Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối Bài 7: Văn bản dưới bóng lan

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 7: Văn bản dưới bóng lan. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

  • A. Người kể chuyện ngôi thứ ba
  • B. Thanh
  • C. Bà của Thanh
  • D. Nga

Câu 2: Bối cảnh cuộc đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu là gì?

  • A. Sau một thời gian xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
  • B. Thanh trở về sau hai năm đi lính ở chiến khu Việt Bắc với tình yêu thương và nỗi nhớ da diết dành cho bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
  • C. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền Tổ quốc.
  • D. Cuộc kháng chiến chống Nhật đang đi đến hồi kết và Thanh sắp trở thành một chỉ huy cấp cao.

Câu 3: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?

  • A. Chuyện Thanh cùng những chiến hữu của mình chiến đấu chống lại quân thù.
  • B. Chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • C. Chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau.
  • D. Cả B và C.

Câu 4: Dưới đây là những tình cảm được bộc lộ qua những lời đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu tác phẩm. Ý nào không đúng?

  • A. Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến.
  • B. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm cháu từng li từng tí.
  • C. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà, vì có lẽ không yên tâm nếu thấy bà một mình.
  • D. Cháu đối xử với bà với tư cách của một người lính với chỉ huy của mình.

Câu 5: Đâu không phải một cử chỉ của Thanh?

  • A. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ.
  • B. Thanh cũng ngồi ghé xuống.
  • C. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi mắt của Nga, hai má hồng.
  • D. Thanh biết rằng Ngã sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.

Câu 6: Câu nào trong văn bản thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của Thanh?

  • A. Hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười đưa lên.
  • B. Có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.
  • C. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Trình bày ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Dưới bóng Hoàng lan”?

Câu 2. (2 điểm) Trong lần trở về quê thăm bà này Thanh có tâm trạng ra sao?

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. cảnh tượng cho chữ
  • B. mùi hương thơm của mực
  • C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
  • D. lời khuyên của Huấn Cao

Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện

  • A. Viên quản nguc
  • B. Huấn Cao
  • C. Thầy Quản
  • D. Cả 3 ý trên

Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì

  • A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
  • B. Bản tính tốt do mài dũa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?

  • A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
  • B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
  • C. Cả 2 đều đúng
  • D. Cả 2 đều sai

Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương. 
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?

  • A. Thay chốn nơi ở
  • B. Thoát khỏi nghề coi ngục
  • C. Giữ thiên lương cho lành vững
  • D. Tất cả đều đúng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề

 

=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 2 - Dưới bóng hoàng lan

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay