Câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức Bài 9: An toàn thông tin trên Internet
Bộ câu hỏi tự luận Tin học 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: An toàn thông tin trên Internet. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Tin học 6 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án Tin học 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (15 CÂU)
I. NHẬN BIẾT (3 CÂU)
Câu 1: Các tác hại và nguy cơ khi dùng Internet là gì?
Trả lời:
Các tác hại, nguy cơ khi dùng Internet là:
- Thông tin cá nhân bị lộ hoặc bị đánh cắp.
- Máy tính bị nhiễm virus hay mã độc.
- Bị lừa đảo, dụ dỗ, đe dọa, bắt nạt trên mạng.
- Tiếp nhận thông tin không chính xác.
- Nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng.
Câu 2: Em hãy kể tên một số quy tắc an toàn khi sử dụng Internet.
Trả lời:
- Không tiết lộ thông tin cá nhân cũng như gia đình trên mạng xã hội hoặc cho người lạ.
- Không gặp người mà chỉ quen biết qua mạng.
- Từ chối các lời mời vào hội nhóm độc hại. Cảnh giác với virus và tin nhắn rác.
- Chỉ nên tìm kiếm thông tin từ các nguồn tin đã được kiểm duyệt hoặc có nguồn gốc uy tín.
- Khi gặp phải tình huống bị bắt nạt, đe dọa, lừa đảo hoặc dụ dỗ trên mạng, hãy chia sẻ với người tin cậy như người nhà hoặc các thầy cô giáo.
Câu 3: Kể tên một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn.
Trả lời:
Một số biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn là:
- Cài đặt và cập nhật phần mềm chống virus.
- Đặt mật khẩu mạnh. Bảo vệ mật khẩu.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong.
- Tránh dùng mạng công cộng.
- Không truy cập vào các liên kết lạ; không mở thư điện tử và tệp đính kèm gửi từ những người không quen; không kết bạn và nhắn tin cho người lạ.
- Không chia sẻ thông tin cá nhân và những thông tin chưa được kiểm chứng trên Internet; không lan truyền tin giả làm tổn thương người khác.
II. THÔNG HIỂU (6 CÂU)
Câu 1: Em hãy cho biết giới trẻ hiện nay có nguy cơ như nào khi sử dụng Internet? Vì sao
Trả lời:
Giới trẻ hiện nay dễ có nguy cơ nghiện Internet, nghiện trò chơi trên mạng, vì nhiều bạn trẻ hiện nay bỏ rất nhiều thời gian vào mạng xã hội và chơi trò chơi trên mạng làm ảnh hưởng xấu đến tâm lí, sức khỏe và hành vi dẫn đến bị căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, bỏ bê việc học tập,…
Câu 2: Ngoài 5 tác hại, nguy cơ khi dùng Internet em đã được học, em có thể nêu 1 tác hại, nguy cơ nào khác nữa không?
Trả lời:
Ngoài 5 tác hại, nguy cơ đã được học còn 1 nguy cơ tác hại nữa đó là khi sử dụng Internet quá nhiều thì sẽ bị quá phụ thuộc vào Internet, dần mất đi quan điểm cá nhân.
Câu 3: Em có thể đưa ra một số giải pháp để giữ bí mật thông tin cá nhân không?
Trả lời:
- Thông tin cá nhân bao gồm tên, ngày tháng năm sinh, số căn cước, mã số ngân hàng, các tài khoản trên mạng xã hội,…
- Có thể thấy, nếu thông tin cá nhân bị đánh cắp, có thể gây hậu quả khôn lường. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân phù hợp như đặt Mật khẩu mạnh cho các tài khoản, máy tính,… không chia sẻ thông tin cho người lạ, sử dụng bảo mật 2,3 lớp,..
Câu 4: Trong 5 quy tắc an toàn khi sử dụng Internet, em thấy quy tắc nào quan trọng nhất? Tại sao?
Trả lời:
- Theo em trong 5 quy tắc an toàn khi sử dụng Internet em thấy quy tắc giữ an toàn, không tiết lộ thông tin cá nhân cũng như gia đình trên mạng xã hội hoặc cho người lạ là quy tắc quan trọng nhất.
- Vì khi thông tin cá nhân và gia đình bị lộ trên mạng xã hội thì nguy hiểm rình rập đến người dùng rất nghiêm trọng, kẻ xấu có ý định lấy thông tin đó để đe dọa đến sự an toàn của cá nhân và gia đình người dùng.
Câu 5: Lời khuyên nào đúng khi em muốn bảo vệ máy tính của mình?
- Đừng bao giờ mở thư điện tử và mở tệp đính kèm thư từ những người không quen biết.
- Luôn nhớ đăng xuất khi sử dụng xong máy tính, thư điện tử.
- Chẳng cần làm gì vì máy tính đã được cài đặt sẵn các thiết bị bảo vệ từ nhà sản xuất.
- Nên cài đặt phần mềm bảo vệ máy tính khỏi virus và thường xuyên cập nhật phần mềm bảo vệ.
- Sử dụng bất loại mạng nào có thể kết nối, vì nó miễn phí.
Trả lời:
Những lời khuyên đúng là: A, B, D.
Câu 6: Khi sử dụng Internet, những việc làm nào sau đây có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại?
- Tải phần mềm, tệp miễn phí.
- Mở liên kết được cung cấp trong thư điện tử không biết rõ nguồn gốc.
- Định kì thay đổi mật khẩu của tài khoản cá nhân trên mạng xã hội và thư điện tử.
- Khi có kẻ đe doạ mình trên mạng không cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo biết.
- Làm theo các lời khuyên và bài hướng dẫn sử dụng thuốc trên mạng.
Trả lời:
Những việc làm có thể khiến em gặp nguy cơ bị hại là: A, B, D, E.
III, VẬN DỤNG (4 CÂU)
Câu 1: Một bạn quen trên mạng xin số điện thoại và địa chỉ của em để gặp nhau nói chuyện. Em Có nên cho không? Tại sao?
Trả lời:
Em không nên cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em và cũng không nên gặp người đó. Vì bạn quen qua mạng rất khó xác định được thực chất là ai, là người tốt hay người xấu.
Câu 2: Em được một bạn gửi qua mạng cho một số thông tin không tốt về một bạn khác cùng lớp. Em có nên đăng lên mạng để mọi người cùng biết không?
Trả lời:
Em sẽ không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp lên mạng. Em sẽ tìm hiểu và xác minh lại thông tin đó đúng hay sai và có thể làm gì để giúp đỡ bạn ấy (nếu cần thiết). Đồng thời em cũng nhờ bạn đang chia sẻ thông tin đó nên dừng chia sẻ thông tin này.
Câu 3: Em sẽ làm gì khi phát hiện bạn bè hoặc người thân có nguy cơ bị hại khi truy cập mạng?
Trả lời:
Khi người thân hoặc bạn bè có nguy cơ bị hại trên mạng thì em sẽ khuyên họ:
- Cần tạm dừng việc lên mạng.
- Báo cho cha mẹ, người tin cậy trong gia đình hay thầy cô, cơ quan công an để được bảo vệ và có cách xử lí,...
Câu 4: Nếu phát hiện bạn thân của mình nghiện chơi game trên mạng và thường xuyên nạp tiền vào game, em sẽ làm gì?
Trả lời:
Nếu bạn phát hiện bạn thân của mình có dấu hiệu nghiện chơi game trực tuyến và thường xuyên nạp tiền vào game, em sẽ tìm hiểu vấn đề và có một cuộc trò chuyện cùng bạn để nêu ra những tác động xấu của nghiện game. Cùng với đó em sẽ thông báo và hợp tác với gia đình bạn để cùng đưa ra cách giải quyết.
IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Cho tình huống sau:
Bạn Minh cho rằng: “Chỉ cần đặt một mật khẩu đủ mạnh là có thể dùng mật khẩu đó cho mọi tài khoản cá nhân trong một thời gian dài mà không phải lo lắng gì”. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Minh không? Vì sao.
Trả lời:
Em không đồng ý với quan điểm đó. Dùng cùng một mật khẩu mạnh cho mọi tài khoản cá nhân trong thời gian dài có thể mang đến một số nguy cơ như là:
- Nếu mật khẩu này bị tiết lộ cho bất kỳ lí do gì, tất cả các tài khoản khác cũng sẽ bị đe dọa.
- Nếu một trang web mà bạn sử dụng bị tấn công và thông tin đăng nhập của bạn bị đánh cắp, tất cả các tài khoản khác sẽ bị ảnh hưởng.
- Nếu bạn sử dụng cùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, việc quản lý và theo dõi bảo mật trở nên khó khăn, dễ bị nhầm lẫn.
- Khi nhiều dịch vụ sử dụng cùng một mật khẩu, bạn mất khả năng kiểm soát và quản lý an ninh cho từng tài khoản cá nhân một cách riêng biệt.
Câu 2: Câu hỏi thực hành:
Em hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin, tài khoản cá nhân và chia sẻ thông tin an toàn. Cùng với đó là hãy truyền tải các biện pháp này cho người thân xung quanh cùng thực hiện.
Trả lời:
Hướng dẫn:
- Em có thể thực hành cài đặt một số phần mềm chống virus uy tín như: Avast Free Antivirus, AVG Anti-virus, Comodo Antivius,…
- Cài đặt mật khẩu mạnh, sử dụng mật khẩu 2 lớp.
- Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong ở các địa điểm truy cập công cộng.