Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 6: Truyện (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 6: Truyện (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều

ÔN TẬP BÀI 6. TRUYỆN (PHẦN 2)

Câu 1: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?

  1. a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương.
  2. b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác.
  3. c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp.
  4. d) Khi làm bài tập làm văn.
  5. e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo.
  6. g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.

Trả lời:

- Những trường hợp nên dùng từ ngữ địa phương : a

- Những trường hợp không nên dùng từ ngữ địa phương : b, c, d, e, g

Câu 2: Sưu tầm một số câu thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác) có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

                                                                          (Hò ba lí của Quảng Nam)

Câu 3: Tìm các câu ca dao, tục ngữ có chứa từ ngữ địa phương miền bắc

Trả lời:

  1. Đường xứ Nghệ quanh quanh
    Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
  2. Ai đi trẩyhội chùa Hương
    Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
    Mớ rau sắng, quả mơ non
    Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?

Câu 4: Hãy trình bày một số nét cơ bản về tác giả Nam Cao?

Trả lời:

- Nam Cao (1917-1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân), tỉnh Hà Nam.

- Ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.

- Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996)

- Tác phẩm chính: các truyện ngắn Chí Phèo (1941), Giăng sáng (1942), Đời thừa (1943), Lão Hạc (1943),…

Câu 5: Truyện ngắn Lão Hạc sử dụng ngôi kể thứ mấy? Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì?

Trả lời:

- Truyện ngắn Lão Hạc kể theo ngôi thứ nhất.

- Người kể chuyện: ông giáo (một nhân vật trong truyện)

- Tác dụng:

+ Việc kể ở ngôi thứ nhất khiến cho mạch kể linh hoạt.

+ Là người gần gũi với lão Hạc, chứng kiến toàn bộ cảnh đời của lão Hạc nên câu chuyện do ông giáo thuật lại trở nên chân thực, giàu cảm xúc, khách quan.

Câu 6: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần?

Trả lời:

Bố cục của văn bản gồm: 3 phần.

- Phần 1: Từ đầu đến “…chứ đâu còn là con tôi?”: Nỗi nhớ thương con da diết của lão Hạc.

- Phần 2: Từ “Lão Hạc ơi!...” đến “Tôi bây giờ có làm gì được đâu!”: Hoàn cảnh đáng thương của lão Hạc.

- Phần 3: Còn lại: Sự day dứt, dằn vặt của lão Hạc khi bán con chó Vàng và cái chết đau đớn của lão.

Câu 7: Xác định và nêu ý nghĩa của hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé trong “Trong mắt trẻ”

Trả lời:

- Hoàn cảnh diễn ra cuộc gặp giữa nhân vật “tôi” và hoàng tử bé là khi nhân vật “tôi” xảy ra một tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra (Sahara) trong sự cô độc giữa chốn hoang vu hiu quạnh nhân vật “tôi” đã gặp hoàng tử bé.

- Ý nghĩa: Cuộc gặp gỡ này đã giúp cho nhân vật “tôi” tìm được một người bạn có thể thấu hiểu được nhân vật “tôi”, thực sự hiểu nhân vât “tôi” vẽ gì và cũng chỉ có cậu bé là người yêu cầu phi công vẽ cho mình một bức tranh. Hoàng tử bé xuất hiện như một liều thuốc chữa lành tâm hồn khi nhân vật tôi đang loay hoay sửa chữa để cứu sống mình trong vụ tai nạn này.

Câu 8: Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” sau khi chia tay hoàng tử bé và trở về nhà. Theo em nguyên nhân nào khiến nhân vật “tôi” mong gặp lại hoàng tử bé?

Trả lời:

- Sau sáu năm trời qua, nhân vật “tôi” đã phần nào nguôi ngoai nhưng vẫn luôn nghĩ về hoàng tử bé và bức tranh mà nhân vật “tôi” vẽ. Nhân vật “tôi” tự đặt ra các câu hỏi “Chuyện gì đã xảy ra trên hành tinh của cậu? Có thể là con cừu đã ăn mất bông hoa” và lại tự nhủ: “Chắc chắn không! Hoàng tử bé đêm nào cũng đặt bông hoa trong lồng kính, và câu trông chừng con cừu rất kĩ..”. Tâm trạng của nhân vật “tôi” có lúc hạnh phúc dâng trào, có lúc trở nên buồn da diết.

- Nguyên nhân khiến nhân vật “tôi” mong muốn gặp lại hoàng tử bé là do nhân vật “tôi” muốn được sống với những ước mơ của mình một lần nữa, được thấu hiểu được đồng cảm với ước mơ của mình.

Câu 9: Tóm tắt văn bản Người thầy đầu tiên

Trả lời:

Đoạn trích Người thầy đầu tiên là lời kể lại của người họa sĩ và An-tư-nai về một người thầy đầu tiên của họ và của cả ngôi làng. Đuy-sen là một người thầy tuyệt vời, không chỉ vận động các học sinh tới trường, thầy còn tự tay cõng các em nhỏ qua suối, không quản thời tiết lạnh buốt hay bị những kẻ cưỡi ngựa châm chọc. Thầy Đuy-sen quan tâm đến các học sinh và đặc biệt là An-tư-nai, mong cô bé có thể lên thành phố lớn học tập. Câu chuyện kể lại từ An-tư-nai khiến người họa sĩ đồng hương cảm thấy day dứt và muốn vẽ bức tranh thật đẹp về hai thầy trò.

Câu 10: Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của Người thầy đầu tiên

Trả lời:

Người thầy đầu tiên là truyện vừa, sáng tác năm 1962, lấy bối cảnh cuộc sống ở một vùng Quê miền núi còn rất lạc hậu ở Cư-rơ-gư-đơ-xtan (Kyrgyzstan) vào những năm đầu thế kỉ XX. Nhân vật chính là An-tu-nai (Altyna), một cô bé mồ côi, phải sống với gia đình chú thím, bị đối xử tàn nhẫn,… Thầy Đuy-sen (Dyuishen) đã kiên trì dạy An-tu-nai học chữ; hết lòng bảo vệ và giúp An-tu-nai có cơ hội lên thành phố tiếp tục việc học hành. An-tư-nai rất yêu quý thầy Đuy-sen nhưng do hoàn cảnh, thầy trò phải xa cách rồi bật tin nhau. Mấy chục năm sau, An-tư-nai đã là một viện sĩ, trở về thăm làng và gặp lại người thầy đầu tiên của minh trong một tình huống rất éo le. Bà đã viết thư nhờ người hoạ sĩ đồng hương kể lại câu chuyện về thầy Đuy-sen như một hành động chuộc lỗi.

Câu 11: Tìm chi tiết trong “Lão Hạc” làm rõ tam trạng của Lão Hạc sau khi bán chó.

Trả lời:

Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó:

- Thái độ, cử chỉ:

+ Lão cố làm ra vui vẻ, cười như mếu

+ Đôi mắt lão ầng ậng nước

+ Mặt … co rúm, vết nhăn xô lại, ép …nước mắt

+ Cái đầu ….ngoẹo, miệng móm mém…mếu

+ Lão hu hu khóc

- Suy nghĩ: con chó không biết gì, già rồi còn đánh lừa một con chó.

- Nghệ thuật: sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh, động từ có sức gợi tả cao.

→ Tâm trạng đau đớn, xót xa, dằn vặt, ân hận, tự trách mình

=> Lão Hạc là người nhân hậu, tình nghĩa, thuỷ chung, giàu tình yêu thương.

Câu 12: Em có nhận xét gì về nhân vật ông giáo (hoàn cảnh, suy nghĩ, thái độ, tình cảm dành cho lão Hạc,…)? Chỉ ra vai trò của nhân vật này trong văn bản.

Trả lời:

- Ông giáo là một tri thức nghèo, ông còn yêu quý mấy quyển sách hơn là những ngón tay của mình. Sau khi lão Hạc bán chó ông vô cùng thấu hiểu và đồng cảm với lão. Có lúc ông giáo đã hiểu nhầm lão Hạc nhưng khi chứng kiến cái chết của lão, ông giáo đã rất thương cảm và kính trọng nhân cách, tấm lòng nhân hậu của lão. Ông giáo là một người giàu lòng trắc ẩn, luôn thấu hiểu và đồng cảm với hoàn cảnh của những người nghèo khó

- Ông giáo là người kể chuyện, vừa trực tiếp chứng kiến hoàn cảnh của lão Hạc vừa tham gia vào câu chuyện của lão. Ông giáo đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, tâm trạng của bản thân.

Câu 13: Theo em, điều gì đã dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ? Điều này có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Điều dẫn đến sự khác nhau trong cách nhìn của hoàng tử bé và những người lớn đối với bức tranh con trăn mà nhân vật “tôi” đã vẽ là độ tuổi, lí trí và trực giác của mỗi người khác nhau, đối với người lớn luôn nhìn vào những cái thiết thực nên khi nhìn vào bức tranh họ đã nói đó là “cái mũ”, đối với độ tuổi của trẻ con mơ mộng thì người lớn luôn luôn cần giải thích.

- Độ tuổi, lí trí và trực giác có tác động đến cách nhìn của hoàng tử bé với những bức tranh con cừu. Vì sự tưởng tượng, ngây thơ, hồn nhiên tò mò với thế giới xung quanh của những đứa trẻ là vô hạn.

Câu 14: Nêu ba khái niệm “từ ngữ toàn dân”, “từ ngữ địa phương” và “biệt ngữ xã hội”?

Trả lời:

- Từ ngữ toàn dân: là những từ được sử dụng phổ biến và thống nhất trong toàn thể nhân dân. Ví dụ: bố, mẹ, dứa, lợn, trâu, gà, chó…

- Từ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Ví dụ: thầy, u, tía, má, thơm, heo, bông,…

- Biệt ngữ xã hội là những từ chỉ được sử dụng bởi một tầng lớp xã hội. Tầng lớp xã hội có thể là vua, quan trong triều đình phong kiến, tầng lớp thượng lưu trong xã hội Việt Nam, thương nhân, tài xế, quân nhân, sinh viên, người cùng tôn giáo, cùng nghề nghiệp.

Câu 15: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?

Trả lời:

- Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp mà sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội cho phù hợp.

- Không phải đối tượng giao tiếp nào cũng có thể hiểu được từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

Câu 16: Giải thích nghĩa của các từ địa phương được in đậm dưới đây bằng các từ toàn dân cùng nghĩa:

  1. a) …Lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến….

(Nam Cao)

  1. b) Đón ba, nội gầy gò, cười phô cả lợi:

- tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm. (Nguyễn Ngọc Tư)

  1. c) Một hôm, chú Biểu đến nhà, chú mang theo xâu ếch dài thiệt dài, bỗ bã:

- Cái này má gởi cho mầy, má biểu phải đem đến tận nhà. (Nguyễn Ngọc Tư)

Trả lời:

Giải thích nghĩa của các từ ngữ in đậm:

  1. Dòm ngó: nhòm ngó
  2. Ba: bố

    Nội: bà nội

    Má: mẹ

  1. Thiệt: thật

    Gởi: gửi

    Mầy: mày 

    Biểu: bảo, nói

 

Câu 17: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay.

Trả lời:

Đối với thế hệ trẻ ngày nay mạng xã hội đã trở nên quá quen thuộc việc xưng hô và sử dụng từ ngữ trên mạng xã hội cũng vô cùng phong phú, trong đó có sử dụng cả biệt ngữ xã hội. Trước hết ta cần xác định biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được sử dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định, chỉ những người trong cùng tầng lớp đó mới hiểu. Biệt ngữ xã hội của lớp trẻ thường sử dụng là chém gió, ngỗng, g9, hai năm mươi, trẻ trâu, trúng tủ… Từ ngữ xã hội không phổ biến như từ ngữ toàn dân nên khi sử dụng ta cần chú ý đến tính ứng dụng của nó.

Câu 18: Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong những câu sau (ở tác phẩn Bỉ vỏ của Nguyên Hồng) có tác dụng thể hiện đặc điểm của các nhân vật như thế nào?

  1. a) Nó hết sức theo dõi những không làm sao đến gần được vì “bỉ” này “hắc” lắm.
  2. b) Cái “cá” ngon làm vậy thằng “vỏ lõi” nó còn “mõi” được huống hồ chị…

Trả lời:

  1. Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu a có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật nữ được nhắc đến. Nhân vật nữ được nhắc đến là một người con gái cẩn thận và khôn ngoan. Qua các biết ngữ được sử dụng, có thể thấy, người nói phải có độ hiểu biết xã hội nhất định nếu không sẽ không hiểu về biệt ngữ, không biết cách dùng nó.
  2. Việc sử dụng các biệt ngữ xã hội (có dấu ngoặc kép) trong câu b có tác dụng thể hiện đặc điểm của nhân vật ăn cắp được nhắc đến. Các biệt ngữ xã hội dùng trong câu nhằm nói đến hành động ăn cắp ví tiền của một kẻ cắp nhỏ tuổi. Nếu không hiểu biết về biệt ngữ, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của câu. Qua các biệt ngữ được sử dụng trong câu, người đọc có thể thấy, người nói là một người có sự hiểu biết về các biệt ngữ dùng cho trường hợp miêu tả lại người có hành vi trộm cắp và cách thức trộm cắp.

Câu 19: Đặt câu với những từ ngữ địa phương sau: heo, bắp, mần.

Trả lời:

- Lan ơi, vào ăn bắp đi con!

- Con heo này nặng gần nửa tạ.

- Cha của anh nhìn xuống và bàn tay ông mần mò trên bậu cửa sổ.

Câu 20: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật lão Hạc.

Trả lời:

Qua ngòi bút tài ba của nhà văn hiện thực Nam Cao hình ảnh người nông dân khốn khổ đã được tác giả khắc họa rõ nét chân thực trong truyện ngắn Lão Hạc. Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai bỏ đi làm đồn điền cao su, lão sống lủi thủi một mình với con chó. Trải quan một trận ốm nặng sức khỏe lão yếu đi bất lực trước hoàn cảnh lão đã ra quyết định bán cậu vàng đi. Lão ân hận lắm trước khi ra đi lão chọn ông giáo – một trí thức nghèo đồng thời cũng là người bạn của ông gửi gắm lại mảnh đất cho con trai và số tiền lo ma chay. Ông lão sao phải khổ vậy, ông không khát khao sống ư? Sau khi nhờ cậy ông giáo xong, ông lão vẫn cố gắng hôm thì ăn khoai, hết thì tìm ăn củ chuối nhưng cái hiện thực tàn khốc cứ đẩy ông tìm đến cái chết. Một cái chết đau đớn, một cái cái dữ dội bằng cách ăn bả chó. Lão Hạc là đại diện tiêu biểu cho những người nông dân trong xã hội xưa, ông sống một cuộc sống nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng, giàu tình yêu thương con và nhân cách trong sạch. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống, lối kể truyện chân thực và sâu sắc tác giả đã thành công giúp người đọc hình dung về số phận những người nông dân khốn khổ nhưng có phẩm chất cao đẹp của người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám.

Câu 21: Qua truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu thế nào về cuộc đời, số phận của người nông dân trong xã hội cũ?

Trả lời:

- Cuộc đời của những người nông dân trong xã hội cũ là những người nông dân cực khổ, nghèo túng, bất hạnh.

- Họ bị xã hội đè nén, áp bức, rơi vào tình trạng khốn khó, cùng cực.

- Họ là người nông dân hiền lành, lương thiện, giàu lòng tự trọng, sống trong hoàn cảnh nào cũng giữ được bản thân trong sạch.

Câu 22: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong khi gặp hoàng tử bé.

Trả lời:

Nhân vật “tôi” là một phi công có ước mơ về hội họa nhưng vì nghe quá nhiều lời chê bai đã từ bỏ sự nghiệp làm họa sĩ từ đó. Một lần, không may xảy ra một vụ tai nạn trên sa mạc Sa-ha-ra khi đang tự mình xoay xở với công việc sửa chữa động cơ bị hỏng để cứu sống mình. Giữa một sa mạc hoang vu không bóng người nhân vật “tôi” đã gặp hoàng tử bé. Cậu như một nguồn nước mát tưới vào tâm hồn cằn cỗi của nhân vật “tôi”. Cậu bé là người duy nhất yêu cầu nhân vật “tôi” vẽ tranh khiến người phi công giật bắn mình rồi đến sững sờ, có thể nói cậu bé  cũng là người duy nhất hiểu được bức tranh con voi bị con trăn nuốt trong bụng của nhân vật “tôi”. Hoàng tử bé khiến cho sự cô độc bấy lâu nay của nhân vật “tôi” tan biến hoàn toàn khi tiếp xúc với cậu, nhân vật “tôi” dường như đã bỏ quên đi thực tại để sống lại với ước mơ thời thơ ấu, được sống lại với những hồn nhiên mơ mộng của tuổi trẻ.

Câu 23: Em rút ra được thông điệp gì từ sau khi đọc đoạn trích “Trong mắt trẻ”?

Trả lời:

- Thông điệp “Hãy nhìn nhận thế giới bằng trái tim” thế giới mưu toan làm con người trở nên không nhận diện được trước sự vận hành của nó, con người cần nhìn lại thế giới một lần nữa, cần đặt nhiều khía cạnh khác nhau khi đánh giá một vấn đề và cần dùng trái tim để cảm nhận.

Câu 24: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ ngữ địa phương.

Trả lời:

Vào mỗi sáng trên quê hương tôi, một vùng sông nước. Từng đoàn thuyền, ghe nối đuôi nhau chở những chuyến hàng để bán sớm. Những cô, những bác, những anh chị trao đổi hàng hóa rất tấp nập. Tiếng cười nói xen lẫn tiếng va lanh cạnh vào mạn ghe. Nhìn khung cảnh đó thật đẹp biết bao. Chợ nổi quê tôi bán đất nhiều mặt hàng. Trên mỗi đầu ghe lại treo những mặt hàng mà ghe đó bán. Ví dụ ghe chở thơm, thuyền chở dưa hấu, thuyền chở mãng cầu. Lại có những bác bán hàng rong, bán bún, bán hủ tiếu. Không khí chợ buổi sáng rất tấp nập. Ai cũng mong muốn bán được rất nhiều hàng nhất có thể. Trên khuôn mặt những người dân quê tôi luôn ở một nụ cười hiền hậu.

Câu 25: Em hãy phân biệt biệt ngữ xã hội và các từ thuộc về nghề nghiệp?

Trả lời:

+ Biệt ngữ xã hội: dùng trong một tầng lớp (tầng lớp học sinh, sinh viên; tầng lớp các tôn giáo khác nhau, tầng lớp phong kiến xưa…)

+ Các từ ngữ trong một cùng một nghề nghiệp: đó là từ ngữ chuyên ngành thuộc một số ngành nghề chỉ sử dụng trong bộ phận những người cùng một ngành nghề đó. Nó là những từ biểu thị sản phẩm, công cụ hay quy trình sản xuất có tính khác biệt của từng nghề khác nhau.

Ví dụ:

+ Nghề dệt: xa, ống, sợi hồ, sợi mộc, thoi, go…

+ Nghề mộc: bào, cưa, máy phay, máy tiện, đục, trạm trổ…

+ Nghề làm mòn: vách, lá, móc, bắt vanh…

Câu 26: Tìm một ví dụ ( thơ hoặc ca dao ) có dùng từ ngữ địa phương. Gạch dưới từ ngữ địa phương đó.

Trả lời:

Chuối dầu vườn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

(Trần Hữu Chung)

 - Gan chi gan rứa mẹ nờ ?

   Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai . (Tố Hữu)

- Bầm ơi có rét không Bầm

  Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn

(Bầm ơi - Tố Hữu)

- Đứng bên ni đồng ngó bên tờ đồng mênh mông bát ngát

  Đứng bên đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông.

Câu 27: Nêu giá trị nội dung “Lão Hạc”

Trả lời:

- Qua đoạn trích tác giả đã thể hiện sự chân thực và cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội phong kiến cũ và ca ngợi những phẩm chất cao quí của họ. Đồng thời cũng cho thấy sự yêu thương trân trọng của Nam Cao đối với những người nông dân như thế.

Câu 28: Nêu giá trị nghệ thuật “Lão Hạc”

Trả lời:

- Kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, khách quan.

- Xây dựng nhân vật tiêu biểu, điển hình

- Kết hợp triết lí và trữ tình.

Câu 29: Nêu giá trị nội dung “Trong mắt trẻ”

Trả lời:

Tác phẩm thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

Câu 30: Nêu giá trị nghệ thuật Trong mắt trẻ

Trả lời:

Tác phẩm thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay