Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 9 » Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn Khoa học tự nhiên lớp 9 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy (KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Times New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Giáo án KHTN 9 kết nối tri thức. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG XII: DI TRUYỀN NHIỄM SẮC THỂ

BÀI 42: NHIỄM SẮC THỂ VÀ BỘ NHIỄM SẮC THỂ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
  • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
  • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.
  • Thực hành: Quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: thông qua các hoạt động tự đọc sách, tự trả lời các câu hỏi liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua trao đổi ý kiến, phân công công việc trong thảo luận nhóm về các nội dung nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
  • Năng lực sử dụng ngôn ngữ: thông qua báo cáo, trình bày kết quả thảo luận trong nhóm và trước lớp về các nội dung liên quan đến nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thiết kế, sáng tạo sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học:
    • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
    • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
    • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
    • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng.
    • Thực hành quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức đã học để thiết kế sản phẩm mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của một số loài sinh vật.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: chủ động trong học tập, hứng thú tìm hiểu những nội dung liên quan đến di truyền học.
  • Trung thực và trách nhiệm: thực hiện đúng các nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Hình ảnh 42.1 - 42.6 và các hình ảnh liên quan đến nhiễm sắc thể.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Bảng nhóm, bút dạ, bút bi, bút vẽ, thước kẻ.
  • Thiết bị có thể quay, chụp tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập cho HS, tạo tính huống và xác định vấn đề học tập.
  3. Nội dung: GV tổ chức trò chơi ô chữ, dẫn dắt vấn đề; HS tham gia trò chơi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi ô chữ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu hỏi:

* Ô chữ hàng ngang:

Hàng 1 (10 chữ): Trình tự nucleotide trên gene quy định thành phần và trình tự amino acid trên phân tử protein, qua phân tử trung gian mRNA được gọi là gì?

Hàng 2 (9 chữ): Điền vào chỗ chấm: “Thành phần cấu trúc của chuỗi polypeptide là các… liên kết với nhau bằng liên kết peptide.”

Hàng 3 (6 chữ): Các trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một gen được gọi là gì?

* Ô chữ hàng dọc: Đối với các loài sinh vật, thông tin di truyền được lưu giữ và bảo quản ở đâu?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, trả lời câu hỏi trò chơi ô chữ.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS xung phong trả lời:

Đáp án ô chữ hàng ngang:

+ Hàng 1: Mã di truyền.

+ Hàng 2: Amino acid.

+ Hàng 3: Allele.

Đáp án ô chữ hàng dọc: DNA.

 

 

 

M

Ã

D

I

T

R

U

Y

N

 

 

A

M

I

N

O

A

C

I

D

 

 

 

 

 

 

 

A

L

L

E

L

E

 

 

 

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy hệ gene của người gồm nhiều phân tử DNA kích thước lớn, cấu tạo từ khoảng 3 tỉ cặp nucleotide và có tổng chiều dài lên tới hàng mét. Bằng cách nào, với tổng kích thước DNA lớn như vậy có thể sắp xếp ở trong nhân có đường kính chỉ 5μm? Để có câu trả lời chính xác cho các câu hỏi trên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 42: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về nhiễm sắc thể

  1. Mục tiêu:
  • Nêu được khái niệm nhiễm sắc thể.
  • Mô tả được hình dạng nhiễm sắc thể thông qua hình vẽ nhiễm sắc thể ở kì giữa với tâm động, các cánh.
  • Mô tả được cấu trúc nhiễm sắc thể có lõi là DNA và cách sắp xếp của gene trên nhiễm sắc thể.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục I, quan sát Hình 42.1 - 42.4, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
  2. Sản phẩm học tập: Nhiễm sắc thể.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV sử dụng kĩ thuật mảnh ghép, tổ chức hoạt động cho HS tìm hiểu về nhiễm sắc thể.

* GĐ 1: Hình thành nhóm chuyên gia

- GV chia lớp thành 3 nhóm chuyên gia, mỗi nhóm chuyên gia chia thành các nhóm nhỏ (mỗi nhóm 3 - 5 HS) thực hiện nhiệm vụ như sau:

Nhóm chuyên gia 1: Đọc hiểu nội dung mục I.1, quan sát Hình 42.1, trả lời câu 1 Phiếu học tập số 1.

Nhóm chuyên gia 2: Đọc hiểu nội dung mục I.2a, quan sát Hình 42.2 và 42.3, trả lời câu 2 Phiếu học tập số 1.

Nhóm chuyên gia 3: Đọc hiểu nội dung mục I.2b, quan sát Hình 42.4, trả lời câu 3 Phiếu học tập số 1.

* GĐ 2: Hình thành nhóm mảnh ghép

- GV tiến hành tạo nhóm mới từ ba nhóm chuyên gia, sao cho mỗi nhóm có 3 - 4 HS.

- GV yêu cầu thành viên các nhóm mảnh ghép thảo luận, chia sẻ thông tin để hoàn thành Phiếu học tập số 1 vào bảng nhóm.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

1. (Câu hỏi phần khởi động) Các nghiên cứu khoa học công bố gần đây cho thấy hệ gene của người gồm nhiều phân tử DNA kích thước lớn, cấu tạo từ khoảng 3 tỉ cặp nucleotide và có tổng chiều dài lên tới hàng mét. Bằng cách nào, với tổng kích thước DNA lớn như vậy có thể sắp xếp ở trong nhân có đường kính chỉ 5μm?

2. Vì sao cần quan sát NST ở kì giữa của quá trình phân bào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV, đọc hiểu nội dung mục I, quan sát Hình 42.1 - 42.4 SGK tr.181 - 182 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm mảnh ghép trình bày kết quả thảo luận của nhóm (Đính kèm dưới Hoạt động 1).

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi củng cố:

1. Mỗi NST kép gồm hai chromatid chị em gắn với nhau ở tâm động.

+ Mỗi chromatid gồm một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histone tạo thành sợi nhiễm sắc, sợi nhiễm sắc được cuộn xoắn qua nhiều mức độ khác nhau tạo nên NST.

→ Nhờ cách cấu trúc đặc biệt mà phân tử DNA có kích thước lớn, mang nhiều gene được “đóng gói” bên trong mỗi NST và nằm gọn trong nhân tế bào.

2. Vì khi đó các NST ở trạng thái kép và đóng xoắn cực đại → Thể hiện hình dạng đặc trưng của NST.

- Các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận:

+ NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.

+ NST được cấu tạo bởi chất nhiễm sắc. Mỗi NST đơn chứa một phân tử DNA và nhiều phân tử histone. Khi DNA tái bản, NST đơn biến đổi thành NST kép.

+ Trong nhân tế bào, NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Nhiễm sắc thể

1. Khái niệm nhiễm sắc thể

- NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.

2. Hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể

a) Hình dạng nhiễm sắc thể

- Hình dạng NST được quan sát ở kì giữa của quá trình phân bào.

- NST thường có dạng hình que, hình chữ V, hình chữ X hoặc hình hạt,...

- Mỗi NST kép gồm hai chromatid (nhiễm sắc tử) chị em, gắn với nhau ở tâm động.

- Tâm động giúp NST gắn vào thoi phân bào khi tế bào phân chia.

- Vị trí của tâm động: ở giữa (tâm cân) hoặc đầu mút (tâm mút) hoặc ở các vị trí còn lại của NST (tâm lệch).

- Ở các NST tâm lệch, tâm động là điểm giới hạn giữa một bên cánh ngắn và một bên cánh dài của NST đó.

b) Cấu trúc nhiễm sắc thể

- NST được cấu tạo bởi chất nhiễm sắc, bao gồm DNA và protein histone.

- Mỗi NST đơn chứa một phân tử DNA và nhiều phân tử protein histone.

- Sợi nhiễm sắc được cuộn xoắn qua nhiều mức độ khác nhau tạo nên NST.

- Khi DNA tái bản, NST đơn biến đổi thành NST kép.

- Trong nhân tế bào, NST là cấu trúc mang gene, các gene sắp xếp theo chiều dọc trên NST.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Nhiễm sắc thể

Câu 1. Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. NST phân bố ở đâu trong tế bào?

............................................................................................................................

2. Nêu khái niệm NST.

............................................................................................................................

Câu 2.

1. Mô tả hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST trong Hình 42.2a, b, c, d.

............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................

2. Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với những bộ phận nào của NST?

............................................................................................................................

Câu 3.

1. Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.2 chứa bao nhiêu phân tử DNA?

............................................................................................................................

2. Các gene được sắp xếp như thế nào trên NST?

............................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1: Nhiễm sắc thể

Câu 1. Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. NST phân bố ở đâu trong tế bào?

- NST phân bố trong nhân tế bào.

2. Nêu khái niệm NST.

- NST là cấu trúc mang gene nằm trong nhân tế bào, là cơ sở vật chất chủ yếu của tính di truyền ở cấp độ tế bào của sinh vật nhân thực.

Câu 2.

1. Mô tả hình dạng và gọi tên vị trí tâm động của mỗi NST trong Hình 42.2a, b, c, d.

- Hình 42.2a: NST dạng hình que, tâm mút.

- Hình 42.2b: NST dạng hình chữ V, tâm mút.

- Hình 42.2c: NST dạng hình hạt, tâm cân.

- Hình 42.2d: NST dạng hình chữ X, tâm lệch.

2. Các vị trí A, B, C ở Hình 42.2d tương ứng với những bộ phận nào của NST?

A - Cánh ngắn; B - Tâm động; C - Cánh dài.

Câu 3.

1. Mỗi NST trong tế bào ở Hình 42.2 chứa bao nhiêu phân tử DNA?

- Mỗi NST trong tế bào chứa một phân tử DNA.

2. Các gene được sắp xếp như thế nào trên NST?

- Các gene được sắp xếp theo chiều dọc trên NST.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về bộ nhiễm sắc thể

  1. Mục tiêu:
  • Phân biệt được bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội, đơn bội. Lấy được ví dụ minh họa.
  • Lấy được ví dụ chứng minh mỗi loài có bộ nhiễm sắc đặc trưng.
  1. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc hiểu mục II, quan sát Hình 42.5, Bảng 42.1 SGK trang 183, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 2.
  2. Sản phẩm học tập: Bộ nhiễm sắc thể.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS và đánh số các nhóm 1, 2, 3,...

- GV yêu cầu các nhóm HS đọc hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 42.5, Bảng 42.1 SGK tr.183 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1: Phân biệt các khái niệm cặp NST tương đồng, bộ NST lưỡng bội, bộ NST đơn bội.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành Phiếu học tập số 2 vào bảng nhóm.

- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của loài không phản ánh

A. mức độ tiến hóa của loài.

B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.

C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

D. số lượng gene của mỗi loài.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Nhóm HS đọc hiểu mục II tr.183 SGK, quan sát Bảng 42.1 và Hình 42.5, thảo luận thực hiện nhiệm vụ được giao.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận nhiệm vụ 1 (Cột DKSP).

- Các nhóm đánh giá kết quả Phiếu học tập số 2 cho nhau: nhóm 1 đánh giá nhóm 2, nhóm 2 đánh giá nhóm 3,... (Phiếu học tập số 2 - Đính kèm dưới hoạt động).

- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố: Đáp án A.

- HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở.

- GV kết luận: Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.

+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng. Bộ NST lưỡng bội có chứa các cặp NST tương đồng, mỗi cặp gồm hai chiếc.

+ Bộ NST trong các giao tử là bộ NST đơn bội, số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng.

- GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo.

II. Bộ nhiễm sắc thể

1. Khái niệm bộ nhiễm sắc thể

- Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.

Ví dụ: các NST tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm cái.

- Bộ NST gồm các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu là 2n.

Ví dụ: bộ NST ở người là 2n = 46, ở ruồi giấm là 2n = 8.

Bộ NST ở người (trái: nam, phải: nữ)

- Bộ NST trong các giao tử là bộ NST đơn bội, có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng, kí hiệu là n.

2. Tính chất đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể

- Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.

- Các cá thể cùng loài đều mang bộ NST đặc trưng của loài.

Ví dụ:

+ Các giống ngô hiện nay được trồng ở nhiều quốc gia đều có bộ NST 2n = 20;

+ Nhiều giống chó nhà được nuôi ở nhiều nơi trên thế giới đều có bộ NST 2n = 78;...

- Sự khác nhau về số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội giữa các loài sinh vật không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hóa (thời kì phát sinh loài) giữa chúng.

Ví dụ: Bộ NST ở người là 2n = 46; ở tinh tinh 2n = 48; ở gà 2n = 78;...

- Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng NST, nhưng hình dạng và cấu trúc khác nhau.

Ví dụ: Bộ NST cây cà chua và lúa nước 2n = 24.

   

                 (a)                                  (b)

Bộ NST của cây cà chua (a) và lúa nước (b)

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bộ nhiễm sắc thể

Câu 1. Nghiên cứu Bảng 42.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định số lượng NST trong giao tử của mỗi loài bằng cách hoàn thành theo mẫu Bảng 42.1.

Bảng 42.1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của một số loài

                      Loài

 

 

 

 

 

Số lượng NST trong tế bào

Người

Tinh tinh

Cà chua

Ruồi giấm

Đậu hà lan

Ngô

Lúa nước

Bắp cải

 
 

Tế bào sinh dưỡng

46

48

78

24

8

14

20

24

18

 

Tế bào giao tử

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

............................................................................................................................

3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài.

.............................................................................................................................

Câu 2. Tìm hiểu thông tin trong Bảng 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. Dựa vào thông tin nào có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài?

.............................................................................................................................

2. Đúng hay sai khi nói rằng cà chua và cây lúa nước có chung bộ NST? Giải thích.

............................................................................................................................. .............................................................................................................................

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2: Bộ nhiễm sắc thể

Câu 1. Nghiên cứu Bảng 42.1, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Xác định số lượng NST trong giao tử của mỗi loài bằng cách hoàn thành theo mẫu Bảng 42.1.

Bảng 42.1. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) và đơn bội (n) của một số loài

                      Loài

 

 

 

 

 

Số lượng NST trong tế bào

Người

Tinh tinh

Cà chua

Ruồi giấm

Đậu hà lan

Ngô

Lúa nước

Bắp cải

 
 

Tế bào sinh dưỡng

46

48

78

24

8

14

20

24

18

 

Tế bào giao tử

23

24

39

12

4

7

10

12

9

 

2. Nêu điểm khác nhau giữa bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

- Bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội khác nhau về số lượng NST.

3. Nhận xét về số lượng NST trong bộ NST ở các loài.

- Số lượng NST trong bộ NST ở các loài trong Bảng 42.1 đều có dạng 2n, là bộ NST lưỡng bội.

Câu 2. Tìm hiểu thông tin trong Bảng 42.1, trả lời các câu hỏi sau:

1. Dựa vào thông tin nào có thể nhận biết được sự khác biệt về bộ NST giữa các loài?

- Mỗi loài sinh vật có bộ NST riêng, đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc.

2. Đúng hay sai khi nói rằng cà chua và cây lúa nước có chung bộ NST? Giải thích.

- Sai vì bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng NST nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc sẽ khác nhau.

 

Hoạt động 3: Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi

  1. Mục tiêu: Thực hành quan sát được tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
  2. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ, hướng dẫn thực hành; HS đọc hiểu nội dung mục III, quan sát hướng dẫn của GV và thực hành nhiệm vụ được giao.
  3. Sản phẩm học tập: Sản phẩm thực hành của HS và bản báo cáo thực hành.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật theo nội dung thực hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

- GV chia lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV hướng dẫn HS cơ sở quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể:

+ Dùng vật kính có độ phóng đại nhỏ để lựa chọn điểm quan sát đạt yêu cầu.

+ Trong tiêu bản có các tế bào đang ở các kì khác nhau: Tế bào ở kì trung gian không nhìn rõ hình dạng NST; NST quan sát rõ nhất ở kì giữa, khi đó NST tập trung thành một hàng ở giữa tế bào. Để quan sát rõ hình dạng NST cần xác định tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.

+ Chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ số lượng, hình dạng NST.

- GV hướng dẫn, giải thích cụ thể các bước tiến hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể.

- GV yêu cầu các nhóm thực hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu tr.185 SGK:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên: ……………… Lớp: ……….

1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát NST dưới kính hiển vi

2. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm:...

3. Các bước tiến hành: Mô tả các bước tiến hành: …

4. Kết quả thí nghiệm: Dựa vào kết quả quan sát NST dưới kính hiển vi hoặc ảnh chụp, vẽ hình NST vào vở và hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 42.2.

Bảng 42.2. Kết quả quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm HS đọc hiểu mục III, quan sát hướng dẫn của GV và thực hành nhiệm vụ.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm báo cáo kết quả thực hành quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

- HS nộp bản báo cáo thực hành hoàn thiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của các nhóm HS và đánh giá kết quả báo cáo thực hành.

- GV tổng kết, chốt kiến thức.

- GV yêu cầu các nhóm dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm.

III. Thực hành: Quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi

Ví dụ: Thực hành quan sát tiêu bản NST rễ hành dưới kính hiển vi

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Họ và tên: ……………… Lớp: ……….

1. Mục đích thí nghiệm: Quan sát NST dưới kính hiển vi

2. Chuẩn bị: Dụng cụ thí nghiệm:

- Kính hiển vi quang học có chỉ số phóng đại vật kính 10×, 40×, 100×.

- Dầu soi kính hiển vi.

- Giấy mềm, cồn 70o.

- Bút vẽ, vở ghi.

- Máy ảnh (nếu có).

3. Các bước tiến hành:

Bước 1: Chọn vật kính có độ phóng đại thấp (10×) để điều chỉnh độ hội tụ ánh sáng.

Bước 2: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc sơ cấp để đưa vật kính 10× tiến gần vào tiêu bản.

Bước 3: Vặn ốc sơ cấp kết hợp vặn ốc thứ cấp để điều chỉnh hình ảnh NST cho rõ nét.

Bước 4: Chuyển sang quan sát tiêu bản ở vật kính 40×.

Bước 5: Quan sát tiêu bản ở vật kính 100×.

- Nhỏ một giọt dầu soi kính vào tiêu bản cần quan sát.

- Vặn ốc sơ cấp để đưa vật kính 100× tiến gần vào tiêu bản, đầu vật kính ngập vào giọt dầu vừa nhỏ.

- Vặn ốc thứ cấp để điều chỉnh hình ảnh cho rõ nét.

Bước 6: Lau sạch dầu soi kính trên vật kính 100×.

- Dùng giấy mềm có tẩm cồn 70o đặt nhẹ nhàng lên bề mặt vật kính 100×.

- Giữ yên vài giây để giấy tẩm cồn hút hết dầu soi trên bề mặt vật kính.

- Kiểm tra mâm kính, nếu có dầu soi kính, dùng giấy mềm có tẩm cồn 70o lau sạch.

4. Kết quả thí nghiệm: Dựa vào kết quả quan sát NST dưới kính hiển vi hoặc ảnh chụp, vẽ hình NST vào vở và hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 42.2.

(Tiêu bản NST rễ hành ở kì giữa)

Bảng 42.2. Kết quả quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức về nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể.
  3. Nội dung: Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan để củng cố lại kiến thức đã học.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1. NST là cấu trúc mang gene nằm ở

  1. trong nhân tế bào. B. màng tế bào.
  2. trong tất cả các bào quan. D. tế bào chất.

Câu 2. Giai đoạn nào trong quá trình phân bào thể hiện hình dạng đặc trưng của NST?

  1. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa.             D. Kì sau.

Câu 3. Mỗi chromatid gồm

  1. một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử phospholipid.
  2. một phân tử DNA liên kết với nhiều phân tử protein histone.
  3. nhiều phân tử DNA liên kết với một phân tử phospholipid.
  4. nhiều phân tử DNA liên kết với một phân tử protein histone.

Câu 4. Cặp NST tương đồng là

  1. hai chromatid giống nhau, gắn với nhau ở tâm động.
  2. hai NST có cùng một nguồn gốc từ bố hoặc từ mẹ.
  3. hai chromatid có nguồn gốc khác nhau.
  4. hai NST giống nhau về hình dạng, kích thước và cấu trúc.

Câu 5. Bộ NST ở người bình thường là

  1. 2n = 46. B. 2n = 48.          C. 2n = 44.                      D. 2n = 42.

Câu 6. Số lượng NST trong tế bào giao tử của ruồi giấm là

  1. 8. B. 4. C. 6.                               D. 3. 

Câu 7. Để quan sát tiêu bản nhiễm sắc thể của các loài, người ta cần dùng đến

  1. kính lúp. B. ống nhòm.
  2. kính hiển vi. D. kính thiên văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời:

Câu 1. Đáp án A.

Câu 2. Đáp án C.

Câu 3. Đáp án B.

Câu 4. Đáp án D.

Câu 5. Đáp án A.

Câu 6. Đáp án B.

Câu 7. Đáp án C.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

 

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và biết ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống.
  3. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
  4. Sản phẩm học tập: Sản phẩm hoàn thiện của HS.
  5. Tổ chức hoạt động:

Nhiệm vụ 1. Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi vận dụng.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:

+ Bộ NST lưỡng bội (2n) là bộ NST chứa cặp NST tương đồng, mỗi cặp gồm hai chiếc và có trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể sinh vật và tế bào sinh dục sơ khai.

+ Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST là bộ NST  trong các giao tử, có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào sinh dưỡng.

- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.

- GV chuẩn kiến thức và chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

Nhiệm vụ 2. Thiết kế bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 3 - 4 HS.

- GV giao nhiệm vụ về nhà cho các nhóm HS: Tìm hiểu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của một loài sinh vật. Sau đó, thiết kế mô phỏng bộ nhiễm sắc thể đó (bằng đất nặn, giấy, báo,...)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

- GV theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và hướng dẫn, gợi ý (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức triển lãm trưng bày sản phẩm thiết kế của các nhóm học sinh.

- Các nhóm HS quan sát, đánh giá sản phẩm thiết kế của nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm.

- GV tổng kết, chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.

  1. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
  • Ôn lại kiến thức đã học.
  • Tìm hiểu thêm mục Em có biết SGK trang 185.
  • Làm bài tập Bài 42 trong Sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức.
  • Chuẩn bị Bài 43 - Nguyên phân và giảm phân.

 

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

Từ khóa: Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức theo mẫu công văn mới nhất, giáo án word khoa học tự nhiên 9 sách kết nối tri thức, tải giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức, GA KHTN 9 KNTT 2024

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Chat hỗ trợ
Chat ngay