Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời Bài 8: sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời Bài 8: sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: SỰ ĐA DẠNG VÀ CÁC THỂ CƠ BẢN CỦA CHẤT. TÍNH CHẤT CỦA CHẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vật thể tự nhiên là

  • A. Vật thể không có các đặc trưng sống.
  • B. Vật thể có các đặc trưng sống.
  • C. Vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
  • D. Vật thể có sẵn trong tự nhiên.

Câu 2. Đâu không phải là chất khí?

  • A. Khí hiđro (hyđrogen)
  • B. Nước cất
  • C. Khí oxi (oxygen)
  • D. Khí cacbonic 

Câu 3. Đâu là vật thể nhân tạo?

  • A.Con gà
  • B. Bút chì
  • C. Bắp ngô
  • D. Vi khuẩn

Câu 4. Quá trình thể hiện tính chất vật lí là

  • A. Quá trình chất biến đổi có tạo ra chất mới.
  • B. Quá trình chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.
  • C. Quá trình chất bị phân hủy.
  • D. Quá trình biến đổi chất, có thể tạo ra chất mới hoặc không.

Câu 5. Đặc điểm nào sau đây không có ở thể rắn?

  • A. Các hạt liên kết chặt chẽ.
  • B. Có hình dạng và thể tích xác định.
  • C. Rất khó bị nén.
  • D. Có hình dạng và thể tích không xác định. 

Câu 6. Quá trình hòa tan muối ăn vào nước thể hiện tính chất gì của muối?

  • A.  Tính chất vật lí.
  • B. Cả tính chất vật lí và hoá học.
  • C. Tính chất hoá học.
  • D. Không thể hiện tính chất gì. 

Câu 7. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là gì?

  • A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.
  • B. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
  • C. Vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu
  • D. Vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Câu 8. Đâu là chất?

  • A. Sucrose
  • B. Con người
  • C. Cây mía
  • D. Cây thốt nốt

Câu 9. Có các vật thể sau: quả chanh, máy tính, cây mít, cái chậu, lọ hoa, xe máy, cây tre. Số vật thể tự nhiên là

  • A. 5                     
  • B. 4                     
  • C. 3                     
  • D. 4

Câu 10. Có các vật thể sau: xe máy, xe đạp, con người, con suối, con trâu, bóng đèn, thước kẻ. Số vật thể nhân tạo là

  • A. 4.                       
  • B. 2.                     
  • C. 5.                       
  • D. 3.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBBBD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABACA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu là vật thể sống?

  • A. Cây bạch đàn
  • B. Dây dẫn điện
  • C. Chiếc ấm
  • D. Giấm ăn, giấy. 

Câu 2. Tính chất hóa học của khí carbon dioxide là gì?

  • A. Chất khí, không màu
  • B. Không mùi, không vị
  • C. Tan rất ít trong nước
  • D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide)

Câu 3. Cho dãy các cụm từ sau, dãy nào dưới đây chỉ chất?

  • A. Bàn ghế, đường kính, vải may áo
  • B. Muối ăn, đường kính, bột sắt, nước cất
  • C. Bút chì, thước kẻ, nước cất, vàng      
  • D. Nhôm, sắt, than củi, chảo gang

Câu 4. Vật thể nào sau đây chứa sắt?

  • A. Hạt ngô
  • B. Hạt gạo
  • C. Củ khoai
  • D. Sắt

Câu 5. Hãy nêu đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh?

  • A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống
  • B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên
  • C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống
  • D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản 

Câu 6. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

  • A. Thanh sắt bị dát mỏng.
  • B. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
  • C. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
  • D. Đốt cháy mẩu giấy.

Câu 7. Đâu đều là chất?

  • A. Đường mía, muối ăn, con dao
  • B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm
  • C. Nhôm, muối ăn, đường mía
  • D. Con dao, đôi đũa, muối ăn

Câu 8. Chọn phát biểu sai khi nói về chất

  • A. Mọi vật thể đều được tạo thành từ chất.
  • B. Mỗi vật thể chỉ có một chất duy nhất
  • C. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
  • D. Một chất có thể có trong nhiều vật thể.

Câu 9. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất?

  • A. Đường mía, muối ăn, con dao.
  • B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhôm.
  • C. Nhôm, muối ăn, đường mía.
  • D. Con dao, đôi đũa, muối ăn

Câu 10. Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt?

  • A. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim.
  • B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  • C. Bị nam châm hút.
  • D. Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADBDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDCBCD



 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Ở các nước xứ lạnh về mùa đông thường xuất hiện tuyết rơi. Tuyết đọng trên đường thường gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông. Vì vậy người ta dùng các xe ô tô chuyên dụng để rắc muối lên đường. Em hãy giải thích vì sao người ta làm vậy?

 + Hãy cho biết vì sao lại xuất hiện băng tuyết vào mùa đông

 + Nước muối có đông đặc ở cùng nhiệt độ như nước thường hay không

 + Vì sao phải sử dụng các xe ô tô chuyên dụng để rắc muối trên trên các cung đường có tuyết

Câu 2 ( 4 điểm). Chất có thể tồn tại dưới dạng tách biệt hay hỗn hợp. Làm thế nào để phân biệt giữa hai loại này?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 + Vì vào mùa đông ở các nước xứ lạnh nhiệt độ thường thấp hơn 0 độ C nên nước và hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ đóng băng tạo thành băng tuyết  + Nước ngoài có nhiệt độ đông đặc nhỏ hơn nước thường  + Khi rắc muối trên các con đường có tuyết thì do nhiệt độ đông đặc của mỗi giảm xuống nên nước muối không thể đông đặc được, do đó làm tan băng tuyết trên đường

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Chất tách biệt là một loại chất mà các thành phần không kết hợp với nhau và có thể phân biệt một cách dễ dàng. Chất hỗn hợp là kết hợp của hai hoặc nhiều thành phần khác nhau, không thể phân biệt một cách dễ dàng. Bằng cách sử dụng phương pháp hóa học hoặc vật lý, chúng ta có thể phân biệt giữa chất tách biệt và chất hỗn hợp.

4 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Đà Lạt thành phố nổi tiếng với sương mù là nơi khi trồng được nhiều loại hoa quý lạ một ngày ở Đà Lạt thường trải qua bốn mùa sáng sớm sương mù dày đặc khí Trời se lạnh nhưng đến trưa nắng lên thì không khí nóng dần lên và trời quang đãng hơn,  sơn cầm nhìn tốt hơn.  chiều đến thì nhiệt độ Hạ Dần tiết trời mát mẻ như vào thu và đến tối thì lạnh hơn

  • a.     Theo em sương mù ở Đà Lạt thường có vào mùa lạnh hay mùa nóng
  • b.    Tại sao khi mặt trời mọc sương mù lại tan
  • c.     Có những ngày nhiệt độ hạ thấp người dân xứ lạnh khi nói chuyện thường thở ra khói. Do đâu có hiện tượng này?

Câu 2 ( 4 điểm). Tìm hiểu tính chất của muối.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

a.     Sương mù ở Đà Lạt  thường có vào mùa lạnh

b.    Khi trời mọc sương mù lại tan vì nhiệt độ tăng và sương mù bay hơi hết

c.     Sự ngưng tụ hơi nước có trong hơi thở cơ thể con người

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

 - Muối có dạng rắn, màu trắng đục hoặc vàng, không mùi, vị mặn, tan tốt trong nước và một số dung môi phân cực khác.  - Muối là chất cách điện đặc trưng, có nhiệt độ nóng chảy cao (natri chloride nóng chảy ở 801°C)  - Muối tác dụng với kim loại tạo ra muối mới và kim loại mới, tác dụng với acid tạo ra muối mới và acid mới, tác dụng với dung dịch base tạo ra muối mới và base mới, tác dụng với dung dịch muối tạo ra 2 muối mới

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Vật thể nhân tạo là:

  • A. Cây lúa.
  • B. Cái cầu.
  • C. Mặt trời.
  • D. Con sóc.

Câu 2. Quá trình thể hiện tính chất hóa học là quá trình nào sau đây?

  • A. Hòa tan muối vào nước
  • B. Cô cạn nước muối thành đường
  • C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen
  • D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

Câu 3. Dãy nào sau đây đều gồm các vật sống (vật hữu sinh)?

  • A. Cây mía, con ếch, xe đạp.
  • B. Xe đạp, ấm đun nước, cái bút.
  • C. Cây tre, con cá, con mèo.
  • D. Máy vi tính, cái cặp, tivi.

Câu 4. Trong các tính chất sau, đâu là tính chất hoá học của sắt?

  • A. Là chất rắn, màu xám, có ánh kim.
  • B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  • C. Bị nam châm hút.
  • D. Các đồ vật có chứa sắt để lâu ngoài không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trong các sự vật dưới đây, em hãy phân loại đâu là vật hữu sinh, đâu là vật vô sinh. Nêu điểm khác nhau cơ bản về sự trao đổi chất giữa vật hữu sinh và vật vô sinh

·      Hạt thóc => Cây mạ nọn => Cây lúa

·      Nến bắt đầu cháy => Nến đang cháy => Nến sắp cháy hết

Câu 2: Cho các nhận định sau, nhận định nào mô tả tính chất vật lí, nhận định nào mô tả tính chất hóa học

Nhận địnhTính chất vật líTính chất hóa học
Đồng hồ có khả năng dẫn điện tốt  
Ở điều kiện thường, nước là chất lỏng, không màu, không mùi  
Sắt có khả năng tác dụng với Oxygen tạo thành iron oxide  

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCCD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hạt lúa, cây mạ, cây lúa à vật hữu sinh

Cây nến là vật vô sinh

Do quá trình trao đổi chất ở hạt lúa làm cho nó có sự phát triển ( tạo thành cây lúa) còn cây nến chỉ có sự trao dổi chất với môi trường giúp nó tỏa nhiệt và phát sáng, khi hết sáp, bấc ( tim của nến) cháy hết thì nến tự động tắt

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Nhận địnhTính chất vật líTính chất hóa học
Đồng hồ có khả năng dẫn điện tốtx 
Ở điều kiện thường, nước là chất lỏng, không màu, không mùix 
Sắt có khả năng tác dụng với Oxygen tạo thành iron oxide x

        3 điểm

             

 



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Bạn Lan nói, “Con mèo là vật sống, cây hoa cúc là vật không sống”. Theo em, bạn Lan nói Đúng hay Sai?

  • A. Đúng
  • B. Sai

Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là:

  • A. Vật thể vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống.
  • B. Vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên.
  • C. Vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống.
  • D. Vật thể vô sinh là vật thể không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản.

Câu 3. Tĩnh chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide?

  • A. Chất khí, không màu.
  • B. Không mùi, không vị.
  • C. Tan rất ít trong nước,
  • D. Làm đục dung dịch nước vòi trong (dụng địch calcium hydroxide).

Câu 4. Hình dưới được chụp tại một con đường ở Ấn Độ vào mùa hè với nhiệt độ ngoài trời cỏ lúc lên trên 50oC.

Theo em, hiện tượng nhựa đường như trên có thể gọi là hiện tượng gì?

  • A. Sự nóng chảy
  • B. Sự đông lạnh
  • C. Sự cô đặc
  • D. Sự tan chảy

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu sự giống nhau, khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

Câu 2. Tại sao nói quá trình nung vôi thể hiện tính chất hóa học của chất

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBDA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Giống nhau: Đều là các vật thể  - Khác nhau  + Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên  + Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Quá trình nung vôi biển đá vôi ( rắn , chắc, thường có màu xanh xám, cho vào nước không có hiện tượng gì) thành vôi sống ( rắn, xốp, thường có màu trắng, cho vào nước thấy bị rã ra thành dạng nhão) Như vậy chất đã có sự biến đổi thành chất khác

3 điểm

  

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay