Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối Bài 7: Thưc hành tiếng việt biện pháp chiêm xem, liệt kê
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 7: Thưc hành tiếng việt biện pháp chiêm xem, liệt kê. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP CHIÊM XEM, LIỆT KÊ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về biện pháp chêm xen?
- A. Chêm xen là cách bổ sung tính hình ảnh cho câu.
- B. Chêm xen là xen một trong bốn phép tu từ phổ biến nhất (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ) vào trong câu để xây dựng ý văn đa nghĩa.
- C. Chêm xen là xen một từ, một cụm từ vào câu nhằm giải thích, thêm ý cho câu hoặc hướng tới mục đích tu từ.
- D. Chêm xen là xen một mệnh đề vào một trong các thành phần chính của câu để giải thích ý nghĩa của từ làm thành phần chính.
Câu 2: Thành phần chêm xen có thể được đặt ở vị trí nào trong câu?
- A. Giữa câu
- B. Cuối câu
- C. Đầu câu
- D. Cả A và B.
Câu 3: Thành phần chêm xen có thể được đánh dấu bằng dấu câu nào?
- A. Dấu ngạch ngang
- B. Dấu ngoặc đơn
- C. Dấu phẩy
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Nhờ thành phần chêm xen, lời thơ, lời văn có thể trở nên như thế nào?
- A. Giàu ý nghĩa và có tính thẩm mỹ
- B. Giàu tính nhân văn và tinh thần dân tộc
- C. Đạt được những yêu cầu đặt ra của các thể thơ, thể văn
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Bên cạnh việc cung cấp thông tin, biện pháp liệt kê còn có tác dụng gì?
- A. Thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
- B. Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
- C. Thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
- D. Tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
Câu 6: Trong trường hợp nào liệt kê có đầy đủ tính chất của một biến pháp tu từ?
- A. Khi liệt kê được dùng để thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
- B. Khi liệt kê được dùng để thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
- C. Khi liệt kê được dùng để thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
- D. Khi liệt kê được dùng để tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Nêu tác dụng của biện pháp chêm xem
Câu 2. (2 điểm) Tìm và so sánh bộ phận chêm xen trong hai câu dưới đây (trích từ truyện ngắn Ngày cuối cùng của chiến tranh của Vũ Cao Phan). Các bộ phận ấy có tác dụng giống và khác nhau như thế nào?
- a. Lúc đó, buổi sáng của một ngày trước Ba mươi tháng Tư, năm người lính đứng bên chiếc cổng sắt xiêu vẹo, phía trong nhô cao một tháp xi măng lênh khênh.
- b. Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay - rất có thể là ngày hôm nay - các binh đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô.
Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về biện pháp liệt kê?
- A. Liệt kê là nêu một loạt các danh từ cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
- B. Liệt kê là nêu một loạt các động từ, tính từ hoặc phép so sánh, nhân hoá cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
- C. Liệt kê là nêu một chuỗi yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
- D. Tuỳ thuộc vào tình huống sử dụng thực tế, có thể là A hoặc B hoặc C.
Câu 2: Thành phần liệt kê ở cuối câu thường được đặt sau dấu câu nào?
- A. Dấu phẩy
- B. Dấu ba chấm
- C. Dấu hai chấm
- D. Dấu chấm phẩy
Câu 3: Bên cạnh việc cung cấp thông tin, biện pháp liệt kê còn có tác dụng gì?
- A. Thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
- B. Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
- C. Thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
- D. Tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.
Câu 4: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”
Trong câu văn trên, biện pháp liệt kê được sử dụng mấy lần?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 5: Cho câu văn miêu tả cỗ cúng tất niên (trích tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng): “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,… - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến – là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây,…”
Tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong câu văn trên là gì?
- A. Thể hiện được sự phong phú của các món ăn được những người con dâu nhà ông Bằng chế biến.
- B. Thể hiện được sự giàu có của gia đình ông Bằng.
- C. Tái hiện sự lãng phí của những người con dâu bất mãn với cách sống tằn tiện của ông Bằng.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Cho đoạn thơ:
“Ngày mười tám trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế,
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu
Ngày hăm lăm, Bá tước Lương Minh bại trận tử vong,
Ngày hăm tám, Thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vấn.”
Tác dụng của biện pháp liệt kê được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì?
- A. Trên lớp nghĩa bề mặt, phép liệt kê giúp người đọc nắm được thông tin cụ thể về ngày tháng bại trận của các tên tướng giặc.
- B. Trên lớp nghĩa bề sâu, phép liệt kê tạo ra một giọng điệu hào sảng, thể hiện khí thế dũng mãnh, oai hùng, chiến thắng dồn dập của nghĩa quân Lam Sơn.
- C. Hỗ trợ các phần trước và sau của bài thơ về hình ảnh, nghệ thuật, nội dung.
- D. Cả A và B.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Đọc câu văn sau và nhận biết biện pháp liệt kê trong câu.
“Con vẫn đinh ninh ghi khắc công ơn sinh thành dưỡng dục của gia tộc, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, con như thấy từ trong tâm linh, huyết mạch sự sinh sôi nẩy nở, phúc thọ an khang của cháu con đời đời nối tiếp trong cộng đồng dân tộc yêu thương.”
( Mùa lá rụng trong vườn – Ma Văn Kháng)
Câu 2: (2 điểm) Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu: “Em cùng con đã mất và vẫn hằng sống, hằng vui buồn, chia sẻ, đỡ nâng, dắt dìu tôi cùng các cháu, các con, các em,..
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Thực hành tiếng việt - Biện pháp chêm xen, biện pháp liệt kê