Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối Bài 5: Ammonia, Muối ammonium

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức Bài 5: Ammonia, Muối ammonium. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: AMMONIA VÀ MUỐI AMMONIUM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong dung dịch ammonia là một base yếu là do

  • A. Ammonia tan nhiều trong nước
  • B. Phân tử ammonia là phân tử có cực
  • C. Khi tan trong nước, ammonia kết hợp với nước tạo ra các ion
  • D. Khi tan trong nước, chỉ một phần nhỏ các phân tử ammonia kết hợp với ion H + của nước tạo ra các ion và OH -

Câu 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia?

  • A. Nguyên tử nitrogen còn một cặp electron không liên kết
  • B. Liên kết N – H kém bền
  • C. Liên kết N – H phân cực
  • D. Nguyên tử hydrogen trong phân tử mang một phần điện tích dương. 

Câu 3: Tính base của NH3 do

  • A. trên N còn cặp electron tự do
  • B. phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C.  tan được nhiều trong nước
  • D.  tác dụng với nước tạo

Câu 4: Chất nào sau đây có thể làm khô khí  có lẫn hơi nước?

  • A.
  • B.  đặc
  • C. CuO bột
  • D. NaOH rắn

Câu 5: Nhận xét nào về muối ammonia dưới đây đúng?

  • A. Muối ammonia là tinh thể ion, phân tử gồm cation ammonia và anion hydroxide
  • B. Dung dịch muối ammonia tác dụng với dung dịch kiềm đặc, nóng cho thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ
  • C. Hầu hết các muối ammonia đều dễ tan trong nước, phân li hoàn toàn ra ion
  • D. Khi nhiệt phân muối ammonia luôn luôn có khí ammonia thoát ra

Câu 6: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây?

  • A. (NH4)3PO4 
  • B. NH4HCO3
  • C. CaCO3
  • D. NaCl

Câu 7: Vai trò của NH3 trong phương trình dưới đây là

NH3 + HNO3  NH4NO3

  • A. chất oxi hóa
  • B. môi trường
  • C. base
  • D. chất khử

Câu 8: Có bao nhiêu liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia?

  • A. 3
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 5

Câu 9: Tiến hành làm thí nghiệm đun nóng muối ammonia clorua trên ngọn lửa đèn cồn, để một mẫu quỳ tím ẩm gần miệng ống nghiệm. Quỳ tím sẽ chuyển thành

  • A. màu đỏ
  • B. màu xanh
  • C. không chuyển màu
  • D. ban đầu chuyển xanh, sau đó chuyển đỏ

Câu 10: Yếu tố không giúp tăng hiệu suất phản ứng dưới đây là

N2 + 3H2 ⇌ 2NH3; ∆H = - 92Kj

  • A. Tăng nhiệt độ
  • B. Tăng áp suất
  • C. Lấy ammonia ra khỏi hỗn hợp phản ứng
  • D. Bổ sung thêm khí N2 và hỗn hợp phản ứng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Muối được làm bột nở trong thực phẩm là

  • A. (NH4)2CO3   
  • B. Na2CO3   
  • C. NH4HSO3   
  • D. NH4Cl

Câu 2: Tính base của NH3 do

  • A. Trên N còn cặp e tự do
  • B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực
  • C. NH3 tan được nhiều trong nước
  • D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH

Câu 3: Ammonia là hợp chất của

  • A. Oxygen và nitrogen
  • B. Hydrogen và nitrogen
  • C. Oxygen và hydrogen
  • D. Sulfur và nitrogen

Câu 4: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về cấu trúc của NH3

  • A. Nguyên tử hydrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử nitrogen
  • B. Nguyên tử hydrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác đều mà đỉnh là 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử nitrogen
  • C. Nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen 
  • D. Nguyên tử nitrogen ở đỉnh, đáy là một tam giác đều mà đỉnh là 3 nguyên tử hydrogen

Câu 5: Ứng dụng không phải của ammonia là

  • A. Sản xuất nitric acid
  • B. Sản xuất các loại phân đạm
  • C. Sử dụng làm chất làm lạnh
  • D. Sản xuất sulfuric acid

Câu 6: Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là 

  • A. HCl, O2, Cl2, FeCl3   
  • B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
  • C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO   
  • D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Câu 7: X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?

  • A. (NH4)2CO3   
  • B. (NH4)2SO3   
  • C. NH4HSO3  
  • D. (NH4)3PO4

Câu 8: Hợp chất nào sau đây nitrogen có số oxi hoá là -3

  • A. NO                     
  • B. N2O                     
  • C. HNO3                 
  • D. NH4Cl

Câu 9: Cho 2,3 gam Na vào 200 ml dung dịch (NH4)2SO4 1M. Đun nóng thu được V lít khí (đkc). Giá trị của V là

  • A. 1,12.            
  • B. 2,24.              
  • C. 3,7185               
  • D. 10,08

Câu 10: Có 2 dung dịch A, B . Mỗi dung dịch chỉ chứa 2 cation và 2 anion (không trùng lặp giữa các loại ion) trong số các ion gồm K + (0,15 mol), H + (0,2 mol), Mg2+ (0,1 mol), NH4 + (0,25 mol), Cl - (0,1 mol), SO42- (0,075 mol), NO3 - (0,25 mol), CO32- (0,15 mol). Làm bay hơi (không xảy ra phản ứng hóa học) của 2 dung dịch A, B thì thu được chất rắn khan lần lượt là

  • A. 22,9 gam và 12,7 gam       
  • B. 25,4 gam và 25,3 gam
  • C. 22,9 gam và 25,3 gam        
  • D. 25,4 gam và 12,7 gam

GỢI Ý ĐÁP ÁN

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau và viết các phương trình hóa học :

Khí A dd A B  Khí A  C  D + H2O

Biết A là hợp chất của nitrogen.

Câu 2 (4 điểm) Viết hai phương trình phản ứng oxi hóa ammonia bằng oxygen. Xác định sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử và cho biết ammonia thể hiện tính oxi hóa hay tính khử?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 75 ml dung dịch muối amonium sulfate.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng dưới dạng ion

b) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch muối ban đầu, biết rằng phản ứng tạo ra 17,475 g một chất kết tủa, Bỏ qua sự thủy phân của ion ammonia trong dung dịch.

Câu 2 (4 điểm) Chỉ dùng một dung dịch, hãy phân biệt các dung dịch mất nhãn không màu: NH4NO3, NaCl, (NH4)2SO4, Mg(NO3)2,

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium 

  • A. Muối ammonium bền với nhiệt
  • B. Các muối ammonium đều là chất điện li mạnh
  • C. Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước
  • D. Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước

Câu 2. Câu 11: Chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp ammonia là

  • A. Fe
  • B. Al
  • C. H2
  • D. Hg

Câu 3. Trong các phản ứng sau, phản ứng NH3 đóng vai trò là chất oxi hóa là

  • A. 2NH3 + H2O2 +MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4
  • B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl
  • C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O
  • D. 2HN3 + 2Na → 2NaNH2 + H2

Câu 4. X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?

  • A. (NH4)2CO3   
  • B. (NH4)2SO3   
  • C. NH4HSO3  
  • D. (NH4)3PO4

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1(4 điểm): a) Bột nở là chất bột thường được sử dụng trong nấu ăn và tạo xốp cho nhiều loại bánh vì có khả năng tạo thành khí, làm tăng thể tích của bánh. Điều này được thể hiện qua PTHH nào?

b) Nêu hiện tượng khi cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào muối Al(NO3)3.

Câu 2 (2 điểm): Cho 100 ml NaOH 2M phản ứng hết với dung dịch NH4Cl dư thu được V lít khí (đkc). Tính giá trị của V.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Trong các phát biểu sau về tính chất vật lí của ammonia, phát biểu nào không đúng?

  • A. Là chất khí không màu
  • B. Mùi khai và xốc
  • C. Nhẹ hơn không khí
  • D. Ít tan trong nước

Câu 2. Ammonia là hợp chất của

  • A. Oxygen và nitrogen
  • B. Hydrogen và nitrogen
  • C. Oxygen và hydrogen
  • D. Sulfur và nitrogen

Câu 3. Dãy các chất đều phản ứng với NH3 trong điều kiện thích hợp là 

  • A. HCl, O2, Cl2, FeCl3   
  • B. H2SO4, Ba(OH)2, FeO, NaOH
  • C. HCl, HNO3, AlCl3, CaO   
  • D. KOH, HNO3, CuO, CuCl2

Câu 4. Trộn 300 ml dung dịch NaNO2 2M với 200 ml dung dịch NH4Cl 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích khí thu được ở đkc là

  • A. 22,4 lít   
  • B. 13,44 lít   
  • C. 9,916 lít   
  • D. 1,12 lít

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hỗn hợp chất rắn X gồm ba muối NaCl, NH4Cl, MgCl2

- Hãy nêu cách làm để tách riêng được mỗi muối trong X - Hãy nêu cách làm để tách riêng được mỗi muối trong X

- Viết các phương trình hóa học, nếu có - Viết các phương trình hóa học, nếu có

Câu 2 (2 điểm): Khi hấp bánh bao, ta thấy có mùi khai đặc trưng, điều này có là do đâu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

=> Giáo án Hoá học 11 kết nối bài 5: Ammonia, Muối ammonium

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay