Câu hỏi tự luận Địa lí 8 kết nối tri thức Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 1: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, địa hình và khoáng sản Việt Nam (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

Câu 1: Quan sát Hình 1.1 và kể tên các quốc gia tiếp giáp với Việt Nam:

Trả lời:

- Phía Bắc: tiếp giáp với Trung Quốc.

- Phía Tây: Lào, Cam-pu-chia.

Câu 2: Quan sát Atlat trang 4, 5 và kể tên các đảo hoặc quần đảo thuộc vùng biển nước ta?

Trả lời:

Các đảo, quần đảo thuộc vùng biển nước ta: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Thô Chu, đảo Phú Quốc, quần đảo Côn Sơn, đảo Bạch Long Vĩ, đảo Lý Sơn,…

Câu 3: Quan sát Atlat trang 4, 5 và cho biết các tỉnh Việt Nam có biên giới với Lào và Cam-pu-chia? Tỉnh nào có biên giới cả hai nước Lào và Cam-pu-chia?

Trả lời:

- Các tỉnh phía Bắc giáp biên với Lào là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

- Các tỉnh phía Bắc giáp biên với Campuchia là: Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum.

- Tỉnh có biên giới với cả Lào và Cam-pu-chia là: Kon Tum.

Câu 4: Trình bày vị trí địa lí của Việt Nam.

Trả lời:

* Vị trí địa lí:

- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương.

- Có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia).

- Có chung Biển Đông với nhiều nước.

- Phần đất liền có vĩ độ từ 23o23’B – 8o34’B; kinh độ từ 109o24’Đ - 102o09’Đ

- Vùng biển kéo dài tới vĩ độ 6o50’B; kinh độ từ 101oĐ - 107o20’Đ trên biển Đông.

- Nằm ở vị trí nội chí tuyến Bắc, trong khu vực châu Á gió mùa.

→ nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.

→ là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

Câu 5: Có ý kiến cho rằng “Hình dạng lãnh thổ phần đất liền nước ta đã tác động sâu sắc đến thiên nhiên nước ta”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì:

- Hình dạng dài và hẹp ngang của phần đất liền.

- Bờ biển uốn khúc (hình chữ S) theo nhiều hướng.

- Đường bờ biển dài trên 3260km.

→ Ảnh hưởng:

+ Góp phần làm thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động.

+ Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

+ Tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú.

Câu 6: Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của nước ta là nguyên nhân kiến thiên nhiên nước ta xanh tốt khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

Trả lời:

Em đồng ý với ý kiến trên vì: Việt Nam có khí hậu nóng ẩm và vị trí tiếp giáp với biển Đông rộng lớn – nguồn dữ trữ nhiệt ẩm dồi dào, cung cấp lượng ẩm lớn cho các khối khí di chuyển qua biển đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Câu 7: Quan sát Hình 2.4 và kể tên những cánh cung núi lớn của vùng Đông Bắc:

Trả lời:

Những cánh cung núi lớn của vùng núi Đông Bắc là: Cánh cung sông Gâm, cánh cung Ngân Sơn, cánh cung Bắc Sơn, cánh cung Đông Triều.

Câu 8: Quan sát Lược đồ địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam và kể tên những cao nguyên trong khu vực này.

Trả lời:

Những cao nguyên trong khu vực vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là: Cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Pleiku, cao nguyên Đắk Lắk, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh.

Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

Trả lời:

* Địa hình đồi núi chiếm ưu thế:

- Chiếm 3/4 diện tích đất liền.

- Chủ yếu là: đồi núi thấp.

- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ.

* Địa hình có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và hướng vòng cung.

- Hướng tây bắc – đông nam: dãy Con Voi, dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn Bắc,…

- Hướng vòng cung: vùng núi phía Bắc.

* Địa hình có tính chất phân bậc khá rõ rệt:

- Vùng núi bị ngoại lực bào mòn, phá hủy.

→ bề mặt san bằng, thấp và thoải.

- Vận động tạo núi Hi-ma-lay-a.

→ Địa hình nâng cao và phân thành nhiều bậc địa hình: núi đồi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.

* Địa hình chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và con người.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và lượng mưa lớn.

→ Địa hình bị xâm thực và xói mòn mạnh.

→ Địa hình bị chia cắt.

- Mưa lớn theo mùa → hiện tượng trượt lở đất đá xuất hiện.

- Lượng mưa lớn → quá trình hòa tan đá vôi mạnh mẽ → tạo ra địa hình các- xtơ độc đáo → hình thành nên hang động.

- Quá trình khai thác tài nguyên thiên nhiên của con người → làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên và tạo ra các dạng địa hình nhân tạo.

Câu 10: Nêu đặc điểm của địa hình bờ biển và thềm lục địa của nước ta.

Trả lời:

* Địa hình bờ biển:

- Đường bờ biển dài 3 260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.

- Có 2 kiểu bờ biển: bờ biển bồi tụ và bờ biển mài mòn.

+ Bờ biển bồi tụ: có nhiều bãi bùn rộng, rừng ngập mặn phát triển, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

+ Bờ biển mài mòn: rất khúc khuỷu, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát.

* Thềm lục địa:

- Ở vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ: nông và mở rộng.

- Ở vùng biển miền Trung: sâu hơn và thu hẹp.

Câu 11: Địa hình vùng đồi núi có thuận lợi và khó khăn gì đối với khai thác kinh tế?

Trả lời:

* Thuận lợi:

- Đối với nông, lâm nghiệp:

+ Nguồn nông sản phong phú → phát triển ngành lâm nghiệp.

+ Các đồng cỏ tự nhiên rộng lớn → phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

+ Thổ nhưỡng và khí hậu → thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả.

- Đối với công nghiệp:

+ Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng → phát triển các ngành công nghiệp khai thác.

+ Sông ngòi có nhiều thác ghềnh → Tiềm năng thủy điện rất lớn.

- Đối với du lịch:

+ Khí hậu mát mẻ

+ Cảnh quan đa dạng, đặc sắc.

→ Hình thành các địa điểm du lịch có giá trị.

* Hạn chế:

- Địa hình bị chia cắt mạnh → Giao thông đi lại khó khăn.

- Chú ý công tác phòng chống thiên tai.

Câu 12: Chứng minh địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới gió mùa.

Trả lời:

* Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:

Nền nhiệt ẩm cao với một mùa mưa và một mùa khô xen kẽ thúc đẩy quá trình xâm thực mạnh mẽ, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị bào mòn, rửa trôi.

- Điều kiện nóng ẩm đẩy nhanh cường độ phong hóa, xâm thực, bào mòn, rửa trôi đất đá trên sườn dốc. Biểu hiện của quá trình này là là địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực ,khe sâu, đất bị bào mòn, rửa trôi nhiều nơi chỉ còn trơ sỏi đá, những hiện tượng đất trượt đá lở thành những nón phóng vật tích tụ dưới chân núi.

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đẩy nhanh tốc độ hòa tan và phá hủy đá vôi tạo thành địa hình cacxtơ với các hang động ngầm, suối cạn, thung khô, các đồi đá vôi sót.

- Khí hậu làm sâu sắc thêm tính chất trẻ của địa hình.

* Bồi tụ nhanh ở hạ lưu:

- Hệ quả quá trình xâm thực, bào mòn mạnh ở miền núi là sự bồi tụ, mở mang nhanh các đồng bằng.

- Rìa phía đông nam đồng bằng Sông Hồng và rìa phía tây nam của đồng bằng Sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển vài chục mét.

Câu 13: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 8 và kể tên những mỏ khoáng sản dầu mỏ ở thềm lục địa của nước ta.

Trả lời:

Những mỏ khoáng sản dầu mỏ ở thềm lục địa của nước ta là: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng.

Câu 14: Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 8 và kể tên những mỏ than đá của nước ta.

Trả lời:

Những mỏ than đá của nước ta là: Quỳnh Nhai, Vàng Danh, Cẩm Phả, Nông Sơn.

Câu 15: Trình bày đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam.

Trả lời:

* Cơ cấu: phong phú, đa dạng: Có hơn 60 loại khoáng sản khác nhau

- Khoáng sản năng lượng: than, dầu mỏ, khí tự nhiên,…

- Kim loại: sắt, thiếc, bô-xít,…

- Phi kim loại: a-pa-tít, đá vôi,…

* Trữ lượng: phần lớn đều có trữ lượng trung bình và nhỏ.

→ không thuận lợi cho việc khai thác và quản lí tài nguyên khoáng sản.

* Phân bố: tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

* Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản Việt Nam là do:

- Vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng.

- Lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp.

* Các mỏ nội sinh thường sinh ra ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào.

* Các mỏ ngoại sinh: hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng,…

Câu 16: Em hãy nêu thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp về vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

Trả lời:

* Thực trạng:

- Nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng.

- Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt.

- Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp và đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

* Nguyên nhân:

- Khai thác và sử dụng khoáng sản chưa hợp lí.

- Công nghệ khai thác còn lạc hậu gây lãng phí, ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững.

- Một số loại khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt.

* Giải pháp:

- Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

- Đẩy mạnh đầu tư, hình ảnh ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

- Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

- Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

Câu 17: Tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng?

- Do nằm ở nơi gặp gỡ giữa hai vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải và Thái Bình Dương, có lịch sử địa chất kiến tạo lâu dài và phức tạp nên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng.

- Có đủ các loại khoáng sản (nhiên liệu, kim loại, phi kim loại) nhưng quy mô và trữ lượng không đều, phần lớn là các mỏ vừa và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn là dầu khí, than, bô xít, đá vôi, apatit...

Câu 18: Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng.

Trả lời:

- Trên lãnh thổ (đất liền và biển đảo) có khoảng 5000 điểm quặng và tụ khoáng của gần 60 loại khoáng sản, gồm

+ Khoáng sản năng lượng: than, dầu, khí tự nhiên.

+ Khoáng sản kim loại: sắt, đồng, chì, kẽm, bô xít, thiếc,…

+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit, đá quý, đá vôi,…

- Một số khoáng sản có trữ lượng lớn như than, dầu khí, apatit, đá vôi, sắt, crôm, bôxit, đồng, thiếc,…

Câu 19: Chứng minh tài nguyên khoáng sản nước ta rất phong phú, đa dạng nhưng phân bố không đồng đều trong không gian.

Trả lời:

- Than đá có trữ lượng lớn, phân bố tập trung ở bể than Quảng Ninh với trữ lượng hơn 7 tỉ tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: có tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, tập trung ở vùng thềm lục địa phía Nam. Các mỏ đang khai thác là Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng…

- Đá vôi: tổng trữ lượng lên đến 8 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Câu 20:  Quan sát Atlat Địa lí Việt Nam – trang 8 và cho biết tên những mỏ sắt của nước ta.

Trả lời:

Những mỏ sắt của nước ta là: Tùng Bá, Trấn Yên, Trại Cau, Thạch Khê, Văn Bàn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay