Bài tập file word Hoá học 8 kết nối Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P3)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Hoá học) kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Một số hợp chất thông dụng (P3). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Hoá học 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức
CHƯƠNG II. MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG PHẦN 3
Câu 1: Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?
Trả lời:
Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị
- quỳ tím chuyển màu xanh
- khi nhỏ vài giọt phenolphthalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng
Câu 2: Hãy phân loại oxide.
Trả lời:
- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại là oxide kim loại và oxide phi kim
- Dựa vào tính chất hóa học, oxide có thể phân thành bốn loại là oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.
Câu 3: Hãy nêu tính chất vật lí và các ứng dụng của sulfuric acid.
Trả lời:
- Sulfuric acid là chất lỏng không màu, không bay hơi, sánh như dầu ăn, nặng gần gấp 2 lần nước. Sulfuric acid tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
- Các ứng dụng của sulfuric acid:
+ Sản xuất phẩm nhuộm
+ Sản xuất giấy, tơ sợi
+ Sản xuất sơn
+Sản xuất chất dẻo
+ Sản xuất chất tẩy rửa
+ Sản xuất phân bón.
Câu 4: Nêu một vài tính chất hóa học của muối
Trả lời:
Một số tính chất hoá học của muối:
+ Dung dịch muối tác dụng với kim loại
+ Muối tác dụng với dung dịch acid
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch base
+ Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
Câu 5: Hãy cho biết các nguyên tố dinh dưỡng trong phân đạm, phân lân, phân kali, phân NPK.
Trả lời:
Phân bón |
Nguyên tố dinh dưỡng chính |
phân đạm |
N |
phân lân |
P |
phân kali |
K |
phân NPK |
N, P, K |
Câu 6: Người ta thường tránh muối dưa hay đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm vì sao?
Trả lời:
Vì muối dưa hay sữa chua có chứa acid, có thể tác dụng với dụng cụ làm bằng kim loại như nhôm. Vậy nên nếu muối dưa, đựng sữa chua trong các dụng cụ làm bằng nhôm lâu ngày dụng cụ sẽ bị hỏng.
Câu 7: Hydrochloric acid HCl 0,1M có pH=1; acetic acid CH3COOH 0,1M có pH3. Hãy so sánh độ mạnh của hai acid trên.
Trả lời:
Vì hai acid trên có cùng nồng độ, ⇒ hydrochloric acid mạnh hơn acetic acid.
Câu 8: Nêu hiện tượng xảy ra khi mới dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong trong một khoảng thời gian.
Trả lời:
Khi cho carbon dioxide tác dụng với dung dịch nước vôi trong thấy có kết tủa trắng tạo ra làm vẩn đục dung dịch.
Sau đó, kết tủa tăng đến tối đa, nếu thêm tiếp CO2 vào thì kết tủa lại dần bị hòa tan
Câu 9: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(1) C + O2 ----> ..?..
(2) N2 + O2 ----> ..?..
(3) Cl2 + O2 ----> ..?..
(4) Fe + O2 ----> ..?..
Hãy hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên sản phẩm tạo thành.
Trả lời:
(1) 2C + O2 → 2CO (Carbon monoxide)
(2) N2 + O2 → 2NO (Nitric oxide)
(3) 2Cl2 + 2O2 → 2Cl2O (Dichlorine monoxide)
(4) 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 (Iron(III) oxide)
Câu 10: Cho các chất sau CaO, H2SO4, Fe(OH)2, FeSO4, CaSO4, HCl, LiOH, MnO2, CuCl2, Al(OH)3, SO2. Xác định các muối có trong dãy trên.
Trả lời:
Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.
=> Các muối là: FeSO4, CaSO4, CuCl2
Câu 11: Kể tên các nguyên tố hoá học mà cây trồng cần với số lượng nhiều (nhóm nguyên tố đa lượng), trung bình (nhóm nguyên tố trung lượng) và ít (nhóm nguyên tố vi lượng) và nêu vai trò của chúng đối với sự phát triển cây trồng.
Trả lời:
- Nhóm nguyên tố đa lượng: N, P, K.
+ Vai trò của N: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất của cây.
+ Vai trò của P: Cần cho cây trồng nở hoa, đậu quả và phát triển bộ rễ.
+ Vai trò của K: Chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất trong cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều.
- Nhóm nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S.
+ Các nguyên tố Ca và Mg cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.
+ Thực vật cần S để tổng hợp nên protein. Lưu huỳnh (sulfur) được hấp thụ bởi thực vật dưới dạng muối sulfate tan.
- Nhóm nguyên tố vi lượng: Zn, Mn, Fe, Cu, B … tuy cần với hàm lượng ít nhưng không thể thiếu đối với cây trồng. Chúng giúp kích thích quá trình sinh trưởng, trao đổi chất của cây trồng.
Câu 12: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?
Trả lời:
Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến … có chứa một lượng acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt, khi đó có phản ứng trung hoà acid – base xảy ra làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.
Câu 13: Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của oxide base và oxide acid. Lấy magnesium oxide và sulfur dioxide làm ví dụ.
Trả lời:
- Tính chất hoá học của oxide base: Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O.
- Tính chất hoá học của oxide acid: Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.
Câu 14: Cho hình ảnh sau
Quan sát hiện tượng xảy ra ở mỗi ống nghiệm và thực hiện yêu cầu
- Viết phương trình hóa học giải thích hiện tượng xảy ra.
- Thảo luận nhóm rút ra kết luận về tính chất hóa học của muối.
Trả lời:
- (1) Fe + CuSO4→ FeSO4 + Cu
Hiện tượng: Chất rắn màu trắng xám Iron (Fe) bị 1 lớp đồng đỏ phủ lên bề mặt.
(2) BaCl2 + H2SO4 → 2HCl + BaSO4↓
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch.
(3) BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaCl
Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng trong dung dịch.
(4) CuSO4 + NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu xanh lam không tan trong dung dịch.
- Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới
Muối + acid → muối mới + acid mới
Muối + muối → 2 muối mới
Muối + base → muối mới + base mới
Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa (không tan)
Câu 15: Tại sao cần bổ sung các nguyên tố đa lượng như nitrogen, phosphorus, potassium dưới dạng phân bón cho cây trồng?
Trả lời:
Nhìn chung các nguyên tố đa lượng cung cấp các dưỡng chất để giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển một cách toàn diện. Nhóm này bao gồm các phân đạm (N), lân (P) và Kali (K), là dưỡng chất thiết yếu không thể thiếu cho cây trồng.
Dưỡng chất |
Đạm (N) |
Lân (P) |
Kali (K) |
Vai trò |
+ Tham gia vào quá trình tạo thành các tế bào thực vật và quá trình quang hợp. + Cung cấp dinh dưỡng để cây tăng trưởng, phát triển cành lá, giúp tăng năng suất |
+ Rất cần cho sự hình thành các bộ phận mới của cây. + Kích thích bộ rễ phát triển mạnh, ăn sâu lan rộng trong lòng đất để hút chất dinh dưỡng cần thiết cho cây + Kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và ra hoa tạo quả. + Tăng khả năng chống chịu của cây trước các yếu tố thời tiết không thuận lợi như: chống rét, chống hạn, chịu độ chua cho đất + Tăng sức đề kháng cho cây trước một số bệnh gây hại… |
+ Làm tăng khả năng chống chịu của cây trước các tác động không thuận lợi bên ngoài. + Giúp cho cây ra nhiều nhánh, phân cành nhiều, lá ra nhiều. + Làm cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, + Tăng cường khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét. + Tăng khả năng kháng bệnh + Tăng chất lượng nông sản và năng suất cho cây. + Làm tăng lượng đường trong quả làm cho màu sắc quảđẹp tươi, hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản quả. + Làm tăng chất bột trong củ khoai, làm tăng lượng đường trong mía. |
Thiếu |
+ Cây sinh trưởng chấm, yếu ớt + Qúa trình quang hợp kém, lá chuyển vàng nhanh, hoạt động quang hợp giảm gây giảm năng suất + Thân, cành yếu ớt. |
+ Lá cây ban đầu có màu xanh đậm rồi nhanh chóng chuyển sang màu vàng. Hiện tương này bắt đầu từ các lá phí dưới trước và từ mép lá vào trong |
+ Lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, dễ héo rũ và khô. + Lúa thiếu K sinh trưởng kém, trỗ sớm, chín sớm, nhiều hạt lép lửng, mép lá về phía đỉnh biến vàng. + Ngô thiếu K làm đốt ngắn, mép lá nhạt dần sau chuyển màu huyết dụ, lá có gợn sóng. + Thiếu K sẽ làm những chức năng chống chịu hạn, rét của cây trồng bị suy giảm đi. |
Trong quá trình trưởng và phát triển, cây trồng luôn cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để khỏe mạnh, kháng lại sâu bệnh…cho năng suất và chất lượng cao. Do đó việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách sử dụng phân bón là rất cần thiết. Trong đó, phân bón chứa các nhóm nguyên tố đa lượng được đánh giá giữ vai trò quan trọng nhất để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Tuy nhiên bón phân phải đúng liều, đúng lượng thì mới có thể giúp cây tăng trưởng tốt.
Câu 16: Cho 0,05 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl dư, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.
Trả lời:
Vì HCl dư ⇒ Tính số mol NaCl theo NaOH.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,05 0,05 mol
Khối lượng muối NaCl thu được là:
Câu 17: Công thức hóa học của một loại sắt oxide có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxide.
Trả lời:
Gọi công thức hóa học của oxide sắt cần tìm là Fe2On
=> Khối lượng của Fe trong 1 mol hợp chất là: 56.2 = 112
Khối lượng của O trong 1 mol hợp chất là: 16.n
Ta có: mFe : mO = 7 : 2 =>
=> Công thức chưa tối giản là: Fe2O2 => công thức oxide cần tìm là FeO
Câu 18: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ dưới đây
Dựa vào sơ đồ Hình 11.2 và cho biết tính chất của oxide, acid, base. Viết phương trình hoá học minh hoạ.
Trả lời:
- Tính chất của oxide:
+ Oxide base tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O.
+ Oxide acid tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O.
- Tính chất của acid:
+ Tác dụng với kim loại tạo thành muối và khí. Ví dụ:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
+ Tác dụng với base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
HCl + NaOH → NaCl + H2O.
+ Tác dụng với oxide base tạo thành muối và nước. Ví dụ:
H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + H2O.
+ Tác dụng với muối tạo thành muối mới và acid mới. Ví dụ:
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.
- Tính chất của base:
+ Tác dụng với acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + H2SO4 → CaSO4 + 2H2O.
+ Tác dụng với oxide acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O.
+ Tác dụng với dung dịch muối tạo thành muối mới và base mới. Ví dụ:
Ca(OH)2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaOH.
Câu 19: Tại sao đối với từng loại đất cần lựa chọn phân lân thích hợp?
Trả lời:
Phân lân chủ yếu dùng bón lót, phân dễ tiêu như Super lân có thể dùng bón thúc.
Tùy loại đất chua ít hay nhiều mà chọn loại phân lân thích hợp.
+ Super Lân được sản xuất chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng nên lân này có PH từ 4 – 4,5 gây chua đất. Nên không thích hợp bón cho đất chua, thích hợp bón cho đất hơi chua hoặc trung tính. Nếu bón trên đất chua phèn nên bón phối hợp với vôi và các loại phân lân khác (như lân nung chảy).
+ Lân nung chảy có tính kiềm (PH = 8 – 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Nên thích hợp bón cho đất phèn, đất bạc màu.
Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp.
Bón quá nhiều lân có thể làm cho cây bị thiếu một số nguyên tố vi lượng nên thường bón phân lân kết hợp với bón bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu.
– Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất super lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất.
Câu 20: Công thức hóa học của một loại nhôm oxide có tỉ lệ khối lượng mAl : mO= 4 : 3. Xác định công thức hóa học của oxide.
Trả lời:
Gọi công thức hóa học của oxide nhôm cần tìm là AlxOy.
Khối lượng của Al trong 1 mol hợp chất là 27x (với x là số mol của Al).
Khối lượng của O trong 1 mol hợp chất là 16y (với y là số mol của O).
Tỉ lệ khối lượng là mAl : mO = 4 : 3 có thể biểu diễn thành 27x : 16y = 4 : 3.
Giải hệ phương trình này để tìm x và y, ta có x = 4 và y = 3.
Vậy công thức hóa học của oxide nhôm là Al4O3.