Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời Bài 19: Quá trình phân bào
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo Bài 19: Quá trình phân bào. Sinh học và sự phát triển bền vững. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 19: QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong cơ thể đa bào nhân thực, quá trình nguyên phân không diễn ra ở loại tế bào nào sau đây?
- A. Tế bào hợp tử.
- B. Tế bào sinh dưỡng.
- C. Tế bào sinh dục chín.
- D. Tế bào sinh dục sơ khai.
Câu 2: Quá trình nguyên phân gồm
- A. 3 kì.
- B. 4 kì.
- C. 5 kì.
- D. 6 kì.
Câu 3: Tại sao có thể quan sát hình dạng đặc trưng của nhiễm sắc thể rõ nhất ở kì giữa của quá trình nguyên phân?
- A. Vì lúc này nhiễm sắc thể dãn xoắn tối đa.
- B. Vì lúc này nhiễm sắc thể đóng xoắn tối đa.
- C. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã nhân đôi xong.
- D. Vì lúc này nhiễm sắc thể đã phân li xong.
Câu 4: Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc tử tách nhau ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào ở
- A. kì đầu.
- B. kì giữa.
- C. kì sau.
- D. kì cuối.
Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, NST tồn tại ở trạng thái kép ở những kì nào sau đây?
- A. kì đầu và kì giữa.
- B. kì giữa và kì sau.
- C. kì sau và kì cuối.
- D. kì đầu và kì cuối.
Câu 6: Sự khác nhau trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và thực vật là do
- A. tế bào động vật có kích thước nhỏ.
- B. tế bào động vật có nhiều lysosome.
- C. tế bào thực vật có thành cellulose.
- D. tế bào thực vật có không bào lớn.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất trong nguyên phân?
- A. Nhân và tế bào chất đều được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
- B. Nhân và tế bào chất đều không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
- C. Nhân được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
- D. Nhân không được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con, tế bào chất được phân chia đồng đều chính xác cho hai tế bào con.
Câu 8: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Tạothuận lợi cho sự phân li của nhiễm sắc thể.
- B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi của nhiễm sắc thể.
- C. Tạothuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
- D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 9: Hiện tượng các nhiễm sắc thể dãn xoắn trong nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Tạo thuận lợi cho sự phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể.
- B. Tạo thuận lợi cho sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
- C. Tạo thuận lợi cho sự tiếp hợp của nhiễm sắc thể.
- D. Tạo thuận lợi cho sự trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
Câu 10: Nguyên phân không có ý nghĩa nào sau đây?
- A. Giúp cơ thể đa bào lớn lên.
- B. Giúp thay thế các tế bào già, bị tổn thương; tái sinh bộ phận.
- C. Giúp gia tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.
- D. Giúp tạo ra sự đa dạng di truyền của các loài sinh sản hữu tính.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quá trình giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
- A. Tế bào sinh dưỡng.
- B. Tế bào sinh dục sơ khai.
- C. Tế bào sinh dục chín.
- D. Tế bào giao tử.
Câu 2: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:
(1) Giảm phân có 2 lần nhân đôi nhiễm sắc thể.
(2) Giảm phân có 2 lần phân chia nhiễm sắc thể.
(3) Giảm phân I là giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng nhiễm sắc thể ở các tế bào con.
(4) Giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa so với tế bào mẹ.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 3: Cho các phát biểu sau về quá trình giảm phân:
(1) Ở kì giữa I và kì giữa II, NST đều xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(2) Ở kì đầu II có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
(3) Nhiễm sắc thể kép tách nhau ra ở tâm động và di chuyển về 2 cực của tế bào diễn ra ở kì sau I.
(4) Sau khi kết thúc giảm phân I, nhiễm sắc thể nhân đôi trong kì trung gian trước khi bước vào giảm phân II.
Số phát biểu đúng là
- A. 0.
- B. 1.
- C. 2.
- D. 3.
Câu 4: Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là
- A. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn.
- B. các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
- C. có sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
- D. có sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 5: Trong giảm phân, các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
- A. kì giữa I và kì sau I.
- B. kì giữa II và kì sau II.
- C. kì giữa I và kì giữa II.
- D. kì đầu I và kì giữa II.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình giảm phân mà không có ở quá trình nguyên phân?
- A. Có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng.
- B. Có sự co xoắn và dãn xoắn của các nhiễm sắc thể.
- C. Có sự phân li của các nhiễm sắc thể về hai cực của tế bào.
- D. Có sự sắp xếp của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 7: Cho các vai trò sau:
(1) Tạo nên sự đa dạng di truyền cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.
(2) Kết hợp với thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trưng ở các loài sinh sản hữu tính.
(3) Giúp các cơ quan sinh trưởng và phát triển.
(4) Giúp cơ thể tăng kích thước và khối lượng.
Số vai trò của giảm phân là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 8: Cho các yếu tố sau:
(1) Sóng điện thoại di động.
(2) Chất dioxin.
(3) Chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm.
(4) Bất thường về cấu trúc nhiễm sắc thể.
Số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân tạo giao tử ở nam giới là
- A. 1.
- B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 9: Ở lúa nước 2n = 24, số nhiễm sắc thể có trong 1 tế bào ở cuối kì sau của nguyên phân là
- A. 72.
- B. 12.
- C. 24.
- D. 48.
Câu 10: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I. Số chromatid đếm được trong trường hợp này là
- A. 40.
- B. 80.
- C. 120.
- D. 160.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Những yếu tố chính nào ảnh hưởng đến quá trình giảm phân?
Câu 2 (6 điểm). Quá trình nguyên phân và giảm phân giống nhau ở điểm nào?
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Sau một lần nguyên phân và sau một lần giảm phân thì thu được bao nhiêu tế bào từ một tế bào ban đầu?
Câu 2 (6 điểm). Những rủi ro có thể gặp phải khi sinh con ở phụ nữ lớn tuổi?
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bộ nhiễm sắc thể của tinh tử là?
- A. 2n kép.
- B. 2n đơn.
- C. n kép.
- D. n đơn.
Câu 2: Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?
- A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần.
- B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần.
- C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục.
- D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất.
Câu 3: Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là
- A. Tương tự như quá trình nguyên phân.
- B. Thể hiện bản chất giảm phân.
- C. Số NST trong tế bào là n ở mỗi kì.
- D. Có xảy ra tiếp hợp NST.
Câu 4: Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là
- A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào.
- B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
- C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học.
- D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao người me càng lớn tuổi thì khi sinh con, tỉ lệ mắc những bệnh liên quan rối loạn nhiễm sắc thể càng cao?
Câu 2 (4 điểm). Nguyên phân được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2?
- A. Màng nhân xuất hiện.
- B. Thoi tơ vô sắc biến mất.
- C. NST ở dạng sợi đơn.
- D. Các NST ở dạng sợi kép.
Câu 2: Giảm phân khác nguyên phân ở điểm nào cơ bản nhất?
- A. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng; giảm phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dục xảy ra ở thời kì chín của tế bào này.
- B. Ở giảm phân, tế bào phân chia 2 lần liên tiếp nhưng nhiễm sắc thể tự nhân đôi có một lần; ở nguyên phân, mỗi lần tế bào phân chia là một lần nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
- C. Giảm phân có sự tiếp hợp và có thể trao đổi chéo giữa 2 crômatit trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng; nguyên phân không có.
- D. Ở kì sau của giảm phân I các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực của tế bào; ở kì sau của nguyên phân có sự phân li của các nhiễm sắc thể đơn về hai cực của tế bào.
Câu 3: Kết quả của giảm phân tạo ra
- A. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể 2n.
- B. Giao tử có bộ nhiễm sắc thể n.
- C. Tinh trùng có bộ nhiễm sắc thể n.
- D. Trứng có bộ nhiễm sắc thể n
Câu 4: Ở kì nào của giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể kép trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau về 2 cực tế bào?
- A. Kì đầu.
- B. Kì sau.
- C. Kì cuối.
- D. Kì giữa.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Lấy ví minh họa cho ý nghĩa của quá trình nguyên phân.
Câu 2 (4 điểm). Giảm phân được ứng dụng trong thực tiễn như thế nào?
=> Giáo án sinh học 10 chân trời bài 19: Quá trình phân bào (2 tiết)