Bài tập file word sinh học 10 cánh diều Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân

Bộ câu hỏi tự luận sinh học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Chu kỳ tế bào và nguyên phân. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học sinh học 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án sinh học 10 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO

BÀI 13 - CHU KỲ TẾ BÀO VÀ NGUYÊN PHÂN

I. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm của chu kì tế bào và diễn biến của chu kì tế bào.

Trả lời:

 - Chu kì tế bào là một vòng tuần hoàn các hoạt động sống xảy ra trong một tế bào từ khi tế bào được hình thành đến khi tế bào phân chia thành tế bào mới.

 - Diễn biến: Chu kì tế bào chia làm 2 giai đoạn là kì trung gian và quá trình phân bào. Trong đó:

 + Kì trung gian gồm 3 pha: pha G1, pha S, pha G2.

 + Quá trình phân bào (pha M) gồm: phân chia nhân và phân chia tế bào chất.

Câu 2: Nhờ đâu mà chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ?

Trả lời:

Chu kì tế bào được điều khiển rất chặt chẽ nhờ các điểm kiểm soát, đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể:

 - Điểm kiểm soát G1 được xác định bởi các yếu tố và tín hiệu bên ngoài. Sai sót DNA và các yếu tố cần thiết khác được đánh giá tại điểm kiểm soát G1; nếu điều kiện không đầy đủ, tế bào sẽ không tiếp tục đến pha S của chu kì tế bào.

 - Điểm kiểm soát G2 đảm bảo tất cả các nhiễm sắc thể đã được sao chép và DNA được sao chép không bị hư hỏng trước khi tế bào bước vào quá trình nguyên phân (pha M).

 - Điểm kiểm soát M xác định xem tất cả các chromatid chị em có được gắn chính xác vào các vi ống hình thoi hay không trước khi tế bào bước vào kì sau của nguyên phân.

Câu 3: Nêu khái niệm và diễn biến về sinh sản của tế bào.

Trả lời:

 - Sinh sản của tế bào là quá trình các tế bào mới được tạo ra từ tế bào ban đầu, làm tăng số lượng tế bào qua phân bào và thay thế các tế bào chết.

 - Diễn biến:

 + Trước khi sinh sản, tế bào trải qua kì trung gian. Trong đó, có sự phân đôi của nhiễm sắc thể tạo thành nhiễm sắc thể kép.

 + Sinh sản của tế bào theo cơ chế nguyên phân bao gồm: phân chia nhân (nguyên phân) và phân chia tế bào chất.

 

Câu 4: Kết quả của quá trình nguyên phân là gì? Nêu ý nghĩa của nguyên phân.

Trả lời:

 - Kết quả: Kết thúc quá trình phân chia, từ một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n tạo ra hai tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể 2n.

 - Ý nghĩa:

 + Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển.

 + Giúp tạo ra các tế bào mới để tái sinh những tế bào, mô, cơ quan bị tổn thương.

 + Là cơ sở của các phương thức sinh sản ở sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào sinh sản vô tính.

 

Câu 5: Chu kì tế bào mất kiểm soát gây ra vấn đề gì? Có mấy loại khối u?

Trả lời:

 - Khi chu kì tế bào bị mất kiểm soát sẽ dẫn đến rối loạn phân bào, các tế bào phân chia liên tục có thể tạo ra khối u.

 - Phân loại khối u: Khối u có hai loại là u lành tính và u ác tính (ung thư).

 + Ở khối u lành tính, tế bào không lan rộng đến vị trí khác.

 + Ở khối u ác tính, tế bào ung thư có khả năng lây lan (di căn) sang các mô lân cận và các cơ quan xa.

II. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Phân biệt tế bào ung thư và tế bào bình thường.

Trả lời:

 - Tế bào bình thường có chu kì tế bào được kiểm soát một cách chặt chẽ, tế bào phân chia bình thường.

 - Tế bào ung thư có chu kì tế bào bị mất kiểm soát, các tế bào phân chia liên tục tạo khối u.

Câu 2: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ như thế nào?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa các giai đoạn của chu kì tế bào: Các giai đoạn của chu kì tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và việc chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác được hệ thống kiểm soát chu kì tế bào điều khiển một cách nghiêm ngặt, đảm bảo cho chu kì tế bào diễn ra bình thường.

Câu 3: Trong giai đoạn nào của chu kì tế bào thì một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau?

Trả lời:

Giai đoạn của chu kì tế bào mà một nhiễm sắc thể gồm có hai chromatid giống hệt nhau là từ pha S đến kì giữa của pha M (pha S, pha G2, kì đầu, kì giữa).

 

Câu 4: Nếu tế bào không vượt qua điểm kiểm soát G1 thì điều gì sẽ xảy ra?

Trả lời:

Nếu tế bào không vượt qua được điểm kiểm soát G1, tế bào ra khỏi chu kì và bước vào trạng thái không phân chia gọi là G0. Nếu tế bào ở G0 duy trì khả năng phân chia thì khi xuất hiện nhu cầu sẽ đi vào pha G1.

 

Câu 5: Vì sao nguyên phân tạo ra hai tế bào giống hệt nhau và giống hệt mẹ?

Trả lời:

 - Ở pha S của kì trung gian, ADN và nhiễm sắc thể nhân đôi hình thành NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử (crômatit).

 - Kì sau của quá trình nguyên phân, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào.

→ Như vậy, từ một tế bào mẹ ban đầu có bộ NST lưỡng bội (2n) tạo ra 2 tế bào con có bộ NST (2n) giống y hệt tế bào mẹ.

III. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nêu tình trạng ung thư ở Việt Nam hiện nay.

Trả lời:

Tình trạng ung thư ở Việt Nam:

 - Những loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến vú,…

 - Tỉ lệ mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng.

Câu 2: Ung thư do nguyên nhân nào gây ra?

Trả lời:

Nguyên nhân gây ra ung thư: Sống trong môi trường ô nhiễm, sử dụng thực phẩm không an toàn, lối sống không lành mạnh,… và các yếu tố di truyền, độ tuổi có thể dẫn đến bệnh ung thư.

Câu 3: Nêu một số biện pháp phòng tránh ung thư.

Trả lời:

 - Không hút thuốc lá, thuốc lào; không sử dụng rượu bia, chất kích thích,…

 - Có chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp: ăn nhiều rau, quả; hạn chế sử dụng chất béo, thịt đỏ, thức ăn chứa nhiều muối; tránh lạm dụng đồ uống có đường; không ăn thực phẩm mốc hay ôi thiu; thực phẩm nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, chất kích thích tăng trọng;…

 - Xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lí; giữ tinh thần thoải mái, tích cực.

 - Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn.

 - Thực hiện tiêm chủng: viêm gan B, HPV,…

 - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cộng đồng hiểu nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh ung thư.

 - Giữ cho môi trường sống trong lành; phát triển nông nghiệp sạch nhằm tạo nguồn lương thực, thực phẩm an toàn.

 - Duy trì thói quen khám sức khỏe định kì: Khi có bất kì dấu hiệu nghi ngờ ung thư cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, phát hiện sớm hoặc loại trừ bệnh ung thư.

Câu 4: Nêu một số khối u lành tính và khối u ác tính mà em biết.

Trả lời:

 - Khối u lành tính: khối u vú lành tính, áp xe vú, u nang lành tính, hoại tử mỡ, u nang sữa, khối máu tụ,....

 - Khối u ác tính: ung thư biểu mô, sarcoma, khối u tế bào mầm, blastom.

IV. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tại sao ung thư không thể chữa khỏi hoàn toàn nhờ phương pháp xạ trị?

Trả lời:

 - Khả năng tồn tại của tế bào ung thư ẩn: Một số tế bào ung thư có thể ẩn trong cơ thể sau liệu trình điều trị, không thể phát hiện được bằng các xét nghiệm thường xuyên. Những tế bào này có thể tái phát sau khi điều trị đã kết thúc.

 - Tế bào ung thư kháng phản ứng: Một số tế bào ung thư có khả năng phát triển kháng thuốc hoặc kháng xạ trị sau một thời gian sử dụng các phương pháp này, làm cho chúng trở nên khó tiêu diệt hơn và có thể dẫn đến tái phát.

 - Tế bào ung thư di căn: Các tế bào ung thư có thể đã di căn và lây lan đến các vùng khác trong cơ thể, nơi mà các phương pháp điều trị không thể tiếp cận hoặc không thể loại bỏ toàn bộ.

 - Đa dạng của tế bào ung thư: Ung thư là một tập hợp rất đa dạng các loại bệnh, và mỗi loại ung thư có tính chất riêng biệt. Một số loại ung thư có tế bào dễ tiếp cận và tấn công bằng các phương pháp điều trị, trong khi các loại khác có khả năng phát triển nhanh hơn và khó điều trị hơn.

 - Tế bào ung thư dự phòng: Một số tế bào ung thư có khả năng tự đào thải các thuốc điều trị hoặc chuyển đổi sang một hình thức khó tiếp cận hơn.

Câu 2: Khối u lành tính có thể phát triển thành khối u ác tính không? Nếu có thì trong trường hợp nào?

Trả lời:

 - Khối u lành tính cũng không có gì đáng ngại trừ khi nó bám vào các mô lân cận, dây thần kinh hoặc mạch máu và gây tổn thương.

 - Những khối u lành tính không phải ung thư, không xâm lấn hoặc lan tỏa đến các tổ chức mô xung quanh. Bề mặt của u lành trơn láng, có ranh giới bướu rõ ràng, trong khi u ác tính thường di căn, xâm lấn và chèn ép qua tạng và cấu trúc xung quanh, gây triệu chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng.

 - Tuy nhiên, người bị u lành tính vẫn cần theo dõi thường xuyên vì một số trường hợp có thể ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc chuyển hóa thành ác tính. Ví dụ, các khối u lành tính như u xơ tử cung gây rong kinh, rong huyết; u xơ tuyến vú gây đau hoặc mất thẩm mỹ; u nang buồng trứng kích thước lớn gây chèn ép. Đặc biệt các tổn thương polyp ống tiêu hóa như polyp dạ dày, đại tràng là các u lành tính, nhưng các polyp này trong tương lai có khả năng biến đổi ác tính hóa (polyp ung thư hóa).

 

=> Giáo án sinh học 10 cánh diều bài 13: Chu kì tế bào và nguyên phân

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay