế nhỉ!
Bác chữ A đề nghị:
-Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?”
(Cuộc họp của chữ viết – Trần Ninh Hồ)
Đoạn văn trên có những sự vật nào được nhân hóa? Và nhân hóa bằng cách nào?
Câu 2 (2 điểm): Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau? Nê tác dụng.
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây là không chính xác?
- A. Thắng không nản, bại không kiêu.
B. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
D. Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Câu 2: Lựa chọn câu văn thích hợp nhất để dùng vào vị trí bỏ trống ở đầu đoạn văn sau.
...... Trong các thời kì khác nhau trước đây, các nhà chính trị, nhà văn học lỗi lạc đã phát triển nó và hoàn toàn nắm vững nó. Ví dụ: Na-pô-lê-ông đọc tốc độ 2000 từ/phút, Ban-dắc đọc tốc độ 4000 từ/phút, Mac-xim Go-rơ-ki đọc mỗi trang sách chỉ mất vào giây,…
- A. Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng trong những năm gần đây nó đã được phổ biến khá rộng.
- B. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh không phải là một điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng rãi.
- C. Trong những năm gần đây, các phương pháp đọc nhanh đã được phổ biến khá rộng, nhưng nó không phải là điều mới lạ.
- D. Các phương pháp đọc nhanh không phải là điều mới lạ nhưng nó đã được phổ biến khá rộng trong những năm gần đây.
Câu 3: Tác dụng của việc sắp xếp theo trật tự nhỏ, nhưng rất sắc của tác giả là gì?
- A. Nhấn mạnh được ý rất sắc là ý quan trọng vì dao có sắc thì mới đâm chết người được.
- B. Thể hiện được sự liên kết ý trong đoạn: dao rất sắc => đâm chết dăm ba thằng
- C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Tìm hiện tượng thay đổi trật tự thành phần câu trong hai câu thơ sau.
Con đường nhỏ nhỏ, gió siêu siêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều.
- A. Con đường nhỏ nhỏ
- B. Gió siêu siêu
- C. Lả lả cành hoang
- D. Nắng trở chiều
Câu 5: Khi nào một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
- A. Khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm được phạm vi nghĩa của một số từ khác.
- B. Khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
- C. Khi nghĩa của từ đó gần giống với nghĩa của một số từ ngữ khác.
- D. Khi nghĩa của từ đó trái ngược với nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 6: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng ở đâu, là ẩn dụ kiểu nào và hình ảnh nào đã bị ẩn đi khi sử dụng biện pháp ẩn dụ?
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ)
- A. Hình ảnh ẩn dụ: “Người cha”, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cho tác giả.
- B. Hình ảnh ẩn dụ: “anh”, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cho tác giả.
- C. Hình ảnh ẩn dụ: “anh”, ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cho Bác Hồ.
- D. Hình ảnh ẩn dụ: “Người cha”, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ cho Bác Hồ.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc?
Nhiều buổi trưa, khi mọi người nghỉ cả, chú Nam lúi húi đẽo, gọt.
Câu 2 (2 điểm): Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ và nghĩa của từ ngữ