Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều Bài 8: Cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại
Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8. Cách mạng công nghiệp thời kỳ cận đại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 cánh diều.
Xem: => Giáo án lịch sử 10 cánh diều (bản word)
BÀI 11: các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại (16 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (8 CÂU)
Câu 1/Bài 8: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần 1 ra đời xuất phát từ nguyên nhân nền kinh tế đơn giản, quy mô nhỏ lẻ vào những năm 1750 - 1760. Thời điểm này, nền kinh tế chủ yếu dựa trên lao động chân tay, điều này dẫn đến tốn kém nguồn nhân lực và kìm hãm sự phát triển kinh tế.
=> Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp ra đời nhằm thay đổi từ một nền kinh tế công nghiệp và thủ công nghiệp sang nền kinh tế do công nghiệp và chế tạo máy thống trị.
- Sự ra đời và cải tiến của máy móc thay thế cho sức lao động của con người đã khiến năng suất tăng lên.
Câu 2/Bài 8: Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
Những thành tựu cơ bản của Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra chiếc máy kéo sợi Gien-ni.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai cho ra đời máy dệt vải chạy bằng sức nước, làm tăng năng suất dệt lên tới 40 lần so với dệt tay.
- Năm 1782, Giêm Oát chế tạo thành công máy hơi nước, góp phần tăng tốc độ sản xuất và năng suất lao động.
- Năm 1885, H. Bét-xơ-me phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép.
- Năm 1814, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước ra đời góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát triển.
- Đến thế kỉ XIX, hệ thống đường sắt ở Tây Âu và Bắc Mĩ phát triển mạnh.
- Năm 1807, R. Phơn-tơn chế ra tàu thủy chạy bằng hơi nước.
Câu 3/Bài 8: Trình bày những hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
Trả lời:
Về kinh tế:
- Nâng cao năng suất lao động, khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
- Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
- Thúc đẩy sự chuyển biến của các ngành kinh tế khác.
+ Nông nghiệp: Phương thức chuyên canh hoặc thâm canh. Cơ giới hóa nông nghiệp.
Về xã hội:
- Hình thành 2 giai cấp mới là:
+ Tư sản công nghiệp: nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.
+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực.
Câu 4/Bài 8: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
+ Nước Anh đã đạt được những thành tựu quan trọng trong Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá đất nước.
+ Đầu thế kỉ XIX, nhiều nước tư bản ở châu Âu và Bắc Mỹ tuy vẫn còn là nước nông nghiệp nhưng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.
+ Các ngành khoa học Vật lí, Hoá học, Sinh học,... đã đạt được nhiều thành tựu, như: Thuyết vạn vật hấp dẫn (Niutơn), Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng (Lô-mô-nô-xốp), Thuyết tiến hoá (Đác-uyn),...
Câu 5/Bài 8: Trình bày về những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
- Cách mạng công nghiệp lần thứ hai được khởi đầu bằng các phát minh về điện:
+ Năm 1832, H. Pi-xi đã phát minh ra máy phát điện dựa trên nguyên lý hoạt động của máy phát điện của Pha-ra-đây.
+ Năm 1876, A-lếch-xan-đơ G. Ben đã phát minh ra điện thoại đầu tiên.
+ Các phát minh về động cơ dòng điện một chiều và xoay chiều đã mở ra quá trình điện khí hóa sản xuất.
- Dầu mỏ được phát hiện góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp dầu khí:
+ Năm 1885, Đức đã phát triển ô-tô sử dụng dầu mỏ làm nhiên liệu.
+ Năm 1889, Giô-dép Đây phát minh ra động cơ đốt trong.
+ Sự phát minh ra ô-tô và máy bay đã tạo nên cuộc cách mạng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Câu 6/Bài 8: Trình bày về hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai.
Trả lời:
- Đô thị hóa tăng nhanh. Dân số chuyển đến những ngôi nhà được xây dựng vội vã ở các thành phố để gần các nhà máy hơn.
- Các gia đình tách biệt khi nơi làm việc chuyển từ nhà đến các nhà máy.
- Công việc mất chất lượng theo thời vụ, vì công nhân được yêu cầu tuân theo một lịch trình hàng ngày.
- Tốc độ làm việc do máy móc điều khiển, tăng lên đáng kể.
- Sức khỏe tổng thể của lực lượng lao động giảm sút do điều kiện khắc nghiệt và không lành mạnh của các nhà máy.
- Mức độ sẵn có của công việc trở nên không thể đoán trước khi nó tăng lên và giảm xuống theo nhu cầu hàng hóa.
- Dần dần, những phụ nữ lần đầu tiên bị thu hút đến các thành phố để làm việc trong các nhà máy đã mất việc làm trong lĩnh vực sản xuất do máy móc làm giảm nhu cầu lao động. Vì vậy, bị cắt đứt khỏi gia đình, nhiều người không có lựa chọn nào khác ngoài mại dâm.
- Các nghệ nhân và thợ thủ công bị mất kế sinh nhai. Vì vậy, không thể cạnh tranh với giá thành thấp hơn của hàng hóa sản xuất hàng loạt.
Câu 7/Bài 8: Trình bày những thành tựu của cách mạng công nghiệp ở Anh.
Trả lời:
+ Năm 1764, Giểm Ha-gri-vo sáng chế ra máy kéo sợi Glen-ni.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ Năm 1779, Crom-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tảng 40 lần.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.
- Lĩnh vực luyện kim:
+ Năm 1735, phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
+ Năm 1784, lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
- Lĩnh vực giao thông vận tải: Năm 1814, Xta-phen-xơn chế tạo thành công dầu máy xe lửa.
Câu 8/Bài 8: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra trên cơ sở cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và cuộc cách mạng tư sản các nước Âu - Mỹ như thế nào?
Trả lời:
* Cơ sở của cách mạng công nghiệp lần thứ hai:
- Trên cơ sở thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất:
+ Chế tạo và ứng dụng máy chạy bằng hơi nước.
+ Phát minh ra động cơ đốt trong thúc đẩy ngành cơ khí phát triển.
+ Ngành giao thông vận tải cũng có những bước tiến lớn.
- Các nước Âu – Mỹ hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản:
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản. Cách mạng tư sản Pháp đã mở ra thời đại mới - thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến thời bấy giờ.
+ Cuộc đấu tranh thống nhất nước Đức cuối thế kỉ XIX đã tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển ở Đức.
+ Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a cuối thế kỉ XIX đã lật đổ sự thống trị của đế quốc Áo và các thế lực phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Nội chiến ở Mỹ nửa cuối thế kỉ XIX dã xóa bỏ chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ tư bản phát triển. Nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng sau nội chiến.
2. THÔNG HIỂU ( 5 CÂU)
Câu 9/Bài 8: Tại sao cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên?
Trả lời:
- Cuộc cách mạng này được coi là xảy ra ở Anh đầu tiên vì:
Việc sản xuất lương thực ngày càng gia tăng cho phép dân số vương quốc Anh cũng tăng lên nhanh chóng, đã giúp cung cấp công nhân lượng lớn cho các nhà máy và hầm mỏ, rất quan trọng đối với Cách mạng Công nghiệp. Đồng thời, dân số lớn hơn đã tạo ra một thị trường để cung cấp bày bán hàng hóa, giúp chủ sở hữu của các nhà máy kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng hóa.
Vương quốc Anh không chỉ có nguồn cung cấp tài nguyên lớn và đa dạng cho thế giới mà còn có thể dễ dàng được tìm thấy và thuận lợi khai thác được (than đá tương đối gần bề mặt tiếp cận).
Vị trí địa lý thuận lợi cho vận chuyển và buôn bán.
Chính trị ổn định bền vững, chính phủ vương quốc Anh cũng cởi mở hòa đồng với những ý tưởng của chủ nghĩa tư bản.
=>Tất cả đều kết hợp hoàn hảo để cho phép vương quốc Anh có những điều kiện cần thiết thuận lợi khiến công nghiệp hóa phát triển mạnh mẽ.
Câu 9 /Bài 8: Vì sao trong các thế kỉ sau, nước Anh bị tụt hậu về công nghiệp?
Trả lời:
Tại vì:
- Công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dẫn dẫn trở nên lạc hậu.
- Giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.
Câu 11 /Bài 8: Vì sao đến cách mạng công nghiệp lần thứ hai, Đức thay thế Anh trở thành quốc gia dẫn đầu châu Âu.
Trả lời:
* Tại vì:
- Đức tiến hành công nghiệp hoá sau Anh, nên đúc rút những kinh nghiệm của nước Anh, tiết kiệm rất nhiều thời gian, tiền của và công sức. Cùng nhờ đi sau, Đức sử dụng những công nghệ mới nhất, trong khi đó, người Anh vẫn sử dụng những công nghệ đắt đỏ và lạc hậu.
- Trong lĩnh vực nghiên cứu và khoa học, người Đức đầu tư lớn hơn Anh
- Hệ thống liên minh độc quyền ở Đức tập trung ở mức độ rất cao cho phép sử dụng hiệu quả nguồn tư bản linh động.
- Ngoài ra, sau cuộc Chiến tranh Pháp - Phổ (1870 – 1871), Đức là nước thắng trận, đã nhận được khoản bởi thường của Pháp, từ do có nguồn vốn đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng.
Câu 12/Bài 8: Lập bảng thống kê về đặc trưng cơ bản của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất và lần thứ hai?
Trả lời:
Đặc trưng | Nội dung |
1. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất | - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu ở Anh, sau đó là các nước Pháp, Đức, Mỹ,... diễn ra vào khoảng giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế ki XIX. - Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng này là cơ khí máy móc (chạy bằng hơi nước và sức nước) ra đời và cải tiến, thay thế sức lao động thủ công của con người, qua đó dẫn đến tăng năng suất lao động. |
2. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai | Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX được tiến hành ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức,. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là một cuộc cách mạng vẻ khoa học và kỹ thuật. Chuyển sang sản xuất trên cơ sở diện cơ khí và giai đoạn tự động hoá cục bộ. - Cuộc cách mạng này sử dụng năng lượng điện và sản xuất ra dây chuyển | sản xuất hàng loạt với quy mô lớn. - Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được đánh dấu bằng những | thành tựu to lớn: ô tô, máy bay, đèn sợi đốt, diện thoại, tua bin hơi,... Ngoài ra, còn có sự phát triển của ngành vận tải, sản xuất thép, diện, hóa học và đặc biệt là sản xuất và tiêu dùng. |
Câu 13 /Bài 8: Tại sao động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
Trả lời:
- Động cơ hơi nước được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất vì:
Trước đây, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới hết sức thô sơ và đơn giản. Hầu hết công việc đều dựa vào nguồn lao động chân tay, dựa trên sức nước, sức gỗ, sức gió ... với quy mô rất nhỏ. Vì thế, năng suất lao động không những ở mức thấp mà còn tốn nhiều nhân lực.
Động cơ hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.
Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.
Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu
Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.
=> Động cơ hơi nước lại được chọn làm dấu mốc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.
3. VẬN DỤNG ( 3 CÂU)
Câu 14 /Bài 8: Cuộc cách mạng công nghiệp lớn thứ hai diễn ra trên cơ sở chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền và lực lượng sản xuất ở các nước tư bản đạt đến trình độ như thế nào?
Trả lời:
Nga mở ra khả năng ứng dụng nguồn năng lượng mới.
+ Phát hiện về phóng xạ của Hàng-ra Béc-cơ-ren (Pháp), Ma-ri Quy-ri đã đặt nền tảng cho việc tìm kiếm nguồn năng lượng hạt nhân.
+ Rơ-dơ-pho (Anh) có bước tiến vi đạt trong việc tìm hiểu cấu trúc vật chất.
+ Phát minh của Rơn-ghen (Đức) vẻ ta X vào năm 1895 có ứng dụng quan trọng trong y học.
- Trong lĩnh vực hoá học:
Định luật tuần hoàn của Men-de-le-ép (Nga), đặt cơ sở cho sự phân hạng các nguyên tố hoá học.
- Trong lĩnh vực sinh học:
+ Học thuyết Đác-uyn (Anh) đẻ cập đến sự tiến hoá và di truyền...
+ Phát minh của nhà bác học Lu-1 Pa-xtơ (Pháp) giúp phát hiện vi trùng và chế tạo thành công vắc xin chống bệnh cho đại.
+ Páp-lốp (Nga) nghiên cứu hoạt động của hệ thần kinh cao cấp của động vật và người.
- Trong lĩnh vực kĩ thuật:
* Kĩ thuật luyện kim được cải tiến, với việc sử dụng lò Bét-xme và lò Mác-tanh, tuốc bin phát điện được sử dụng để cung cấp điện năng...
+ Dầu hoả dược khai thác để tháp sáng và cung cấp nguồn nhiên liệu mới cho giao thông vận tải. Công nghiệp hoá học ra đời.
+ Phát minh ra điện tín. Cuối thế kỉ XIX, 6 tổ được đưa vào sử dụng nhờ phát minh về động cơ dốt trong. Tháng 12 - 1903, anh em người Mĩ đã chế tạo máy bay đầu tiên.
* Tác dụng: Đà làm thay đổi cơ bản nền sản xuất và cơ cấu kinh tế tư bản chủ nghĩa, đánh dấu bước tiến mới của chủ nghĩa tư bản ở giai đoạn này.
Câu 15 /Bài 8: Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ý nghĩa nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: động cơ hơi nước. Vì:
+ Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải: xây dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông, nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.
+ Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải (ví dụ: đầu máu xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước…)
Câu 16 /Bài 8: Thành tựu nào của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai ý nghĩa nhất? Vì sao?
Trả lời:
- Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, thành tựu có vai trò quan trọng nhất là: điện năng và các loại động cơ điện. Vì:
+ Điện năng là một nguồng năng lượng mới được phát minh ra và có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Cho tới hiện nay (đầu thế kỉ XXI), điện vẫn là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của con người.
+ Với việc phát minh ra điện và các động cơ điện, nền sản xuất của con người đã có sự chuyển biến từ cơ giới hóa sang điện khí hóa.
4. VẬN DỤNG ( 1 CÂU)
Câu 17/Bài 8: Hãy làm sáng tỏ nhận định của Cờ-lau Xva-bơ: “Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.”
Trả lời:
* Nhận định của Cờ-lau Xva-bơ là chính xác.
* Chứng minh:
- Trước khi cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra, con người chủ yếu lao động dựa vào sức mạnh của cơ bắp (lao động thủ công); hoặc sử dụng một số loại máy móc chạy bằng năng lượng gió (cối xay gió…) và nước. Tuy vậy, do còn nhiều hạn chế, nên năng suất lao động của con người chưa cao; khối lượng sản phẩm sản xuất ra chưa nhiều và các loại nặng lượng gió, nước ở thời điểm này vẫn chưa thể tạo ra sự chuyển biến căn bản trong đời sống sản xuất.
- Cuối thế kỉ XVIII, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… sau đó, máy hơi nước nhanh chóng được ứng dụng trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau, như: sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… Lúc này, các loại máy móc đã thay thế sức lao động chân tay của con người, giúp nền sản xuất có sự chuyển biến mạnh mẽ từ: sản xuất thủ công sang cơ khí hóa
- Từ nửa sau thế kỉ XIX, phát minh của các nhà khoa học như: Ghê-oóc Xi-môn Ôm, Mai-cơn Pha-ra-đây, Giêm Pre-xcốt Giun, E.K.Len… đã mở ra khả năng ứng dụng một nguồn năng lượng mới – đó là năng lượng điện. Rất nhanh sau đó, điện năng đã được ứng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đưa nền của con người từ cơ giới hóa chuyển sang điện khí hóa.