Giáo án toán 6 bài 19 Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân Kết nối tri thức

Giáo án toán 6 - sách kết nối tri thức bài 19 Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ chuẩn theo công văn 5512 của Bộ giáo dục và đào tạo. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô.

Xem: => Giáo án Toán 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Xem toàn bộ: Giáo án toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

 

 

 

TIẾT 43 +44 + 45 - §19: HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận dạng các hình trong bài.

- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc,  đường chéo) của chữ nhật, hình thoi,  hình bình hành, hình thang cân.

  1. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

  1. Phẩm chất

-  Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV: SGK, tài liệu  giảng dạy, giáo án ppt

+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..

+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.

2 - HS :

+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...

+ Giấy A4, kéo.

+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

+ GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.

+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.

  1. b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
  2. c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân đã giao trước đó.

+ GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về các hình nhất.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta thường gặp trong đời sống thực tế và đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các hình như thế, từ đó chúng ta có thể vẽ, cắt, ghép các hình để làm một số đồ dùng hoặc trang trí nơi học tập của mình.” => Bài mới

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Hình chữ nhật

  1. a) Mục tiêu:

+ HS nhận biết được hình chữ nhật.

+ HS mô tả được cạnh , góc, đường chéo của hình chữ nhật.

+ HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh , đường chéo của hình chữ nhật.

+ HS vẽ được hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh.   

  1. b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm:

+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1, HĐ2 như trong SGK.

+ HĐ1:

·        Tìm một số hình ảnh hình chữ nhật trong thực tế. (GV gợi ý HS tìm những đồ dùng quen thuộc  trong đời sống hàng ngày. Sau khi HS nêu Ví dụ của mình, GV tổng hợp và chiếu các hình ảnh hình chữ nhật trong thực tế)

+ HĐ2: Quan sát hình chữ nhật ở Hình 4.8a

1. Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo, hai cạnh đối của hình chữ nhật ABCD.

2. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình chữ nhật ABCD.

3. Dùng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh đối, hai đường chéo của hình chữ nhật ABCD.

( GV lưu ý lại cho HS cách đo góc, đo độ dài cạnh)

+ GV cho HS rút ra nhận xét về độ lớn bốn góc, độ dài các cạnh và các đường chéo của hình chữ nhật.

+ GV hướng dẫn HS cách vẽ theo các bước đã hướng dẫn phần Thực hành 1 và sau đó cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật. (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ)

+ GV trình bày lên bảng hoặc trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình chữ nhật trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.

+ GV cho HS suy nghĩ và trình bày một số cách vẽ khác.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS quan sát SGK và trả lời theo yêu cầu của GV.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình chữ nhật, cách vẽ hình chữ nhật.

1. Hình chữ nhật

+ HĐ1: Một số hình ảnh của hình chữ nhật: cửa, tivi, tủ lạnh, gạch ốp tường, mảnh vườn, hộp bánh,…

+ HĐ2:

·        Các đỉnh: A, B, C, D.

Các cạnh: AB, BC, CD, DA.

Đường chéo: AC, BD.

Hai cạnh đối: AB và CD; BC và AD

·        Các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng 90o:  =  = =  = 90o.

·        Hai cạnh đối của hình chữ nhật bằng nhau, hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau.

* Nhận xét: Trong hình chữ nhật:

- Bốn góc bằng nhau và bằng 90o.

- Các cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

Thực hành 1:

1. Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 5cm, một cạnh bằng 3cm.

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.

+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 3cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3cm.

+ Bước 4: Nối D với C .

=> Ta được hình chữ nhật ABCD.

( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)

2. Kiểm tra độ dài các cạnh và số đo các góc có bằng nhau không.

Hoạt động 2: Hình thoi

  1. a) Mục tiêu:

+ Nhận biết được hình thoi.

+ Mô tả được cạnh, góc, đường chéo của hình thoi và nhận xét được một số mối quan hệ của cạnh và đường chéo của hình thoi.

+ Vẽ được hình thoi khi biết độ dài một cạnh.

+ Tìm được các hình ảnh thực tế của hình thoi.

  1. b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
  2. c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành, Vận dụng.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

+ GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ3, HĐ4.

HĐ3: Quan sát hình 4.9 (SGK-tr84)

·        Đồ vật nào có dạng hình thoi?

·         Tìm một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế.

HĐ4: Quan sát hình thoi ở Hình 4.10a

1. Dùng thước hoặc compa so sánh các cạnh của hình thoi (H4.10b)

2. Kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?

3. Các cạnh đối của hình thoi có song song với nhau không?

4. Các góc đối của hình thoi ABCD có bằng nhau  không?

( GV lưu ý HS cách đo góc, đo độ dài cạnh)

+ GV cho HS rút ra nhận xét về độ dài bốn cạnh, các cạnh đối, các góc đối và đặc điểm hai đường chéo của hình vuông.

+GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ?.

+ GV hướng dẫn cho HS các bước vẽ hình thoi theo các bước ở phần Thực hành 2 và cho HS thực hành vẽ hình thoi (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ, xem các cạnh có bằng nhau không)

+ GV trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình thoi trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.

+ GV hướng dẫn cho HS gấp giấy và cắt hình thoi theo các bước như trong SGK.

+ GV giao phần Vận dụng ( trang trí theo mẫu) về nhà vào giấy A4 và nộp bài vẽ vào buổi học sau.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu của GV

+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.

 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, giơ tay phát biểu.

+ GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

 2. Hình thoi

+ HĐ3:

·        Đồ vật có dạng hình thoi: chiếc nhẫn.

·        Một số hình ảnh khác của hình thoi trong thực tế là: cánh diều, họa tiết trang trí, cúc áo, khăn trải bàn, xốp dán tường…

+ HĐ4:

1. Các cạnh của hình thoi bằng nhau.

2. Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.

Độ dài hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.

3. Các cạnh đối của hình thoi song song với nhau.

* Nhận xét: Trong một hình thoi:

- Bốn cạnh bằng nhau

- Hai đường chéo vuông góc với nhau.

- Các cạnh đối song song với nhau.

- Các góc đối bằng nhau.

?

Lấy E trên BC sao cho EB = AB; Lấy F trên AD sao cho AF = AB

=> Ta được hình thoi ABEF.

* Thực hành 2:

1. Vẽ hình thoi ABCD cạnh 3cm:

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.

+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho  BC = 3cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.

+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D

=> Ta được hình thoi ABCD.

( HS tự hoàn thành hình vẽ vào vở)

2. Kiểm tra độ dài các cạnh có bằng nhau không.

3. ( HS tự hoàn thành gấp, cắt hình thoi dưới sự hướng dẫn của GV và dán SP vào vở).

Hoạt động 3: Hình bình hành

  1. a) Mục tiêu:

+ HS nhận biết được hình bình hành và tìm được hình ảnh của hình bình hành trong thực tế.

+ HS tìm tòi, khám phá được một số yếu tố cơ bản của hình bình hành và đưa ra được một số nhận xét  cơ bản về mối quan hệ của cạnh, góc, hình bình hành.

+ HS vẽ được hình bình hành khi biết độ dài hai cạnh.

  1. b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm:

+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần luyện tập,vận dụng.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn và cho HS hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ5, HĐ6 như trong SGK.

+ HĐ5:

·        Hình bình hành  có trong hình ảnh nào?( H4.11).

·        Tìm một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế.

+ HĐ6: Quan sát Hình 4.12a (SGK-tr87)

·        Đọc và soansh độ dài các cạnh đối của hình bình hành ABCD ( H.412b)

·        Đọc và so sánh OA với OC, OB với  OD.

·        Các cạnh đối của hình bình hành  ABCD có song song với nhau không?

·        Các góc đối của hình bình hành ABCD có bằng nhau không?

+ GV chiếu slide một số hình ảnh hoặc video về hình bình hành trong thực tế đời sống.

+ GV cho HS rút ra nhận xét những mối quan hệ cơ bản về cạnh, góc của hình bình hành. (Về yếu tố góc, GV có thể dùng phương pháp gấp giấy, để HS thấy các góc đối của hình  bình hành bằng nhau)

+ GV hướng dẫn cho HS các bước vẽ hình bình hành theo các bước ở phần Thực hành 3 và cho HS thực hành vẽ hình hình bình hành (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ). ( Trước khi hướng dẫn vẽ hình bình hành, GV nhắc lại cho HS cách vẽ đường thẳng đi qua một điểm song song với một đường thẳng cho trước)

+ GV thực hành trên bảng hoặc trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình bình hành trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS quan sát SGK, trả lời và hoàn thành các yêu cầu của GV

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu, thực hành

+ HS rút kinh nghiệm và sửa sai cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại đặc điểm của hình bình hành, cách vẽ hình bình hành và cho HS nêu lại các bước vẽ một hình bình hành.

3. Hình bình hành

+ HĐ5:

·        Hình bình hành có ở hình  c)

·        Một số hình ảnh khác của hình bình hành trong thực tế: họa tiết trang trí, góc nghiêng lá cờ, góc nghiêng của bảng..

+ HĐ6:

·        Các cạnh đối của hình bình hành bằng nhau.

·        OA = OC; OB = OD

·        Các cạnh đối của  hình bình hành song song với nhau.

·        Các góc đối của hình bình hành bằng nhau

* Nhận xét: Trong hình bình hành:

- Các cạnh đối bằng nhau.

- Hai đường chéo cắt nhau tại  trung điểm mỗi đường.

- Các cạnh đối song song với nhau.

- Các góc đối bằng nhau.

Thực hành 3: Vẽ hình bình hành ABCD có AB =  5cm;BC = 3cm

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.

+ Bước 2: Vẽ đoạn thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó, lấy điểm C : BC = 3cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D

=> Ta được hình bình hành ABCD.

 

Hoạt động 4: Hình thang cân

  1. a) Mục tiêu:

+ HS nhận dạng được hình thang cân thông qua các hình ảnh thực tế.

+ HS mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình thang cân.

+ HS nhận biết được hình thang cân.

+ HS biết cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.

  1. b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  2. c) Sản phẩm:

+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Luyện tập, Thực hành

  1. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ7, HĐ8 như trong SGK.

+ HĐ7:

·        Tìm một số hình ảnh hình thang cân trong thực tế. (GV gợi ý HS tìm những đồ dùng quen thuộc  trong đời sống hàng ngày. Sau khi HS nêu Ví dụ của mình, GV tổng hợp và chiếu các hình ảnh hình thang cân trong thực tế)

+ HĐ8: Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a

1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường  chéo, cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD. (H14.3b)

2. Sử dụng  thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.

3. Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?

4. Hai  góc kề một đáy  của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?

+ GV nhận xét hoặc tổ chức cho HS nhận xét sơ bộ những mối quan hệ của cạnh  đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân. ( Riêng về yếu tố góc, GV có thể dùng phương pháp gấp giấy, để HS thấy hai  góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau)

+ GV cho HS thực hiện hoạt động luyện tập  để nhận dạng  hình thang cân ( hình thang cân HKIJ). GV có thể giới thiệu thêm hình ảnh thực tế của hình thang cân ( trong hình ảnh cái thang)

+ GV cho HS thực hiện hoạt động cá nhân để gấp, cắt hình thang cân. ( Tùy đối tượng HS, GV có thể cắt mẫu hoặc hỗ trợ HS khi thực hiện).

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

 + HS quan sát SGK và trả lời và hoạt động theo yêu cầu của GV.

+ GV: quan sát và trợ giúp HS.  

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu, thực hành gấp, cắt.

+ HS nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau.

 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình thang cân, cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.

4. Hình thang cân

+ HĐ7: Một số hình ảnh của hình thang cân trong thực tế: cái thang, thùng đựng rác, hót rác, mặt bàn, túi xách,..

+ HĐ8:

·        Các đỉnh: A, B, C, D.

Đáy lớn : DC

Đáy nhỏ: AB

Đường chéo : AC, BD.

Cạnh bên: AD, BC.

·        Hai cạnh bên của hình thang cân bằng nhau.

·        Hai đáy của hình thang cân song song với nhau.

·        Hai góc kề một đáy của hình thang bằng nhau.

* Nhận xét: Trong hình thang cân:

- Hai cạnh bên bằng nhau.

- Hai đường chéo bằng nhau.

- Hai cạnh đáy song song với nhau.

- Hai góc kề một đáy bằng nhau.

Luyện tập:

Hình thang cân trong các hình là hình thang HKIJ.

Thực hành 4: Gấp, cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.

+ Bước 1: Gấp đôi tờ giấy

+ Bước 2:  Vẽ một đoạn thẳng nối hai điểm tùy ý trên hai cạnh đối diện ( cạnh không chứa nếp gấp).

+ Bước 3: Cắt theo đường vừa vẽ.

+ Bước 4: Mở tờ giấy ra ta được một hình thang cân.

( HS tự hoàn thành sp và dán vào vở)

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
  3. b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
  4. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 4.9 ; 4.10 ; 4.11 ; 4.12 ; 4.13

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.

Bài 4.9 : Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 4cm.

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.

+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 4cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 4cm.

+ Bước 4: Nối D với C .

6cm

4cm

A

B

C

D

=> Ta được hình chữ nhật ABCD.

 

 

 

 

 

 

Bài 4.10: Vẽ hình thoi cạnh 4cm:

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.

+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho  BC = 4cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.

+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D

=> Ta được hình thoi ABCD.

 

A

B

C

D

4cm

 

 

 

 

 

Bài 4.11: Vẽ hình bình hành ABCD có AB =  6cm; BC = 3cm

+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.

+ Bước 2: Vẽ đoạn thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó, lấy điểm C : BC = 3cm.

+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D

A

B

C

D

3cm

6cm

=> Ta được hình bình hành ABCD.

 

 

 

 

 

Bài 4.12:

+ Hình thang cân :  ABCD, BCDE, CDEF, DEFC, EFAD, FABE.

+ Hình chữ nhật : ABDE, BCEF, CDFA.

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
  3. b) Nội dung: HS thực hành theo yêu cầu của bài tập.
  4. c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 4.14 ; 4.15  ( SGK – tr89)

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.

Bài 4.14: ( GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi)

Bài 4.15: ( GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện hoạt động theo nhóm bốn)

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Đánh giá thường xuyên:

+ Sự tích cực chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

+ Sự hứng thú, tự tin, trách nhiệm của HS khi tham gia các hoạt động học tập cá nhân.

+ Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác nhóm ( rèn luyện theo nhóm, hoạt động tập thể)

- Phương pháp quan sát:

+ GV quan sát qua quá trình học tập: chuẩn bị bài, tham gia vào bài học( ghi chép, phát biểu ý kiến, thuyết trình, tương tác với GV, với các bạn,..

+ GV quan sát hành động cũng như thái độ, cảm xúc của HS.

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận.

 

  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

 

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

 - Hoàn thành nốt các bài tập.

- Tự thực hành luyện cắt, xếp hình như hướng dẫn bài 4.144.15.

- Tìm hiểu và đọc trước “Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học” và ôn tập lại một số công thức tính chu  vi, diện tích đã học ở Tiểu học.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án toán 6 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án toán bài 1: Tập hợp Kết nối tri thức 6
Giáo án toán bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Giáo án toán bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Giáo án toán bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Giáo án toán bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Giáo án toán bài: Luyện tập chung ( Tiết 7)
 
Giáo án toán bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Giáo án toán bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Giáo án toán bài : Luyện tập chung và ôn tập chương I

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án toán bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Giáo án toán bài 9: Dấu hiệu chia hết
Giáo án toán 6 bài 10 Số nguyên tố Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 tiết 19 bài Luyện tập chung Kết nối tri thức
 
Giáo án toán 6 bài 11 Ước chung, ước chung lớn nhất Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 bài 12 Bội chung, bội chung nhỏ nhất Kết nối tri thức
Giáo án Toán 6 kết nối Chương 2 Luyện tập chung (2)
Giáo án toán 6 bài tập cuối chương II Kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Giáo án toán 6 bài 13 Tập hợp các số nguyên Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 bài 14 Phép cộng và phép trừ số nguyên Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 bài 15 Quy tắc dấu ngoặc Kết nối tri thức
Giáo án Toán 6 kết nối Chương 3 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án toán 6 bài 16 Phép nhân số nguyên Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 bài 17 Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 Tiết 37 + 38: Luyện tập chung Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 tiết 39 Bài tập cuối chương III Kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giáo án toán 6 bài 18 Hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 bài 19 Hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân Kết nối tri thức
Giáo án Toán 6 kết nối Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
Giáo án Toán 6 kết nối Chương 4 Luyện tập chung
Giáo án Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương IV

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

Giáo án Toán 6 kết nối Bài 21: Hình có trục đối xứng
Giáo án Toán 6 kết nối Bài 22: Hình có tâm đối xứng
Giáo án toán 6 tiết 56 + 57 Luyện tập chung Kết nối tri thức
Giáo án toán 6 tiết 58 Ôn tập chương V

GIÁO ÁN WORD. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Giáo án toán 6 tiết 59,60: Hoạt động trải nghiệm ( Tấm thiệp và phòng học của em)
Giáo án toán 6 tiết 61,62: Vẽ hình đơn giản với phần mềm geogebra
Giáo án toán 6 tiết 63: Sử máy tính cầm tay

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

Giáo án toán bài 23: Mở rộng phân số, phân số bằng nhau Kết nối tri thức 6
Giáo án toán 6 bài 24: So sánh hai phần số hỗn số dương
Giáo án toán 6 bài Luyện tập chung
 
Giáo án toán 6 bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số
Giáo án toán 6 bài 26: Phép nhân và phép chia
Giáo án toán 6 bài 27: Hai bài toán về phân số
Giáo án toán 6 bài : Luyện tập chung
Giáo án toán 6 bài: Bài tập cuối chương VI

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

Giáo án toán 6 bài 28: Số thập phân
Giáo án toán 6 bài 29: tính toán với số thập phân
Giáo án toán 6 bài 30: Làm tròn và ước lượng
Giáo án toán 6 bài 31: Một số bài toán về tỉ số phần trăm
Giáo án toán 6 bài : Luyện tập chung
Giáo án toán 6 bài: Ôn tập chương VII

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

Giáo án toán 6 bài 32: Điểm và đường thẳng
Giáo án toán 6 bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
Giáo án toán 6 bài 34: Đoạn thẳng- độ dài đoạn thẳng
Giáo án toán 6 bài 35: Trung đểm của đoạn thẳng
Giáo án toán 6 bài: Luyện tập chung
 
Giáo án toán 6 bài 36: Góc
Giáo án toán 6 bài 37: Số Đo Góc
Giáo án toán 6 bài: Luyện tập chung
Giáo án toán 6 bài: Luyện tập chương VIII

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

Giáo án toán 6 bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Giáo án toán 6 bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Giáo án toán 6 bài 40: Biểu đồ cột
Giáo án toán 6 bài 41: Biểu đồ kép
[Kết nối tri thức] Giáo án toán 6 bài: Luyện tập chung- Em sẽ là gì trong tương lai
 
Giáo án Toán 6 kết nối Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Giáo án Toán 6 kết nối Bài 43: Xác suất thực nghiệm
Giáo án Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương IX

GIÁO ÁN WORD. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Giáo án Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình
Giáo án Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Hoạt động thể thao nào được yêu thích nhất trong hè?
Giáo án Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra
 
Giáo án Toán 6 kết nối Bài tập ôn tập cuối năm

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 1: Tập hợp
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 1 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 6: Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 1 Luyện tập chung (2) + Bài tập cuối chương I

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 9: Dấu hiệu chia hết
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 10: Số nguyên tố
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 2 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 11: Ước chung. Ước chung lớn nhất
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 12: Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 2 Luyện tập chung (2)
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương II

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 13: Tập hợp các số nguyên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 3 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 16: Phép nhân số nguyên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 3 Luyện tập chung (2)
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương III

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 18: Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 4 Luyện tập chung
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương IV

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 21: Hình có trục đối xứng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 22: Hình có tâm đối xứng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 5 Luyện tập chung
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương V

GIÁO ÁN POWERPOINT. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Tấm thiệp và phòng học của em
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Sử dụng máy tính cầm tay

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 23: Mở rộng khái niệm phân số. Phân số bằng nhau
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 24: So sánh phân số. Hỗn số dương
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 6 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 26: Phép nhân và phép chia phân số
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 27: Hai bài toán về phân số
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 6 Luyện tập chung (2)
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương VI

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 28: Số thập phân
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 29: Tính toán với số thập phân
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 30: Làm tròn và ước lượng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 7 Luyện tập chung
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương VII

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 32: Điểm và đường thẳng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 8 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 36: Góc
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 37: Số đo góc
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 8 Luyện tập chung (2)
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương VIII

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 38: Dữ liệu và thu thập dữ liệu
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 39: Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 40: Biểu đồ cột
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 41: Biểu đồ cột kép
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 9 Luyện tập chung (1)
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài 43: Xác suất thực nghiệm
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Chương 9 Luyện tập chung (2)
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập cuối chương IX

GIÁO ÁN POWERPOINT. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM

Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Hoạt động thể thao nào được yêu thích nhất trong hè?
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Thực hành trải nghiệm: Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra
 
Giáo án PPT Toán 6 kết nối Bài tập ôn tập cuối năm

III. GIÁO ÁN DẠY THÊM TOÁN 6 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 1: Tập hợp
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 2: Cách ghi số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 4: Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 5: Phép nhân và phép chia số tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 6: Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 7: Thứ tự thực hiện các phép tính

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 8: Quan hệ chia hết và tính chất
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 9: Dấu hiệu chia hết
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 10: Số nguyên tố
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 11: Ước chung, ước chung lớn nhất
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 12: Bội chung, bội chung lớn nhất

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 13: Tập hợp các số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 14: Phép cộng và phép trừ số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 15: Quy tắc dấu ngoặc
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 16: Phép nhân số nguyên
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 17: Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 18: Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều.
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 20: Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG V. TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 21: Hình có trục đối xứng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 22: Hình có tâm đối xứng

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 23: Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 24: So sánh phân số. Hỗn số dương
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 25: Phép cộng và phép trừ phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 26: Phép nhân và phép chia phân số
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 27: Hai bài toán về phân số

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VII. SỐ THẬP PHÂN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 28: Số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 29: Tính toán với số thập phân
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 30: Làm tròn và ước lượng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 31: Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 32: Điểm và đường thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 33: Điểm nằm giữa hai điểm. Tia.
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 34: Đoạn thẳng. Độ dài của đoạn thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 35: Trung điểm của đoạn thẳng
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 36: Góc
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 37: Số đo góc

GIÁO ÁN DẠY THÊM CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM

Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 38, 39: Dữ liệu và thu thập dữ liệu. Bảng thống kê và biểu đồ tranh
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 40: Biểu đồ cột
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 41: Biểu đồ cột kép
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 42: Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
Giáo án ôn tập Toán 6 Kết nối tri thức bài 43: Xác xuất thực nghiệm

Chat hỗ trợ
Chat ngay