Kênh giáo viên » Công nghệ 9 » Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận

Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Trồng cây ăn quả kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo Công nghệ 9 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9 KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Loại cây trồng mà quả của chúng làm thức ăn riêng biệt hoặc ăn kèm là loại cây gì?

  1. Cây lương thực.
  2. Cây lấy gỗ.
  3. Cây ăn quả.
  4. Cây rau.

Câu 2 (0,25 điểm). Tiêu chuẩn chọn cành giâm là gì?

 

  1. cành non, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  2. cành già, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  3. cành bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.
  4. cành non hoặc bánh tẻ, khỏe mạnh; không bị sâu, bệnh.

Câu 3 (0,25 điểm). Cây ăn quả mang lại giá trị dinh dưỡng gì?

  1. Chứa nhiều khoáng chất và vitamin.
  2. Cung cấp cho các nhà máy sản xuất.
  3. Là nguồn hàng xuất khẩu.
  4. Mang ý nghĩa nghệ thuật.

Câu 4 (0,25 điểm). Phương pháp nhân giống bằng cách kích thích cho cành ra rễ trên cây mẹ, sau đó tách cành từ cây mẹ tạo thành cây con là phương pháp nhân giống nào?

  1. Giâm cành.
  2. Chiết cành.
  3. Ghép
  4. Nuôi cấy tế bào.

Câu 5 (0,25 điểm). Rễ cây ăn quả có những loại rễ nào?

  1. Rễ cọc và rễ phụ.
  2. Rễ cái và rễ chùm.
  3. Rễ cọc và rễ chùm.
  4. Rễ chính và rễ phụ.

Câu 6 (0,25 điểm). Nguồn dinh dưỡng từ cây ăn quả cần thiết cho lứa tuổi nào?

  1. Người già.
  2. Trẻ nhỏ.
  3. Thanh niên.
  4. Mọi lứa tuổi.

Câu 7 (0,25 điểm). Bước thứ ba của nhân giống bằng phương pháp chiết cành là gì?

  1. Chọn cành chiết.
  2. Bó bầu.
  3. Khoanh vỏ.
  4. Cắm và giâm cành chiết.

Câu 8 (0,25 điểm). Trong các cấp cành của cây ăn quả, cành cấp nào mang quả?

  1. Cành cấp 1 và 2.
  2. Cành cấp 3 và 4.
  3. Cành cấp 4 và 5.
  4. Cành cấp 5 và 6.

Câu 9 (0,25 điểm). Vựa vải thiều lớn nhất cả nước nằm ở tỉnh nào?

  1. Hải Dương.
  2. Bắc Giang.
  3. Hưng Yên.
  4. Ninh Bình.

Câu 10 (0,25 điểm). Các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính có đặc điểm nào sau đây?

  1. Mang các đặc điểm tốt hơn cây mẹ.
  2. Mang các đặc điểm giống với cây mẹ.
  3. Mang các đặc điểm không tốt bằng cây mẹ.
  4. Mang một nửa đặc điểm của bố và một nửa đặc điểm của mẹ.

Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đặc điểm của rễ chính?

  1. Là kiểu rễ đa số của các loài cây.
  2. Kích thước lớn, đâm sâu xuống đất.
  3. Mọc ra từ gốc cây và đâm sâu xuống đất.
  4. Phân bố tập trung ở tầng đất có độ sâu lớn.

Câu 12 (0,25 điểm). Đâu không phải là hình thức nhân giống vô tính ở cây trồng?

  1. Nhân giống khoai lang bằng dây.
  2. Nhân giống khoai tây bằng củ.
  3. Nhân giống xoài bằng phương pháp ghép.
  4. Nhân giống ngô bằng hạt.

Câu 13 (0,25 điểm). Đặc điểm của hoa đực là gì?

  1. Nhị phát triển, nhụy không phát triển.
  2. Nhụy phát triển, nhị không phát triển.
  3. Có nhị và nhụy cùng phát triển.
  4. Phát triển thành hoa lưỡng tính và phát triển.

Câu 14 (0,25 điểm). Trong quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành, thứ tự đúng của các bước là đáp án nào dưới đây?

  1. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  2. Chọn cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắt cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  3. Chọn cành giâm → Cắt cành giâm → Xử lí cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc cành giâm.
  4. Cắt cành giâm → Chọn cành giâm → Cắm cành giâm → Xử lí cành giâm → Chăm sóc cành giâm.

Câu 15 (0,25 điểm). Độ ẩm không khí cần để cây ăn quả sinh trưởng và phát triển là bao nhiêu?

  1. 60 - 70%.
  2. 80 - 90%.
  3. 70 - 80%.
  4. 85 - 95%.

Câu 16 (0,25 điểm). Câu nào sau đây không đúng về yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?

  1. Cây ăn quả luôn cần điều kiện về nhiệt độ từ 25°C đến 35°C để sinh trưởng, phát triển.
  2. Đa số các loại cây ăn quả đều thích hợp ở độ ẩm không khí khoảng 80 – 90%.
  3. Cây ăn quả là cây ưa sáng, một số trường hợp chịu được bóng râm như dâu tây, dứa,…
  4. Đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ thích hợp để trồng cây ăn quả.

    Câu 17 (0,25 điểm). Nhân giống vô tính thường không áp dụng cho đối tượng cây trồng nào sau đây?

  1. Cây ăn quả như táo, xoài, bưởi.
  2. Cây hoa như hoa hồng, hoa lan, hoa cúc.
  3. Cây lấy hạt như lúa, ngô, lạc (đậu phông).
  4. Cây lấy gỗ như cây keo, bạch đàn.

Câu 18 (0,25 điểm). Cây ăn quả không có loại hoa nào?

  1. Hoa đực.
  2. Hoa cái.
  3. Hoa lưỡng tính.
  4. Hoa hình cầu.

Câu 19 (0,25 điểm). Theo em, khi nào cây ăn quả có múi cần phải bón phân thúc?

  1. Sau khi hái quả và tỉa cành.
  2. Đón trước khi hoa nở.
  3. Bón nuôi quả.
  4. Theo tình hình của cây và tuổi cây

Câu 20 (0,25 điểm). Theo em, đâu là ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào?

  1. Nhanh chóng tạo ra một lượng lớn cây giống trong thời gian ngắn.
  2. Cây giống cao to, không đồng đều, sạch bệnh.
  3. Chỉ thực hiện được ở một số tháng khí hậu thuận lợi.
  4. Đòi hỏi kĩ thuật cao, chi phí lớn.

    Câu 21 (0,25 điểm). Trong quá trình sinh trưởng của cây ăn quả, người dân phải bón phân gì khi cây cần nuôi quả?

  1. Phân đạm.
  2. Phân kali.
  3. Phân lân.
  4. Phân bón vi sinh.

Câu 22 (0,25 điểm). Vì sao thời vụ ghép thích hợp là từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9?

  1. Vì thời tiết thời điểm này nhiều mưa, cung cấp nước cho cây trồng.
  2. Vì thời điểm này vi khuẩn phát triển kém, cây trồng dễ phát triển hơn.
  3. Vì theo quan niệm từ ngày xưa, ghép cây thời điểm này là thích hợp.
  4. Vì điều kiện thời tiết ổn định, cây ở trạng thái tốt nên dễ hấp thụ và phát triển sau ghép.

Câu 23 (0,25 điểm). Trong kĩ thuật giâm cành, việc cắt bớt phiến lá của cành giâm nhằm mục đích gì?

  1. Giúp cây tăng khả năng quang hợp.
  2. Kích thích cành giâm hình thành lá mới.
  3. Kích thích cành giâm nhanh ra rễ.
  4. Giảm sự thoát hơi nước của cành giâm.

Câu 24 (0,25 điểm). Với sự phát triển của công nghệ, người làm nghề cây ăn quả cũng cần kiến thức về lĩnh vực gì?

  1. Chăm sóc cây trồng.
  2. Sử dụng máy móc nông nghiệp lâu năm.
  3. Kỹ thuật số hóa quá trình sản xuất.
  4. Tưới. tiêu nước phục vụ trồng trọt.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy cho biết đặc điểm nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành.

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa của chúng?

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG THCS ......................................

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

C

A

C

C

D

B

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

B

B

D

     A

C

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

C

D

D

A

B

D

D

C

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

- Khái niệm: Giâm cành là phương pháp tạo cây con từ đoạn cành hoặc đoạn rễ đã cắt rời khỏi cây mẹ. Phương pháp này có thể được áp dụng cho một số loại cây ăn quả như cam, quýt, hồng, mận,...

- Thời vụ: Thời vụ giâm thích hợp từ tháng 2 đến tháng 4 (vụ xuân) và từ tháng 8 đến tháng 10 (vụ thu) ở các tỉnh phía Bắc; đầu mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 5) ở các tỉnh phía Nam.

- Ưu và nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện, hệ số nhân giống tương đối cao. Tuy nhiên, cây được nhân giống bằng phương pháp này có nhược điểm là bộ rễ phát triển kém hơn cây nhân giống từ hạt, cây giống dễ bị nhiễm bệnh từ cây mẹ.

 

 

 

1,0 điểm

 

1,0 điểm

 

1,0 điểm

 

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

Yêu cầu của nghề:

- Phải có tri thức và những kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

- Phải yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo.

- Phải có sức khoẻ tốt

=> Yêu cầu nào cũng quan trọng và rất cần thiết để đạt được kết quả trồng tốt nhất. Tuy nhiên phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động sáng tạo thì mới có thể theo nghề trồng cây ăn quả và trồng có kết quả được. Nếu không yêu nghề thì chẳng bao giờ có sáng tạo hay học hỏi thì dù có tri thức vẫn không thể trồng cho kết quả tốt nhất được.

 

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

TRƯỜNG THCS ............................

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

Bài 1. Giới thiệu chung về cây ăn quả

5

0

6

0

3

0

0

1

14

1

4,5

 

Bài 2. Nhân giống vô tính cây ăn quả

3

1

4

0

3

0

0

0

10

1

5,5

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

25%

 1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025)

MÔN: CÔNG NGHỆ TRỒNG CÂY ĂN QUẢ 9

BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Bài 1

14

1

 

 

Giới thiệu chung về cây ăn quả

Nhận biết

- Nhận biết được khái niệm cây ăn quả.

- Biết được giá trị dinh dưỡng đem lại từ trồng cây ăn quả.

- Nhận biết được loại rễ cây ăn quả.

- Nhận biết được cấp cành mang quả.

5

 

C1, C3, C5, C6, C8

 

Thông hiểu

- Xác định vựa vải thiều lớn nhất cả nước.

- Xác định được đặc điểm của rễ chính.

- Nắm được đặc điểm của hoa đực.

- Xác định được độ ẩm không khí cần để cây ăn quả sinh trưởng và phát triển.

- Biết được yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả.

- Xác định được loại hoa không có ở cây ăn quả.

6

 

C9, C11, C13, C15, C16, C18

 

Vận dụng

- Nắm được thời điểm cần bón phân thúc cho cây ăn quả có múi.

- Xác định được phân bón cần phải dùng để nuôi quả.

- Biết được yêu cầu kiến thức về công nghệ cho người làm nghề cây ăn quả.

3

 

C19, C21, C24

 

Vận dụng cao

Nêu được các yêu cầu đối với người làm nghề trồng cây ăn quả và phân tích ý nghĩa.

 

1

 

C2 (TL)

Bài 2

10

1

 

 

Nhân giống vô tính cây ăn quả

Nhận biết

- Nhận biết được tiêu chuẩn chọn cành giâm.

- Nhận biết được khái niệm phương pháp nhân giống chiết cành.

- Nhận biết được các bước thực hiện nhân giống bằng phương pháp chiết cành.

- Nêu được đặc điểm nhân giống cây ăn quả bằng phương pháp giâm cành.

3

1

C2, C4, C7

C1 (TL)

Thông hiểu

- Biết được đặc điểm các cây con được tạo ra bằng hình thức nhân giống vô tính.

- Xác định được hình thức không phải nhân giống vô tính ở cây trồng.

- Sắp xếp được đúng thư tự nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành.

- Xác định được loại xây trồng không dùng nhân giống vô tính.

4

 

C10, C12,  C14, C17

 

Vận dụng

- Xác định được ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.

- Giải thích được lí do thời vụ ghép thích hợp là từ tháng 1 đến tháng 4 và từ tháng 8 đến tháng 9.

- Biết được tác dụng của việc cắt bớt phiến lá của cành giâm trong kĩ thuật giâm cành.

3

 

C20, C22,

C23

 

Vận dụng cao

 

 

 

 

 

 

Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận
Đề thi Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức có ma trận

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 công nghệ 9 trồng cây ăn quả kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 công nghệ trồng cây ăn quả 9 kết nối tri thức, đề thi công nghệ 9 mô đun trồng cây ăn quả sách kết nối tri thức, đề thi công nghệ 9 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Công nghệ THCS

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay