Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều Bài 13: Văn minh Champa, văn minh Phù Nam
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều Bài 13. Văn minh Champa, văn minh Phù Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: VĂN MINH CHAMPA, VĂN MINH PHÙ NAM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhà nước Phù Nam mang tính chất của:
- A. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông
- B. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Tây
- C. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Đông
- D. Nhà nước quân chủ lập hiến kiểu phương Tây
Câu 2: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?
- A. Phật giáo
- B. Hin-đu giáo
- C. Hồi giáo
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là gì?
- A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc
- B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
- C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
- A. Chữ Phạn.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Nôm.
Câu 5: Đâu không phải một thương cảng của Chăm-pa?
- A. Cù lao Chàm
- B. Vân Đồn
- C. Thị Nại
- D. Đại Chăm
Câu 6: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
- B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
- C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
- D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 7: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?
- A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
- B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
- C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 8: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?
- A. Lễ hội Ka-tê.
- B. Lễ hội Oóc Om Bóc.
- C. Lễ hội cơm mới
- D. Lễ hội Lồng tồng.
Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?
- A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
- B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
- C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
- D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công
Câu 10: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
- A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
- B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
- C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
- D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | B | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | B | A | B | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
- A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Công giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 2: Tầng lớp nào trong xã hội Phù Nam được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
- A. Vua, hoàng tộc
- B. Giới quý tộc và tu sĩ
- C. Giới thương nhân
- D. Nông dân, thợ thủ công.
Câu 3: Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp nhận chữ nào?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ Nôm
- C. Chữ Quốc ngữ
- D. Chữ Phạn
Câu 4: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
- A. Chữ Phạn.
- B. Chữ Hán.
- C. Chữ La-tinh.
- D. Chữ Nôm.
Câu 5: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là gì?
- A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc
- B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
- C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Văn minh Phù Nam được hình thành và phát triển chủ yếu ở khu vực nào?
- A. Đồng bằng châu thổ sông Hồng.
- B. Các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam.
- C. Khu vực Nam Bộ Việt Nam.
- D. Vùng duyên hải Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam.
Câu 7: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
- B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
- C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
- D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 8: Vùng đất của văn minh Phù Nam là:
- A. Chứa nhiều khoáng sản đá quý
- B. Có những tác động mạnh mẽ của thiên nhiên, làm cho vùng đất liên tục thay đổi
- C. Nơi giao thoa, gặp gỡ của nhiều tộc người.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 9: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
- A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
- B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
- C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
- D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.
Câu 10: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào nếu xét theo đơn vị hành chính ngày nay?
- A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.
- B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
- C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia
- D. Các tỉnh phía Nam
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành văn minh Chăm-pa?
Câu 2: Một trong những nét đặc sắc của người Chăm đó là chữ viết, vậy nó được bắt nguồn từ đâu và có được lưu giữ đến bây giờ không?
ĐỀ 2
Câu 1: Nêu mô hình tổ chức bộ máy nhà nước Chăm-pa cổ đại.
Câu 2: Văn hóa Champa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tầng lớp nào trong xã hội Phù Nam được trọng dụng, chi phối các quan hệ chính trị - xã hội và ngoại giao?
- A. Vua, hoàng tộc
- B. Giới quý tộc và tu sĩ
- C. Giới thương nhân
- D. Nông dân, thợ thủ công.
Câu 2: Người Phù Nam đã xây dựng hệ thống chữ viết riêng của mình trên cơ sở tiếp nhận chữ nào?
- A. Chữ Hán
- B. Chữ Nôm
- C. Chữ Quốc ngữ
- D. Chữ Phạn
Câu 3: Lễ hội truyền thống nào sau đây thuộc văn minh Chăm-pa?
- A. Lễ hội Ka-tê.
- B. Lễ hội Oóc Om Bóc.
- C. Lễ hội cơm mới
- D. Lễ hội Lồng tồng.
Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Phù Nam?
A. Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tổ chức nhà nước ngày càng được hoàn thiện.
B. Phù Nam là một trong những trung tâm buôn bán thương mại quan trọng bậc nhất ở thời kì thịnh vượng.
C. Một số nghề thủ công và nông nghiệp ở Phù Nam khá phát triển.
D. Cư dân Phù Nam có tín ngưỡng phồn thực (thờ Hải Long)
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến văn minh Chăm-pa.
Câu 2: Hãy so sánh sự giống nhau về cơ sở hình thành của văn minh Phù Nam với 2 nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và Chăm-pa.
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Câu nào sau đây đúng về điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?
- A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá
- B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.
- C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
- D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.
Câu 2: Loại hình tôn giáo nào đã xuất hiện trong đời sống tâm linh của cư dân Phù Nam?
- A. Hin-đu giáo và Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Công giáo.
- D. Nho giáo.
Câu 3: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?
- A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
- B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
- C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
- D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.
Câu 4: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của Vương quốc Phù Nam?
- A. Quốc gia cổ phát triển hùng mạnh ở Đông Nam Á.
- B. Quốc gia hình thành sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
- C. Quốc gia thương mại hướng biển ở Trung Bộ và Nam Bộ của Việt Nam.
- D. Quốc gia cổ được phát triển trên cơ sở văn hoá Sa Huỳnh.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước Phù Nam.
Câu 2: Nền văn hoá chămpa có những gì đặc sắc?