Câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều Bài 2: các chủ thể của nền kinh tế
Bộ câu hỏi tự luận kinh tế pháp luật 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: các chủ thể của nền kinh tế. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học kinh tế pháp luật 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
BÀI 2: CÁC CHỦ THỂ CỦA NỀN KINH TẾ
(11 câu)
1. Nhận biết (4 câu)
Câu 1: Chủ thể sản xuất là gì?
Trả lời:
Chủ thể sản xuất là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp,... trực tiếp tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Câu 2: Chủ thể trung gian là gì?
Trả lời:
Chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đóng vai trò cầu nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng trong nền kinh tế.
Câu 3: Thế nào là chủ thể tiêu dùng?
Trả lời:
Chủ thể tiêu dùng là người mua và sử dụng hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu của mình.
Câu 4: Nêu khái niệm chủ thể nhà nước?
Trả lời:
Nhà nước là một chủ thể của nền kinh tế, có vai trò điều tiết và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế khác hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhà nước cũng tác động để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Thông hiểu (3 câu)
Câu 1: Trình bày hiểu biết của em về chủ thể sản xuất?
Trả lời:
Chủ thể sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào như vốn, sức lao động, tài nguyên thiên nhiên,... để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Chủ thể sản xuất luôn quan tâm đến việc lựa chọn loại hàng hoá sản xuất, xác định số lượng sản phẩm làm ra và kĩ thuật sản xuất phù hợp để có lợi nhất cho bản thân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Ngoài mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, chủ thể sản xuất cần tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm đối với người tiêu dùng, với xã hội và môi trường, góp phần phát triển bền vững.
Câu 2: Hãy nêu những hiểu biết của em về chủ thể trung gian?
Trả lời:
Do sự phát triển của sản xuất và trao đổi, dưới tác động của phân công lao động xã hội, những chủ thể trung gian xuất hiện trên thị trường thực hiện kết nối các quan hệ mua và bán.
Nhờ có các chủ thể trung gian mà nền kinh tế trở nên sống động, linh hoạt hơn. Chủ thể trung gian góp phần làm cho sản xuất và tiêu dùng trở nên tương thích với nhau, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng phát triển.
Câu 3: Em hiểu thế nào về chủ thể tiêu dùng?
Trả lời:
Người tiêu dùng ra quyết định chi tiêu dựa trên số tiền mình có, lựa chọn sản phẩm và phương thức mua hàng phù hợp với nhu cầu của cá nhân. Sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Vì vậy, ngoài việc thoả mãn nhu cầu của mình, người tiêu dùng cần có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
3. Vận dụng (1 câu)
Câu 1: Để thực hiện tiêu dùng an toàn, người tiêu dùng, người sản xuất và chủ thể trung gian có vai trò như thế nào?
Trả lời:
Đối với người tiêu dùng | Đối với người sản xuất | Đối với chủ thể trung gian | |
Vai trò | lựa chọ tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người. | Quan tâm đến chất lượng, số lượng và cách thức sản xuất hàng hóa để đạt được hiệu quả tốt nhất cho chính bản thân, người tiêu dùng và toàn xã hội. Có trách nhiệm với sức khỏe của người tiêu dùng, sản xuất và cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại đến sức khỏe, an toàn, thuận lợi, với chất lượng cao và giá cả phù hợp. | Cung cấp thông tin chính xác, bảo đảm thông tin xác thực về hàng hóa, dịch vụ cho bên mua và thị hiếu tiêu dùng cho bên bán để tạo nên một nên kinh tế linh hoạt và hiệu quả hơn, nơi mà hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp được lưu hành trên thị trường. |
4. Vận dụng cao (3 câu)
Câu 1: Để tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế được tự chủ, tổ chức các hoạt động kinh tế thuận lợi, nhà nước đã có những hành động gì?
Trả lời:
Nhà nước ban hành luật, tạo ra khung pháp lí để các chủ thể kinh tế tự do sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà nước thường xuyên tổ chức các hội nghị để giải quyết những khó khăn, vướng mắc, giúp các chủ thể kinh tế phát triển thuận lợi.
Câu 2: Trước những khó khăn của nền kinh tế do tác động của đại dịch COVID – 19, nhà nước đã có những chủ trương gì?
Trả lời:
Trước những khó khăn của nền kinh tế, Nhà nước đã nhanh chóng ban hành những cơ chế, chính sách như giãn nợ, miễn giảm thuế; giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản.
Câu 3: Nhà nước đã làm gì để giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa?
Trả lời:
Nhà nước đã triển khai các chương trình xoá đói giảm nghèo đến các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo, tạo chuyển biến tích cực về sản xuất, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân ở những nơi khó khăn.
=> Giáo án kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế