Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 2: Văn bản Cảm xúc mùa thu

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Văn bản Cảm xúc mùa thu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

TL. CẢM XÚC MÙA THU

NHẬN BIẾT

Câu 1: Tìm hiểu về tác giả Đỗ Phủ ?

Trả lời:

- Đỗ Phủ (712 -770) - Đỗ Phủ (712 -770)

- Quê quán: Hà Nam, Trung Quốc  - Quê quán: Hà Nam, Trung Quốc 

- Phong cách nghệ thuật: da diết, trầm ngâm, nghẹn ngào thể hiện sự đồng cảm với nhân dân lầm than khốn khổ và tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thiết tha. - Phong cách nghệ thuật: da diết, trầm ngâm, nghẹn ngào thể hiện sự đồng cảm với nhân dân lầm than khốn khổ và tình yêu quê hương đất nước sâu đậm, thiết tha.

- Tác phẩm chính: Chùm thơ Thu hứng (bao gồm 8 bài thơ), Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Nguyệt dạ, Xuân vọng, Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài. - Tác phẩm chính: Chùm thơ Thu hứng (bao gồm 8 bài thơ), Mao ốc vị thu phong sở phá ca, Nguyệt dạ, Xuân vọng, Phong tật chu trung phục chẩm thư hoài.

Câu 2: Thể loại của tác phẩm là gì ?

Trả lời:

Thể loại: Thơ đường luật

Câu 3: Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ?

Trả lời:

Năm 766 khi nhà thơ đang cùng gia đình chạy loạn ở Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã sáng tác chùm thơ “Thu hứng” bao gồm 8 bài thơ. “Cảm xúc mùa thu” là bài thơ thứ 2 trong chùm thơ này.

Câu 4: Nêu bố cục của bài thơ ?

Trả lời:

- Hai câu đề: cảnh núi rừng mùa thu tiêu điều, hoang vắng - Hai câu đề: cảnh núi rừng mùa thu tiêu điều, hoang vắng

- Hai câu thực: bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng. - Hai câu thực: bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

- Hai câu luận: nỗi niềm của kẻ li hương - Hai câu luận: nỗi niềm của kẻ li hương

- Hai câu kết: cuộc sống tất bật thường nhật của những con người lao động  - Hai câu kết: cuộc sống tất bật thường nhật của những con người lao động 

Câu 5: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm ?

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm 

THÔNG HIỂU

Câu 6: Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?

Trả lời:

- Bài thơ là bức tranh mùa thu đìu hiu hiu hắt, tiêu điều hoang vắng. - Bài thơ là bức tranh mùa thu đìu hiu hiu hắt, tiêu điều hoang vắng.

- Qua khung cảnh đất nước, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm lo lắng cho đất nước đang trong cảnh loạn lạc. - Qua khung cảnh đất nước, thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm lo lắng cho đất nước đang trong cảnh loạn lạc.

- Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình. - Bộc lộ tâm trạng ngậm ngùi, xót xa cho thân phận của mình.

Câu 7: Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?

Trả lời:

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình - Bút pháp tả cảnh ngụ tình

- Hinh ảnh thơ thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng  - Hinh ảnh thơ thơ giàu tính ước lệ, tượng trưng 

- Ngôn ngữ thơ tinh luyện, trầm lắng, u buồn  - Ngôn ngữ thơ tinh luyện, trầm lắng, u buồn 

VẬN DỤNG

Câu 8: Bốn câu thơ đầu có nội dung chính là gì ?

Trả lời:

Cảnh thu: bức tranh thu rộng lớn vừa tiêu điều, hoang vắng, vừa dữ dội, hùng vĩ.

Câu 9: Phân tích hai câu đề của bài thơ ?

Trả lời:

- Những hình ảnh thân quen cổ điển về mùa thu ở Trung Quốc - Những hình ảnh thân quen cổ điển về mùa thu ở Trung Quốc

+ “ngọc lộ”: sương mù trắng xóa, dày đặc khắp đất trời + “ngọc lộ”: sương mù trắng xóa, dày đặc khắp đất trời

+ “phong thụ lâm” : rừng cây phong cổ thụ rụng lá, là hình ảnh thường dùng để miêu tả cảnh mùa thu + “phong thụ lâm” : rừng cây phong cổ thụ rụng lá, là hình ảnh thường dùng để miêu tả cảnh mùa thu

+ “Núi vu, kẽm vu”: Núi Vu Sơn và hẻm núi Vu Giáp là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc; vào mùa thu nơi đây khí trời thường âm u, mù mịt. + “Núi vu, kẽm vu”: Núi Vu Sơn và hẻm núi Vu Giáp là hai địa danh cụ thể ở Trung Quốc; vào mùa thu nơi đây khí trời thường âm u, mù mịt.

+ “Khí tiêu sâm”: không khí ảm đạm, hiu hắt, vắng lạng đến mịt mờ + “Khí tiêu sâm”: không khí ảm đạm, hiu hắt, vắng lạng đến mịt mờ

Câu 10: Em có cảm nhận chung gì về hai câu đề của bài thơ ?

Trả lời:

Qua hai câu đề miêu tả  về cảnh núi rừng mùa thu nhà thơ đã cho độc giả cảm nhận được sự tiêu điều, hoang vắng, bi thương lan tỏa khắp không gian khác hoàn toàn cảnh thu trong thơ ca truyền thống.

Câu 11: Phân tích hai câu thực của bài thơ ?

Trả lời:

- Hướng nhìn đối với bức tranh mùa thu của nhà thơ đã có sự di chuyển đa chiều: chiều cao, chiều xa, chiều sâu và bao quát theo chiều rộng: - Hướng nhìn đối với bức tranh mùa thu của nhà thơ đã có sự di chuyển đa chiều: chiều cao, chiều xa, chiều sâu và bao quát theo chiều rộng:

- Chiều cao: sóng – vọt lên tận lưng trời (thấp – cao), mây – sa sầm mặt đất (cao – thấp) => các hình ảnh đối lập  - Chiều cao: sóng – vọt lên tận lưng trời (thấp – cao), mây – sa sầm mặt đất (cao – thấp) => các hình ảnh đối lập 

- Chiều sâu: “giữa lòng sông”: độ sâu thăm thẳm  - Chiều sâu: “giữa lòng sông”: độ sâu thăm thẳm 

- Chiều rộng:  các hình ảnh như mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn, hùng vĩ. - Chiều rộng:  các hình ảnh như mặt đất, bầu trời, dòng sông đều cho ta hình dung về không gian rộng lớn, hùng vĩ.

- Chiều xa: hình ảnh cửa ải - Chiều xa: hình ảnh cửa ải

Câu 12: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ thực ?

Trả lời:

Bằng việc sử dụng các hình ảnh đối lập hai câu thực đã cho ta thấy cảnh thu chuyển động dữ dội tạo nên bức tranh thu vừa hùng vĩ vừa bi tráng.

Câu 13: Phân tích hai câu luận của bài thơ ?

Trả lời:

- Nỗi nhớ quê hương, nhớ mùa thu quê nhà - Nỗi nhớ quê hương, nhớ mùa thu quê nhà

+ “ khóm cúc tuôn lệ”: là hình ảnh hoa cúc là loài hoa biểu tượng cho niềm vui niềm hy vọng ấy vậy mà lại “tuôn lệ” làm cho ta cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng trong lòng nhà thơ đó là nỗi nhớ quê nhà. + “ khóm cúc tuôn lệ”: là hình ảnh hoa cúc là loài hoa biểu tượng cho niềm vui niềm hy vọng ấy vậy mà lại “tuôn lệ” làm cho ta cảm nhận được nỗi buồn sâu lắng trong lòng nhà thơ đó là nỗi nhớ quê nhà.

+ “lệ” phải chăng đó chính là dòng lệ của nhà thơ. + “lệ” phải chăng đó chính là dòng lệ của nhà thơ.

+ “cố chu” : hình ảnh con thuyền cô độc, lẻ loi, khi nhìn thấy con thuyền nỗi buồn lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. + “cố chu” : hình ảnh con thuyền cô độc, lẻ loi, khi nhìn thấy con thuyền nỗi buồn lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết.

+ “lưỡng khai” : nỗi buồn trải dài từ quá khứ đến hiện tại + “lưỡng khai” : nỗi buồn trải dài từ quá khứ đến hiện tại

+ “cố viên tâm” : nhất tâm hướng về quê hương + “cố viên tâm” : nhất tâm hướng về quê hương

=> Kết luận:  bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, hình ảnh ước lệ bộc lộ nỗi niềm của kẻ li hương, luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà.

Câu 14: Phân tích hai câu kết của bài thơ ?

Trả lời:

- “ rộn ràng… may áo rét” : không khí gấp gáp, khẩn trương chuẩn bị cho mùa đông sắp tới - “ rộn ràng… may áo rét” : không khí gấp gáp, khẩn trương chuẩn bị cho mùa đông sắp tới

- “ tiếng chày đạp vải” : âm thanh hối hả, nhộn nhịp - “ tiếng chày đạp vải” : âm thanh hối hả, nhộn nhịp

=> Kết luận: Cuộc sống tất bật thường nhật của những con người lao động để chuẩn bị thích ứng với thời tiết theo mùa lại càng diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, ngày được trở lại cố hương của tác giả. 

VẬN DỤNG CAO

Câu 15: Viết bài văn nêu cảm nhận của em về một đoạn thơ mà em ấn tượng bài thơ Cảm xúc mùa thu của nhà thơ Đỗ Phủ ?

Trả lời:

Mở đầu bài thơ là khung cảnh rừng phong hoang vu, lạnh lẽo, thậm chí điêu tàn và xơ xác. Ngàn núi đều nhuốm màu đau thương, lạnh lẽo, xơ xác đến tàn tạ, những từ láy gợi hình, biểu cảm như “hiu hắt, lác đác” một lần nữa nhấn mạnh vẻ đẹp hoang vu, mênh mông rợn ngợp nơi đây. Đỗ Phủ đã sử dụng thành công những thi liệu cổ điển, hình ảnh ước lệ, nhắc tới mùa thu là nhớ tới rừng phong, hạt móc sương sa. Cả rừng phong và sương đều là những dấu hiệu báo mùa thu ở Trung Quốc. Trước đây, trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã sử dụng thi liệu cổ ấy như một biểu tượng cho mùa thu, cho sự xa cách, cô đơn và hoang vu:

“Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

Sương trắng cũng tượng trưng cho mùa thu, cho sự lạnh lẽo. Sương móc sa dày đặc làm xơ xác cả rừng phong. Nét tiêu điều của cảnh vật hiện lên rất rõ qua cái nhìn đầy tâm trạng của nhà thơ, ảm đạm, lạnh lẽo. Bức tranh mùa thu tiếp tục được khắc họa với những nét đặc tả đầy ấn tượng:

“Lưng trời sóng gợn lòng sông thẳm
Mặt đất mây đùn cửa ải xa”

Không gian mênh mông, hoang vu lại được tô đậm bởi hình ảnh sóng gợn lưng trời. Cái cao rộng và sâu hun hút của lòng sông và bầu trời kết hợp tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, khó thở đến bức bách. Mây đùn cửa ải xa là một cách diễn đạt tinh tế của nhà thơ khi những đám mây đang xâm lấn và bao trùm vạn vật, càng gia tăng sự trống trải, cô đơn. Ở hai câu trên, tổng hòa của cảnh sắc đã nhuốm màu bi thương tàn tạ thì ở đây, cảnh sắc lại có phần vừa hoành tráng vừa dữ dội.

=> Giáo án tiết: Văn bản - cảm xúc mùa thu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay