Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 cánh diều Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 6 (Sinh học) cánh diều Bài 12: Tế bào – đơn vị cơ sở của sự sống. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 6 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12. TẾ BÀO – ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào?
- Xe ô tô.
- Cây cầu.
- Ngôi nhà.
- Cây bạch đàn.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
- Tế bào có rất ít loại, các loại tế bào đều có hình dạng giống nhau.
- Tế bào có rất nhiều loại, các loại tế bào khác nhau có hình dạng giống nhau.
- Tế bào có kích thước lớn, kích thước trung bình của tế bào lớn hơn 100 micrômét.
- Tế bào có kích thước rất nhỏ, kích thước trung bình của tế bào từ 0,5 đến 100 micrômét.
Câu 3. Đơn vị cấu trúc của sự sống là
- da.
- cơ quan.
- tế bào.
- mô.
Câu 4. Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây?
- Tất cả các phương án đưa ra
- Sinh sản
- Trao đổi chất
- Cảm ứng
Câu 5. Đặc điểm của tế bào nhân thực là
- có thành tế bào.
- có màng nhân bao bọc vật chất di truyền.
- có chất tế bào,
- có lục lạp.
Câu 6. Cho các nhận xét sau:
(1) Cơ thể sinh vật lớn lên là nhờ sự lớn lên và phân chia của các tế bào.
(2) Cơ thể sinh vật lớn lên không cần sự phân chia của các tế bào.
(3) Khi một tế bào lớn lên sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
(4) Khi một tế bào lowsnleen và đạt kích thước nhất định tế bào sẽ thực hiện quá trình phân chia tạo ra các tế bào mới.
(5) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra hai tế bào mới gọi là sự phân bào.
(6) Từ một tế bào sau mỗi lần phân chia tạo ra sáu tế bào mới gọi là sự phân bào.
(7) Sự phân chia làm giảm số lượng tế bào và tăng tế bào chết trong cơ thể.
(8) Sự phân chia làm tăng số lượng tế bào và thay thế tế bào chết trong cơ thể.
Các nhận xét đúng là:
- (1), (4), (5), (8).
- (1), (2), (3), (6).
- (3), (5), (8).
- (4), (6), (7).
Câu 7. Cho các nhận xét sau:
(1) Tế bào thực vật và tế bào động vật đều có các bào quan.
(2) Lục lạp là bào quan có ở tế bào động vật.
(3) Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân.
(4) Thành tế bào chỉ có ở tế bào động vật.
(5) Lục lạp mang sắc tố quang hợp, có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ.
Các nhận xét đúng là:
- (1), (3), (5).
- (1), (2), (3).
- (2), (4), (5).
- (3), (4), (5).
Câu 8. Vì sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống?
- Nó có nhiều hình dạng khác nhau để thích nghi với các chức năng khác nhau
- Nó có đầy đủ hết các loại bào quan cần thiết
- Nó có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản
- Nó có nhiều kích thước khác nhau để đảm nhiệm các vai trò khác nhau
Câu 9. Tế bào nào có chiều dài lớn nhất trong các loài tế bào sau:
- Tế bào hồng cầu
- Tế bào biểu bì lá
- Tế bào cơ người
- Tế bào thần kinh người
Câu 10. Đây là tế bào nào:
- Tế bào cơ
- Tế bào thần kinh
- Tế bào biểu bì hành
- Tế bào biểu bì da ếch
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
D |
C |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
A |
C |
D |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Tế bào động vật không có bào quan nào dưới đây?
- Ti thể
- Thể Golgi
- Lục lạp
- Ribosome
Câu 2. Thành phần nào giúp lục lạp có khả năng quang hợp?
- Carotenoid
- Diệp lục
- Phycobilin
- Xanthopyll
Câu 3. Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành?
- 8
- 6
- 2
- 4
Câu 4. Điền thông tin còn thiếu về tế bào:
(1)... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào,
(2)... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào.
- (1) Thành tế bào, (2) các thành phần
- (1) Màng tế bào, (2) Các thành phần
- (1) Các thành phần, (2) Màng tế bào.
- (1) Thành tế bào, (2) màng tế bào
Câu 5. Tế bào không phải đơn vị cấu trúc của
- cây hoa.
- vi khuẩn.
- con dao.
- con kiến
Câu 6. Điểm giống nhau của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là:
- Đều có chứa chất di truyền
- Đều có các bào quan có màng
- Đều có màng sinh chất và tế bào chất
- Đều không có nhân hoàn chỉnh
Câu 7. Thành phần giống nhau của tế bào động vật bà tế bào thực vật là:
- đều có màng tế bào, tế bào chất và nhân tế bào
- đều không có không bào trung tâm và lục lạp.
- đều có không bào trung tâm và lục lạp.
- Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Khi làm thực hành quan sát tế bào, cần sử dụng những dụng cụ nào dưới đây?
- Lọ đựng nước cất có ống nhỏ giọt, giấy khổ A4, nước cất, đĩa petri.
- Kính lúp, khăn giấy, nước cất, lamen, đĩa petri.
- Kính hiển vi, đĩa petri, giấy thấm, lamen, kim mũi mác, lam kính.
- Kính hiển vi, đĩa petri, khăn giấy, nước cất, laen.
Câu 9. Đây là tế bào nào:
- Tế bào hồng cầu
- Tế bào biểu bì
- Tế bào thần kinh
- Tế bào cơ
Câu 10. Phương án nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự các bước của quy trình quan sát tế bào trứng cá?
(1) Nhỏ một ít nuocs vào đĩa petri.
(2) Dùng kim mũi mác khuấy nhẹ để trứng cá tách rời nhau.
(3) Dùng thìa lấy một ít trứng cá cho vào đĩa petri.
(4) Quan sát tế bào trứng cá bằng mắt thường hoặc bằng kính lúp.
(5) Vẽ hình mà em quan sát được.
- (2), (4), (3), (1), (5).
- (3), (1), (2), (4), (5).
- (4), (1), (2), (3), (5).
- (3), (1), (2), (5), (4).
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
C |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
A |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). So sánh tế bào động vật và tế bào thực vật?
Câu 2 ( 4 điểm). Dựa vào đặc điểm cấu tạo nào mà người ta có thể nhận xét rằng “Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản hơn tế bào nhân thực”?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
||||||||
Câu 1 (6 điểm) |
- Giống nhau: + Đều là tế bào nhân thực. + Tế bào đều được cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. - Khác nhau:
|
1 điểm 5 điểm |
||||||||
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (chỉ có vùng nhân), không có màng nhân và không có các bào quan có màng bao bọc. - Trong khi đó, tế bào nhân thực có tất cả các đặc điểm trên. => Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản hơn tế bào nhân thực. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). So sánh cấu tạo tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 2 ( 4 điểm). Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào không có khả năng sinh sản?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
||||||||
Câu 1 (6 điểm) |
- Giống nhau: + Đều có cấu tạo từ ba thành phần chính: màng tế bào, tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân. - Khác nhau:
|
0.86 điểm 0.86 điểm 0.86 điểm 0.86 điểm 0.86 điểm 0.86 điểm 0.86 điểm |
||||||||
Câu 2 ( 4 điểm) |
Nếu tế bào không có khả năng sinh sản: - Cơ thể sinh vật không có khả năng lớn lên. - Các mô, cơ quan bị tổn thương, bị chết không có khả năng tái sinh. - Các cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn, tuổi thọ thấp. - Không tạo ra được các cá thể mới. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thành phần nào dưới đây không thuộc thành phần cấu tạo chính của tế bào?
- Thành tế bào
- Tế bào chất
- Màng tế bào
- Nhân/vùng nhân
Câu 2. Một tế bào sau khi trải qua 4 lần sinh sản liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con?
- 4
- 16
- 12
- 8
Câu 3. Loại tế bào nào sau đây có thể quan sát bằng mắt thường?
- Tế bào vảy hành
- Tế bào trứng cá
- Tế bào mô giậu
- Tế bào vi khuẩn
Câu 4. Thuật ngữ “tế bào” theo Robert Hooke có thể hiểu là gì?
- Nhỏ bé, tối tăm
- Rộng lớn, nhiều
- Phòng, buồng nhỏ
- Khu vườn, rộng lớn
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Cho các thành phần sau: màng sinh chất, vật chất di truyền, bào quan có màng, hệ thống nội màng, màng nhân, tế bào chất. Những thành phần nào có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Câu 2: Thế nào là sự sinh sản của tế bào? Sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
B |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Những thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: - Màng sinh chất. - Vật chất di truyền. - Tế bào chất. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Sự sinh sản của tế bào là sự phân chia của một tế bào tạo ra hai tế bào mới. - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào giúp cơ thể lớn lên, thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị chết. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào?
- Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước.
- Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau.
- Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng.
Câu 2. Thành phần nào dưới đây không có ở tế bào nhân thực?
- Màng nhân
- Chất tế bào
- Vùng nhân
- Hệ thống nội màng
Câu 3. Thành tế bào ở thực vật có vai trò gì?
- Tham gia trao đổi chất với môi trường
- Quy định hình dạng và bảo vệ tế bào
- Là nơi diễn ra các hoạt động sống của tế bào
- Tham gia cấu tạo hệ thống nội màng
Câu 4. Hai bạn A và B cùng làm tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, khi thực hiện bước tách vỏ củ hành, bạn A dùng kim mũi mác cắt lát mỏng, còn B dùng kim mũi mác bóc lớp vỏ nhữa. Theo em, tiêu bản của bạn nào sẽ quan sát rõ các thành phần của tế bào hơn?
- Bạn A
- Bạn B
- Cả hai bạn đều không rõ
- Cả hai bạn đều rõ
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Tế bào là gì? Nêu những đặc điểm cơ bản của tế bào?
Câu 2. Cho các tế bào sau: tế bào trứng, tế bào hồng cầu, tế bào thần kinh, tế bào biểu bì. Đâu là tế bào dài nhất trong cơ thể con người?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Các sinh vật đều được tạo nên từ tế bào. - Đặc điểm: + Tế bào có các hình dạng phổ biến như: hình que, hình cầu, hình nhiều cạnh. + Kích thước trung bình khoảng 0,5 – 100 micro mét. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Tế bào thần kinh (nơ-ron) là tế bào dài nhất trong cơ thể con người, là đơn vị cơ bản cấu tạo nên hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật. - Ở người trưởng thành, tế bào thần kinh có thể dài đến 100cm. |
1.5 điểm 1.5 điểm |