Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 10: Văn bản thông tin (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 cánh diều
ÔN TẬP BÀI 10. VĂN BẢN THÔNG TIN (PHẦN 2)
Câu 1: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích gì?
Trả lời:
Văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết nhằm mục đích giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Câu 2: Văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi được viết theo trình tự nào?
Trả lời:
Từ thông tin khách quan về cuốn sách đến những ý kiến chủ quan của người giới thiệu về giá trị nội dung nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.
Câu 3: Theo em, có thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, không thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được vì nó khiến người đọc khó theo dõi nội dung.
Câu 4: Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết nào trong văn bản? Theo em, vì sao người giới thiệu lại chọn hình ảnh này?
Trả lời:
Hình ảnh bìa sách trong bài viết thể hiện chi tiết giới thiệu nội dung tác phẩm, cụ thể hơn là ở phần giới thiệu nội dung Trần Quốc Toãnin được đánh giặc ngoại xâm. Theo em, người giới thiệu lại chọn hình ảnh này vì bìa sách đã khái quát được nội dung nổi bật của tác phẩm, thể hiện được tư thế hiên ngang của Trần Quốc Toản trước quân địch. Việc đưa hình ảnh vào đoạn này giúp người đọc phần nào tưởng tưởng, hình dung được câu truyện.
Câu 5: Văn bản Bộ phim Người cha và con gái được trình bày theo trình tự nào?
Trả lời:
Từ thông tin khách quan về cuốn phim đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem, người giới thiệu về nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của bộ phim đó.
Câu 6: Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái không? Vì sao?
Trả lời:
Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái. Vì nội dung bài giới thiệu khơi gợi lên trong em nỗi nhớ về người cha đã mất của mình. Em muốn xem và cảm nhận những cung bậc cảm xúc mà bộ phim sẽ mang lại cho mình.
Câu 7: Theo em, có thể đảo trật tự trình này nội dung của các phần trong văn bản được không? Vì sao?
Trả lời:
Theo em, không thể đảo trật tự trình bày nội dung của các phần trong văn bản được vì nó khiến người đọc khó theo dõi nội dung.
Câu 8: Từ bài giới thiệu về nội dung phim Người cha và con gái. Em hãy viết một đoạn văn ngắn giới thiệu tóm tắt về nội dung bộ phim mà em yêu thích?
Trả lời:
Có một bộ phim hoạt hình nổi tiếng mà tôi nghĩ ai trong chúng ta cũng đã từng xem qua, và đó là bộ phim Tom và Jerry. Hầu như không ai là không biết về câu chuyện giữa chú mèo Tom khốn khổ và chú chuột tinh quái Jerry, và nó là một phần ký ức trong tuổi thơ của tôi. Bộ phim kể về cuộc sống dưới một mái nhà giữa hai kẻ thù Tom và Jerry, và dĩ nhiên mèo và chuột thì khó mà thân thiết với nhau được. Bà chủ của Tom là một người rất sợ chuột, vậy nên bà ta luôn yêu cầu Tom phải bắt cho được chú chuột nhỏ đang sống trong một cái hang mà chú đào trên vách tường. Tom thì lại là một chú mèo có phần hơi lười biếng, và thường cậu ấy phải đuổi bắt Tom để không bị bà chủ mắng hoặc là để đổi lấy một bữa ăn ngon. Đôi khi chuột Jerry cũng bày ra nhiều trò đùa tinh quái để trêu chọc Tom như là giật lông hoặc uống trộm hết sữa của chú mèo ấy. Một nhân vật khác trong phim là chú chó Spike, và chú ta thì không có vẻ gì là thích mèo Tom cho lắm. Trong những màn rượt đuổi của hai nhân vật chính, đôi khi chúng chạy ra vườn – nơi ở của Spike – và làm phiền đến giấc ngủ của chú ta. Hầu hết thời gian thì Tom sẽ là người hứng chịu cơn giận của Spike trong khi Jerry được một tràng cười lớn. Cốt truyện đơn giản là thế nhưng bộ phim Tom và Jerry luôn thu hút được đông đảo khán khả ở nhiều lứa tuổi nhờ vào các nhân vật đáng yêu và tình tiết vui nhộn. Dù đã nhiều năm trôi qua, nhưng các kênh truyền hình vẫn thường xuyên chiếu lại bộ phim này, và đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của các em nhỏ.
Câu 9: Có ý kiến cho rằng nội dung của bộ phim Cha và con gái “gây ám ảnh suốt hai thập kỉ”. Em hãy làm rõ ý kiến trên?
Trả lời:
- Dù trong phim hay trong đời thực, người cha vẫn luôn là tượng đài vĩnh cữu, là bến bờ yêu thương của mọi đứa con. Qua bộ phim, ai cũng hiểu được rằng, bên cạnh tình yêu bao la như biển cả mẹ dành cho chúng ta, còn có cả trái tim ấm áp của người cha nữa.
- Đối với bộ phim hoạt hình ngắn chỉ dài 8 phút này, trải qua suốt hơn hai thập kỷ, sức lay động của phim vẫn có tác động đáng kể đối với người xem thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Mỗi người khi xem lại bộ phim ở một độ tuổi khác nhau, người xem sẽ có những cảm nhận mới, những thấu hiểu mới, và hầu như ai xem xong cũng đều không kìm được xúc động.
Câu 10: Phân biệt giới thiệu phim và phân tích một tác phẩm văn học?
Trả lời:
- Giống nhau: Thông tin trong văn bản giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim thường được trình bày theo thứ tự: Từ thông tin khái quát về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của cuốn sách, bộ phim; từ thông tin khách quan về cuốn sách, bộ phim đến những ý kiến chủ quan của người xem hoặc người giới thiệu về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách, bộ phim đó. Chính vì thế, bài giới thiệu một bộ phim có nhiều nội dung giống với bài phân tích tác phẩm văn học.
- Khác nhau:
+ Giới thiệu phim chú trọng hơn các thông tin khác quan (nêu thông tin về tác giả, nhan đề, nhà xuất bản, tóm tắt tác phẩm,…)
+ Để tăng hiệu quả của việc cung cấp thông tin, người viết có thể sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, sơ đồ… trong bài giới thiệu.
Câu 11: Câu kể là câu như thế nào? Cho ví dụ?
Trả lời:
- Câu kể là câu được dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định…) về sự vật sự việc. Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến. Ví dụ, câu “Trời sắp mưa đấy!” được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà).
Câu 12: Ghép các thành phần in đậm với nghĩa phù hợp:
Thành phần tình thái |
Nghĩa |
a) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (Kim Lân) |
1) biểu thị ý phỏng đoán, dè dặt về điều nêu sau đó |
b) Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn…(Nam Cao) |
2) biểu thị ý: điều sắp nêu ra mới là sự thật và có phần trái với điều nói trước đó |
c) Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. (Nam Cao) |
3) biểu thị ý không khẳng định chắc chắn điều nêu sau đó |
d) Có lẽ tôi bán cho chó đất, ông giáo ạ! (Nam Cao) |
4) biểu thị ý xác nhận: sự việc quả đúng như vậy |
e) Chi Dậu dường như tủi thân, cúi xuống gạt thầm nước mắt. (Ngô Tất Tố) |
5) biểu thị ý băn khoăn, nghi ngờ về tính chân thực của điều nêu sau đó. |
Trả lời:
- a) – 5)
- b) – 2)
- c) – 3)
- d) – 4)
- e) – 1)
Câu 13: Tìm thành phần phụ chú trong các câu dưới đây. Chỉ ra dấu hiệu hình thức để nhận biết và tác dụng của thành phần đó trong mỗi câu.
- a) Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thú vị - làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quanh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm cô đơn, mơ hồ ngoài quãng đống xa vắng… (Trần Hữu Tá)
- b) Bộ phim có những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,… (Bộ phim “Người cha và con gái”)
- c) Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu- đốc đơ Guýt. (Bộ phim “Người cha và con gái)
- d) “Người cha và con gái” (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000. (Bộ phim “Người cha và con gái”)
Trả lời:
- làng Mỹ Lý.
- Dấu hiệu hình thức: Đặt giữa hai dẫu gạch ngang.
- Tác dụng: Giải thích không gian muốn nói đến.
- con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,...
- Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu hai chấm.
- Tác dụng: giải thích những hình ảnh nào là mang ý nghĩa ẩn dụ.
- quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt.
- Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu phẩy.
- Tác dụng: giải thích hình ảnh vùng quê trong bộ phim là hình ảnh quê hương đạo diễn.
- Father and Daughter
- Dấu hiệu hình thức: Đặt trong hai dẫu ngoặc đơn.
- Tác dụng: giải thích tên tiếng Anh của bộ phim.
Câu 14: Qua bài giới thiệu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, em hãy viết một đoạn văn giới thiệu vắn tắt về cuốn sách mà em yêu thích?
Trả lời:
Cuốn sách kể về cuộc đời của chàng trai thuộc trường phái cổ điển tên Ngạn được sinh ra và lớn lên trong ngôi làng Đo Đo ở vùng quê Quảng Nam. Tuổi thơ của cậu gắn liền với cô bạn hàng xóm Hà Lan, một cô gái mang hơi hướng hiện đại và nổi bật với đôi mắt biếc. Tuổi thơ của cả hai là chuỗi những kỉ niệm đẹp ở làng, bên đồi sim, cùng nhau cởi truồng tắm mưa, những ngày tiểu học giành nhau đánh trống trường,…và là những câu nói hồn nhiên đáng yêu cực kì của hai đứa trẻ. Cứ ngỡ rằng câu chuyện sẽ tiếp tục nhẹ nhàng như thế, bởi lẽ Ngạn đã dần dần nảy sinh tình cảm với Hà Lan, một đôi thanh mai trúc mã tưởng chừng rồi sẽ có kết quả tốt đẹp. Và giông bão nổi lên ở cái thời điểm Hà Lan rời chốn làng quê để lên thành phố học hành và bị cám dỗ bởi thành thị xa hoa. Và rồi, Hà Lan yêu say đắm Dũng – một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi vỏ nhưng lại mà một kẻ chuộng tự do, thiếu đứng đắn. Điều này đã làm cho Ngạn vô cùng đau lòng, bởi điều Ngạn mong muốn nhất bây giờ chính là Hà Lan được hạnh phúc. Mỗi khi Dũng làm Hà Lan đau lòng thì cô lại tìm đến Ngạn, anh trở thành điểm tựa, nơi trút bầu tâm sự của cô một cách tự nhiên, mỗi khi như thế Ngạn lại càng thấy đau lòng hơn như có hàng trăm con dao khứa vào trái tim của mình.Và đỉnh điểm của nỗi đau chính là Hà Lan có thai với Dũng nhưng lại bị Dũng ruồng bỏ. Hà Lan đặt tên cho con là Trà Long và đành gửi về cho bà ngoại chăm sóc. Hà Lan lặng lẽ và sâu sắc hơn bất cứ người con gái nào khác nên cô đã không chấp nhận tình yêu của Ngạn dù cô biết Ngạn yêu cô đến nhường nào.
Câu 15: Có ý kiến cho rằng: “Lá cờ thêu sáu chữ vàng là một thiên truyện vừa giáo dục nhân cách, nâng cao hiểu biết của trẻ em về lịch sử nước nhà cũng như giáo dục lòng yêu nước cho các em”. Em hãy làm rõ ý kiến trên?
Trả lời:
Bằng sức tưởng tượng và sáng tạo trong một cốt truyện phong phú giàu các chi tiết đặc sắc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy cuộc chiến hào hùng đẫm máu và nước mắt để đổi về nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt, hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên một cách chân thực, rõ ràng đến khó tin.
Bên cạnh đó, tác phẩm hướng về độc giả thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục vô cùng sâu sắc về lòng yêu nước, căm thù giặc, đặc biệt hiểu biết rất nhiều về giai đoạn lịch sử có thể nói đáng tự hào nhất của dân tộc.
Đánh giá của độc giả về tác phẩm “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”
Chính vì giá trị không hề mai một của câu chuyện. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” được rất nhiều phụ huynh cũng như các bạn đọc ưu tiên trong trong tủ sách dành cho con em mình, xứng đáng được xem là tác phẩm văn học kinh điển dành cho thiếu nhi Việt Nam.
Câu 16: Em hãy làm rõ ý nghĩa của tác phẩm: Một tác phẩm văn học xuất sắc – Một bức tranh hào hùng của lịch sử dân tộc.
Trả lời:
Câu chuyện lấy bối cảnh nhà Trần trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ hai đã nêu cao ý chí anh dũng của chàng tướng trẻ, một lòng trung quân ái quốc, căm thù quân xâm lược. Vì còn là một thiếu niên, tính còn bồng bột, đôi lần Hoài Văn không thể giữ được bình tĩnh, nhưng đáng quý hơn là ngọn lửa căm thù trong lòng chàng cũng vì thế mà lúc nào cũng ngùn ngục cháy, cả hai lần tham chiến trên núi và trên sông nước, Hoài Văn đều vô cùng bình tĩnh đối mặt với quân địch, chưa một lần chùn bước. Trước thế địch rất mạnh, chàng không hề lo sợ mà xông vào quân địch như xông vào chốn không người. Đối mặt với Toa Đô_viên tướng giỏi nhất của nhà Nguyên, chàng không vì thế mà nao núng, mặc kệ hắn là ai, với Hoài Văn chàng chỉ coi đó là giặc và nhiệm vụ của chàng là phải giết hắn. Hào khí Đông A từ lâu đã không phải là điều gì xa lạ, khí thế ngút trời của quân đội nhà Trần mãi mãi là một tiếng vang lớn truyền đến mãi muôn đời, những chiến tích lừng lẫy ngày ấy vẫn còn ghi dấu ấn trên chính non sông đất nước Việt Nam.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản một lần nữa sống dậy cùng hào khí ấy như chính hai câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca:
Hoài Văn tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công
Câu 17: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong văn bản Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ.
Trả lời:
- Nội dung: giới thiệu cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ” đến độc giả và giúp bạn mở rộng hiểu biết về thế giới và các vấn đề khoa học quan trọng.
- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, logic.
Câu 18: Nêu giá trị nội dung bộ phim Người cha và con gái
Trả lời:
Giá trị nội dung: tình cảm phụ tử xúc động, lấy khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt.
Câu 19: Nêu giá trị nghệ thuật bộ phim Người cha và con gái
Trả lời:
Giá trị nghệ thuật: Bộ phim có những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,... Phim không sử dụng lời thoại, chỉ thông qua động tác, cử chỉ, âm nhạc nền, hình ảnh để biểu đạt thông điệp
Câu 20: Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái không? Vì sao?
Trả lời:
Sau khi đọc bài giới thiệu, em có muốn xem bộ phim Người cha và con gái. Vì nội dung bài giới thiệu khơi gợi lên trong em nỗi nhớ về người cha đã mất của mình. Em muốn xem và cảm nhận những cung bậc cảm xúc mà bộ phim sẽ mang lại cho mình