Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều Bài 7: Thực hành tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Thực hành tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 10 cánh diều

Xem: => Giáo án ngữ văn 10 cánh diều (bản word)

TL.THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NHẬN BIẾT

Câu 1: Hãy liệt kê những biện pháp tu từ mà em đã được học ?

Trả lời:

Biện pháp tu từ từ vựngBiện pháp tu từ cú pháp

·       Biện pháp so sánh;

·       biện pháp ẩn dụ;

·       Biện pháp hoán dụ;

·       Biện pháp nhân hóa;

·       Biện pháp điệp ngữ;

·       Biện pháp nói giảm - nói tránh;

·       Biện pháp nói quá;

·       Biện pháp liệt kê;

·       Biện pháp chơi chữ.

·       Đảo ngữ;

·       Điệp cấu trúc;

·       Chêm xen;

·       Câu hỏi tu từ;

·       Phép đối.

Câu 2: Tác dụng chung của các biện pháp tu từ là gì ?

Trả lời:

Biện pháp tu từ có vai trò đặc biệt trong các văn bản nghệ thuật. Việc sử dụng biện pháp tu từ giúp hình ảnh, sự vật, sự việc được hình dung mộ cách rõ ràng, sinh động hơn. Mỗi loại biện pháp tu từ khác nhau sẽ mang đến những tác dụng khác nhau khi tác giả sử dụng. Ví dụ như biện pháp so sánh góp phần làm nổi bật sự vật, sự việc mà tác giả muốn biểu đạt, biện pháp nhân hóa giúp thể hiện suy nghĩ, tình cảm của con người một cách gần gũi, biện pháp nói giảm nói tránh góp phần diễn đạt một cách tế nhị hơn tránh khỏi cảm giác đau buồn, mất mát, nặng nề...

Khi sử dụng biện pháp tu từ thay thế cho việc sử dụng từ ngữ thông thường luôn là sự lựa chọn khi viết một tác phẩm văn học hay mong muốn thể hiện cảm xúc của mình một cách không trực tiếp. Đồng thời khi sử dụng các biện pháp tu từ một cách linh hoạt giúp cho tác giả tạo ấn tượng rõ nét cho tác phẩm và văn phong của mình

Trong tiếng việt việc sử dụng biện pháp tu từ rất đa dạng. Trong các tác phẩm văn học việc sử dụng nhiều biện pháp tu từ góp phần minh họa chi tiết , tăng sức tưởng tượng cho người đọc, góp phần thu hút người đọc chú ý đến tác phẩm và mở ra những liên tưởng mới mẻ. Trong một đoạn văn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng nhiều biện pháp tu từ, không có sự giới han, tao điều kiện to lớn cho tác giả thỏa sức sáng tạo, liên tưởng, tạo nên dấu ấn riêng của mình trong tác phẩm.

THÔNG HIỂU

Câu 3: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

  • a.“ Trẻ em như búp trên cành
  • b.“Công cha như núi Thái Sơn
    • a.   Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Trẻ em như búp trên cành” vì sự tương đồng giữa 2 hình ảnh này đều nói về sự non, trẻ.
    • b.    Biện pháp so sánh được sử dụng ở đây đã so sánh hình ảnh “Công cha” giống như núi Thái Sơn, còn “nghĩa mẹ” được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn đều có sự tương đồng là: sự lớn lao, nhiều.

Câu 5:  Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:

“Mẹ già như chuối ba hương

Như xôi nếp một, như đường mía lau.”

Trả lời:

Điệu đặc biệt ở đây có tới 3 Sự vật so sánh “chuối ba hương”, “xôi nếp một”, “đường mía lau”. Ý chỉ công lao, nghĩa tình của mẹ được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống.

Câu 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

a) Trong đoạn thơ trên sử dụng phép so sánh nào?

b) Phép so sánh ấy có gì độc đáo?

Trả lời:

a) Trong đoạn trên, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng, so sánh giữa “chú bé” với “chim chích”.

b) Phép so sánh đã nhấn mạnh vào sự hồn nhiên vui tươi của trẻ em.

Câu 7: Các em hãy nêu 5 ví dụ về so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng ?

Trả lời:

So sánh ngang bằngSo sánh không ngang bằng
 + Em xinh như hoa  + Bạn Long cao như cái sào  + Anh của tớ khỏe như voi  + Anh em như thể chân tay  + Thầy thuốc như mẹ hiền + Tuấn học giỏi hơn Nam  + Tớ cao hơn cậu  + Tuấn đá bóng giỏi hơn Nam  + Bút bi khó viết hơn bút chì  + Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Câu  8:  Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

  • a.“Trăng cứ tròn vành vạnh
  • b.“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Câu 9: Người xưa có câu:

 -Nói ngọt lọt đến xương.

 -Nói nặng quá.

Ẩn dụ ở đây thuộc kiểu nào?

Một số ví dụ tương tự?

Trả lời:

– Đây là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – lấy vị giác để chỉ thính giác.

– Một số ví dụ khác như:

+ giọng chua, giọng ấm,… + giọng chua, giọng ấm,…

+ Nói nhẹ, nói đau,… + Nói nhẹ, nói đau,…

+ màu nóng, màu lạnh,… + màu nóng, màu lạnh,…

Câu 10: Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

Trả lời:

Những từ “Kim cương”, “ngôi sao sáng” trong đoạn trích là ẩn dụ để biểu thị những cái quý giá trong nhân phẩm, tính cách con người.

VẬN DỤNG

Câu 11: nêu ra ý nghĩa của những phép ẩn dụ trong những câu thơ sau:

  • a. “Về thăm nhà Bác làng sen
  • b. “Mẹ tôi mái tóc bạc,
  • c.    “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”
    • a. Trong ví dụ trên, từ “thắp” chính là ẩn dụ hình thức để ám chỉ hình ảnh “nở hoa” (cụ thể là nói về hoa râm bụt nở hoa).
    • b. Thay vì nói trực tiếp tuổi của mẹ đã già, ở đây đã sử dụng ẩn dụ phẩm chất – lấy hình ảnh “mái tóc bạc” và hình ảnh “lưng đã còng”, giúp cho người đọc có thể ngầm hiểu được rằng người mẹ ấy đã có tuổi.
    • c. Câu trên có thể được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là “kẻ trồng cây” là ám chỉ người lao động, những người đã làm ra thành quả để thế hệ, người sau thừa hưởng hay sử dụng (ăn quả). Nghĩa thứ hai là muốn nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến công lao của họ, những người đã tạo ra những thành quả để chúng ta thừa hưởng và sử dụng ngày nay.
  • a.“Không có kính, rồi xe không có đèn,
  • b.“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
  • c.“Áo nâu liền với áo xanh
    • a.   Hình ảnh “trái tim” ở đây là phép hoán dụ, được tác giả Phạm Tiến Duật sử dụng để nói về những người lính, bộ đội lái xe trên đường Trường Sơn. Đây cũng là một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa cao đẹp, nói lòng yêu nước nồng nàn, lòng thủy chung son sắc và ý chí chiến đấu mãnh liệt, anh dũng của những chiến sĩ.
    • b.   Phép hoán dụ được sử dụng ở đây là hình ảnh “giếng nước gốc đa” sự nhớ thương và mong một ngày trở về của những người ở lại đối với những người lính ra biên cương chiến đấu, là những người mẹ nhớ con, người vợ nhớ chồng, người con nhớ bố.
    • c.   Phép hoán dụ:
  • a.“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
  • b.“Từ hồi về thành phố
    • a. Phép hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân” ở đây là nói tới Bác Hồ vĩ đại, Bác 79 tuổi và Bác đã dành trọn vẹn cuộc đời mình để chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc.
    • b. Phép hoán dụ: “Ánh điện, cửa gương”: cuộc sống đầy đủ, dư dả, tiên nghi ở thành phố.
  • a. Áo chàm đưa buổi phân li
  • b. Mồ hôi mà đổ xuống đồng
    • a.Biện pháp tu từ hoán dụ: áo chàm (y phục) – Vốn là tấm áo của người dân Việt Bắc với màu sắc mang vẻ mộc mạc, đem lại cảm giác chung thủy của tấm lòng người dân Việt Bắc.
    • b.Biện pháp tu từ hoán dụ: mồ hôi (đặc điểm) – để nêu cao sự chăm chỉ lao động của người dân. Chỉ có lao động mới có thể xây dựng được một Đất nước Việt Nam ấm no, thịnh vượng như ngày hôm nay.

=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 cánh diều tiết: Thực hành tiếng việt bài 7

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay