Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 17: Tế bào
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời Bài 17: Tế bào. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17. TẾ BÀO
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Chức năng của tế bào đối với cơ thể sống:
- A. Sinh trưởng (lớn lên), sinh sản
B. Hấp thu chất dinh dưỡng
- C. Hô hấp, cảm ứng, bài tiết
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 2. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
- A. có thành tế bào.
- B. có chất tế bào
- C. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
- D. có lục lạp.
Câu 3. Quan sát tế bào người ta thường sử dụng
- A. Kính hiển vi
- B. Kính lúp
- C. Mắt thường
- D. Cả ba đáp án trên
Câu 4. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- A. Xe ô tô.
- B. Cây cầu.
- C. Cây bạch đàn.
- D. Ngôi nhà
Câu 5. Lục lạp ở tế bào thực vật có chức năng gì?
- A. Tổng hợp protein
- B. Lưu trữ thông tin di truyền
- C. Kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
- D. Tiến hành quang hợp
Câu 6. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể?
- A. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất
- B.Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng
- C.Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền
- D. Mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống
Câu 7. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiều tế bào mới hình thành?
- A. 8
- B. 6
- C. 4
- D. 2.
Câu 8. Tế bào nào khác biệt hơn so với các tế bào còn lại về kích thước:
- A. Tế bào biểu bì lá
- B. Tế bào thần kinh ở người
- C. Tế bào trứng cá
- D. Tế bào vi khuẩn
Câu 9. Robert Hooke lần đầu tiên quan sát thấy tế bào từ loại cây nào?
- A. Cây táo.
- B. Cây đậu.
- C. Cây lúa.
- D. Cây sồi.
Câu 10. Đây là tế bào nào?
- A. Tế bào hồng cầu.
- B. Tế bào thần kinh.
- C. Tế bào cơ.
- D. Tế bào biểu bì.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | A | C | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | B | D | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- A. Xe ô tô.
- B. Cây cầu.
- C. Cây bạch đàn.
- D. Ngôi nhà.
Câu 2. Tế bào không cấu tạo nên vật nào sau đây?
- A. Con dao.
- B. Bông hoa.
- C. Chiếc lá.
- D. Con cá.
Câu 3. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
- A. Tế bào trứng cá.
- B. Tế bào vảy hành.
- C. Tế bào mô giậu.
- D. Tế bào vi khuẩn.
Câu 4. Các tế bào phải quan sát bằng kính hiển vi là :
- A. Tế bào trứng cá, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh.
- B. Tế bào vi khuẩn, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh.
- C. Tế bào vi khuẩn, lục lạp, virus.
- D. Các đáp án trên đều sai.
Câu 5. Chọn đáp án đúng nhất?
- A. Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường.
- B. Chúng ta có thể quan sát tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm bằng kính hiển vi quang học.
- C. Cả hai đáp án đều đúng.
- D. Cả hai đáp án đều sai.
Câu 6. Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc cơ thể?
- A. Tế bào thực hiện chức năng trao đổi chất.
- B. Tế bào thực hiện chức năng sinh trưởng.
- C. Tế bào thực hiện chức năng sinh sản và di truyền.
- D. Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào. Nó là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của sự sống.
Câu 7. Tại sao mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau?
- A. Mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau để chúng không bị chết.
- B. Mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau để các tế bào có thể bám vào nhau dễ dàng.
- C. Mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau để phù hợp với chức năng của chúng.
- D. Mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo sự đa dạng cho các loài sinh vật.
Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở tế bào nhân sơ?
- A. Có nhân chưa hoàn chỉnh
- B. Có roi hoặc lông giúp hỗ trợ di chuyển
- C. Có các bào quan có màng
- D. Có ribosome
Câu 9. Kích thước trung bình của tế bào khoảng.
- A. 0,5 – 100 micromet.
- B. 0,5 – 10 micromet.
- C. 10 – 100 micromet.
- D. 1 – 100 micromet.
Câu 10. Sự lớn lên và sinh sản của tế bào không mang ý nghĩa nào sau đây?
- A. Là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật
- B. Là dấu hiệu cho thấy cơ thể đã đến tuổi sinh sản
- C. Giúp thay thế các tế bào già, các tế bào chết hoặc bị tổn thương ở sinh vật
- D. Tất cả các ý trên đều sai
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | A | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | B | A | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Tế bào là gì? Nêu các đặc điểm về hình dạng và kích thước của tế bào.
Câu 2 ( 4 điểm). Kể tên một số tế bào quan sát được bằng kính hiển vi và tế bào quan sát được bằng mắt thường.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Tế bào là: - Tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người,...) đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào. - Tuy nhỏ bé nhưng tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản Các đặc điểm về hình dạng và kích thước của tế bào. - Tế bào có nhiều hình dạng khác nhau như hình cầu, hình đĩa, hình sợi, hình sao, hình trụ, hình thoi, hình đa giác,... - Đa số các tế bào có kích thước nhỏ bé, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi, một số tế bào đủ lớn để quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường | 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào khí khổng, tế bào hồng cầu,... - Tế bào quan sát được bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch, tế bào tép chanh tế bào da, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào gân,... | 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của mọi sinh vật. Sự thay đổi trong hình dạng và kích thước tế bào có thể ảnh hưởng ra sao đến chức năng sinh lý của cơ thể và các cơ quan?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Tế bào quan sát được bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua, tế bào biểu bì vảy hành, tế bào khí khổng, tế bào hồng cầu,... - Tế bào quan sát được bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào trứng ếch, tế bào tép chanh tế bào da, tế bào cơ, tế bào mỡ, tế bào gân,... Vì mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản như sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm ứng, bài tiết và sinh sản. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) | - Kích thước tế bào bị hạn chế bởi mối quan hệ giữa diện tích bề mặt (S) và thể tích (V) của nó (tỉ lệ S/V). Khi tế bào lớn lên, thể tích tăng nhanh hơn nhiều so với diện tích bề mặt. - Vì nguyên liệu cần cho sự sống của tế bào (như oxygen, chất dinh dưỡng) và chất thải được bài tiết (như khí carbon dioxide) phải đi vào và đi ra tế bào qua bề mặt của nó nên nếu tế bào quá lớn, các chất đi vào và đi ra không đủ nhanh theo yêu cầu của các quá trình sống. Vì vậy, hầu hết tế bào có kích thước rất nhỏ. | 2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vì sao nhân tế bào là nơi lưu giữ các thông tin di truyền?
- A. Vì nhân tế bào chứa vật chất di truyền
- B. Vì nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- C. Vì nhân tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào
- D. Vì nhân tế bào kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi tế bào
Câu 2. Tế bào động vật khác tế bào thực vật ở điểm nào?
- A. Đa số không có thành tế bào
- B. Đa số không có ti thể
- C. Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh
- D. Có chứa lục lạp
Câu 3. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em, vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng xanh methylene?
- A. Vì biểu bì da ếch dày
- B. Vì biểu bì da ếch mỏng
- C. Vì biểu bì da ếch rất bé
- D. Cả ba đáp án đều sai
Câu 4. Trong bước thực hành quan sát tế bào biểu bì da ếch, theo em vì sao cần phải nhuộm tế bào biểu bì da ếch bằng màu xanh methylene?
- A. Vì biểu bì da ếch rất bé.
- B. Vì biểu bì da ếch rất dày.
- C. Vì biểu bì da ếch mỏng.
- D. Tất cả các phương án trên đều sai.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Lập bảng so sánh tế bào nhân thực, tế bào động vật.
Câu 2: Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được, tế bào có lớn lên mãi được không? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | B | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm | ||||||||
Câu 1 (3 điểm) |
| 1 điểm 1 điểm 1 điểm | ||||||||
Câu 2 (3 điểm) | Nhờ trao đổi chất, tế bào lấy được các chất cần thiết từ môi trường, giúp tế bào lớn lên Tế bào chỉ lớn đến một mức độ nhất định thì dừng lại mà không lớn mãi được vì nếu lớn thêm tỉ lệ diện tích bề mặt tế bào trên thể tích tế bào bị giảm đi khiến lượng dưỡng chất đi qua màng tế bào không đủ cung cấp cho tế bào tồn tại | 1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thành phần nào dưới đây có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
- A. Màng tế bào
- B. Chất tế bào
- C. Roi, lông mao
- D. Nhân/vùng nhân
Câu 2. Một tế bào tiến hành sinh sản 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào?
- A. 3 tế bào
- B. 6 tế bào
- C. 8 tế bào
- D. 12 tế bào
Câu 3. Tế bào sẽ ngừng lớn lên khi nào?
- A. Khi các tế bào vừa mới được sinh ra
- B. Khi các tế bào đạt tới kích thước nhất định
- C. Khi các tế bào ở trong trạng thái sinh trưởng
- D. Không có đáp án chính xác
Câu 4. Tế bào nào có chiều dài lớn nhất trong các loại tế bào sau:
- A. Tế bào thần kinh người.
- B. Tế bào hồng cầu.
- C. Tế bào biểu bì lá.
- D. Tế bào cơ người.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống
Câu 2. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | D | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì: - Chúng là thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật - Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản | 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật: phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất, và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm |