Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 1: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 1: Giới thiệu chung về chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHĂN NUÔI
Câu 1: Em hãy cho biết chăn nuôi có vai trò như thế nào đối với con người và nền kinh tế?
Trả lời:
Vai trò của chăn nuôi đối với con người và nền kinh tế:
- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa…. - Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa….
- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch. - Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, voi,… phục vụ cho việc canh tác, phục vụ tham quan du lịch.
- Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn. - Cung cấp phân bón sinh học phục vụ cho nông nghiệp với số lượng lớn.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương. - Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ như lông, sừng, da, xương.
Câu 2: Vật nuôi có thể được phân loại thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Trả lời:
Vật nuôi được phân loại thành 3 nhóm: phân loại theo nguồn gốc, phân loại theo đặc tính sinh học, phân loại theo mục đích sử dụng.
Câu 3: Hiện nay, có những ứng dụng nào đang được ứng dụng trong chăn nuôi? Ý nghĩa của việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chăn nuôi.
Trả lời:
● Những ứng dụng đang được sử dụng trong chăn nuôi hiện nay:
- Công nghệ chuồng kín với hệ thống làm mát.
- Điều khiển nhiệt độ chuồng nuôi, máng ăn và nước uống tự động.
- Công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi bằng bể bioga, chế phẩm sinh học.
- Máy tách ép chất thải chăn nuôi.
● Ý nghĩa việc ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chăn nuôi:
Nhờ có sự phát triển về khoa học kĩ thuật, ứng dụng các công nghệ hiện đại vào chăn nuôi giúp quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi được chính xác và khoa học hơn, mang lại hiệu quả cao; giúp giải phóng được sức lao động cho người chăn nuôi; là nền tảng để phát triển chăn nuôi bền vững, chăn nuôi thông minh.
Câu 4: Hãy nêu nội dung chính của hình thức phân loại vật nuôi theo nguồn gốc.
Trả lời:
* Phân loại theo nguồn gốc: vật nuôi được chia làm hai nhóm.
+ Vật nuôi bản địa: những vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một địa phương hoặc khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam. + Vật nuôi bản địa: những vật nuôi được hình thành và chăn nuôi ở một địa phương hoặc khu vực nhất định trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Vật nuôi ngoại nhập: các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam. + Vật nuôi ngoại nhập: các giống vật nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được du nhập vào Việt Nam.
* Phân loại theo đặc tính sinh học: dựa vào các đặc tính khác nhau, vật nuôi có thể được chia thành nhiều nhóm khác nhau theo các cách khác nhau như vật nuôi trên cạn, vật nuôi dưới nước, gia súc, gia cầm,…
* Phân loại theo mục đích sử dụng: dựa vào mục đích sử dụng vật nuôi có thể được chia thành các nhóm khác nhau như vật nuôi lấy trứng, vật nuôi lấy sữa,…
Câu 5: Quan sát Hình 1.1 và phân tích vai trò của chăn nuôi tương ứng với mỗi ảnh trong hình.
Trả lời:
● Hình a, b: chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein cho con người
● Hình c: chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
● Hình d: chăn nuôi cung cấp phân bón cho trồng trọt.
Câu 6: Em hãy cho biết một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam.
Trả lời:
Một số phương thức chăn nuôi ở Việt Nam: chăn thả tự do, chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi bán công nghiệp.
Câu 7: Quan sát Hình 1.3 và nêu tên các công nghệ áp dụng trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi tương ứng với từng ảnh trong hình theo các gợi ý sau: công nghệ cho ăn thông minh, công nghệ vắt sữa bò tự động, công nghệ tắm chải tự động cho bỏ, công nghệ thu gom trứng gà tự động.
Trả lời:
● Hình a: Công nghệ cho ăn thông minh
● Hình b: Công nghệ tắm chải tự động cho bò
● Hình c: Công nghệ thu gom trứng gà tự động
● Hình d: Công nghệ vắt sữa bò
Câu 8: Nêu ưu và nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp.
Trả lời:
+ Ưu điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: tập trung sản xuất được mặt hàng hàng hóa nông sản với số lượng lớn, ứng dụng được các trang thiết bị hiện đại vào trong chăn nuôi, khả năng kiểm soát được bệnh tật, dịch bệnh tốt. + Ưu điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: tập trung sản xuất được mặt hàng hàng hóa nông sản với số lượng lớn, ứng dụng được các trang thiết bị hiện đại vào trong chăn nuôi, khả năng kiểm soát được bệnh tật, dịch bệnh tốt.
+ Nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: cần chi phí đầu tư lớn, quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường. + Nhược điểm của phương thức chăn nuôi công nghiệp: cần chi phí đầu tư lớn, quy mô chăn nuôi lớn tiềm ẩn những nguy cơ ô nhiễm môi trường.
Câu 9: Quan sát Hình 1.4 và nêu ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ biogas trong xử lí chất thải chăn nuôi.
Trả lời:
Chất thải chăn nuôi nếu không được thu gom, xử lý tốt sẽ gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Nhờ ứng dụng công nghệ cao như công nghệ biogas, việc xử lý chất thải chăn nuôi đã đạt hiệu quả cao, giảm thiểu đáng kể ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.
Câu 10: Nêu đặc điểm cơ bản của chăn nuôi thông minh.
Trả lời:
Đặc điểm của chăn nuôi thông minh:
+ Áp dụng các công nghệ thông minh vào trong chăn nuôi. + Áp dụng các công nghệ thông minh vào trong chăn nuôi.
+ Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cảo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi. + Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cảo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.
+ Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín, từ người chăn nuôi đến các khâu tiêu thụ sản phẩm. + Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín, từ người chăn nuôi đến các khâu tiêu thụ sản phẩm.
+ Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững. + Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.
Câu 11: Tại sao phải đưa ngành chăn nuôi thành ngành sản xuất chính?
Trả lời:
Chăn nuôi được đưa thành ngành sản xuất chính của nước ta vì:
+ Vì ngành chăn nuôi cung cấp cho con người lương thực thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sự sống, phát triển: Thịt, trứng, sữa. Con người phải đủ dinh dưỡng protein, lipit có nguồn gốc động vật thì mới có sức khoẻ tốt. + Vì ngành chăn nuôi cung cấp cho con người lương thực thực phẩm vô cùng quan trọng đối với sự sống, phát triển: Thịt, trứng, sữa. Con người phải đủ dinh dưỡng protein, lipit có nguồn gốc động vật thì mới có sức khoẻ tốt.
+ Ngành chăn nuôi còn đem lại thu nhập lớn cho nhà nước thông qua các hoạt động buôn bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. + Ngành chăn nuôi còn đem lại thu nhập lớn cho nhà nước thông qua các hoạt động buôn bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
+ Ngành chăn nuôi còn ảnh hưởng, chi phối đến các ngành khác, ví dụ: ngành thực phẩm. Ngành chăn nuôi có ổn định, phát triển thì ngành thực phẩm mới ổn định và phát triển. + Ngành chăn nuôi còn ảnh hưởng, chi phối đến các ngành khác, ví dụ: ngành thực phẩm. Ngành chăn nuôi có ổn định, phát triển thì ngành thực phẩm mới ổn định và phát triển.
⇒ Vì những lí do trên mà ngành chăn nuôi ở nước ta là ngành sản xuất chính.
Câu 12: Em hãy cho biết đặc trưng của giống vật nuôi bản địa ở Việt Nam.
Trả lời:
- Đặc trưng của giống vật nuôi bản địa ở Việt Nam: Có khả năng thích nghi tốt với khí hậu, tập quán chăn nuôi của các địa phương trên lãnh thổ Việt Nam.
Câu 13: Nêu lợi thế về ngành chăn nuôi ở Việt Nam.
Trả lời:
● Lợi thế về ngành chăn nuôi ở Việt Nam:
+ Khí hậu, diện tích thuận lợi để chăm sóc các giống vật nuôi như bò, gà, lợn,… + Khí hậu, diện tích thuận lợi để chăm sóc các giống vật nuôi như bò, gà, lợn,…
+ Được Nhà nước và chính phủ quan tâm, hỗ trợ về xây dựng trang trại chăn nuôi. + Được Nhà nước và chính phủ quan tâm, hỗ trợ về xây dựng trang trại chăn nuôi.
+ Nguồn thức ăn cho vật nuôi dồi dào + Nguồn thức ăn cho vật nuôi dồi dào
Câu 14: Hãy sắp xếp các nhóm vật nuôi sau theo mục đích sử dụng: gà, lợn, bò sữa, ngan, vịt, cừu, bò, trâu.
Trả lời:
Lấy sữa | Bò sữa |
Lấy trứng | Gà, vịt, ngan |
Lấy thịt | Lợn, bò, cừu, gà |
Sức kéo | Trâu, bò |
Câu 15: Nêu một số giải pháp cần quan tâm để góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Trả lời:
Một số giải pháp cần quan tâm để góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta:
- Mở rộng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn, tính cụ thể đến hiệu quả kinh tế để người dân biết, nắm vững, làm theo. - Mở rộng đào tạo kỹ thuật chăn nuôi trang trại từ quy mô nhỏ đến vừa và lớn, tính cụ thể đến hiệu quả kinh tế để người dân biết, nắm vững, làm theo.
- Cần tập trung xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển sản phẩm hằng năm thật phù hợp, trên cơ sở những giải pháp đã có để chỉ đạo sát sao theo từng giai đoạn phát triển. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới điều tiết được lượng sản phẩm làm ra, tránh hiện tượng “no dồn đói góp”. - Cần tập trung xây dựng kế hoạch và chính sách phát triển sản phẩm hằng năm thật phù hợp, trên cơ sở những giải pháp đã có để chỉ đạo sát sao theo từng giai đoạn phát triển. Có như vậy, ngành chăn nuôi mới điều tiết được lượng sản phẩm làm ra, tránh hiện tượng “no dồn đói góp”.
Câu 16: Những giải pháp nào có thể định hướng Việt Nam có thể phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững?
Trả lời:
Những giải pháp để có thể định hướng Việt Nam phát triển ngành chăn nuôi theo hướng bền vững:
+ Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách. + Đổi mới và hoàn thiện chủ trương, thể chế, chính sách.
+ Rà soát và thực hiện đúng quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi cả nước. + Rà soát và thực hiện đúng quy hoạch chăn nuôi trong phạm vi cả nước.
+ Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị. + Tổ chức hoạt động sản xuất theo chuỗi giá trị.
+ Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi. + Đột phá thu hút đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển giống vật nuôi.
+ Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi. + Hỗ trợ thích ứng, thúc đẩy hội nhập quốc tế ngành chăn nuôi.
+ Đổi mới công tác quản lí nhà nước. + Đổi mới công tác quản lí nhà nước.
+ Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp. + Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp.
Câu 17: Em hãy phân tích thực trạng chăn nuôi ở địa phương mình và đề xuất một số biện pháp để phát triển ngành chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0.
Trả lời:
● Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.
● Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:
- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.
- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.
- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...
- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...
Câu 18: Hãy nêu một số xu hướng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Trả lời:
● Xu hướng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới:
- Xu hướng phát triển chăn nuôi bền vững: chăn nuôi bền vững về kinh tế, về môi trường và về xã hội.
- Xu hướng chăn nuôi thông minh: là chăn nuôi ứng dụng các công nghệ, thiết bị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí, giám sát toàn bộ quá trình chăn nuôi.
Câu 19: Em hãy trình bày triển vọng chăn nuôi ở Việt Nam và trên thế giới.
Trả lời:
Ngày nay do sự phát triển của công nghệ hiện đại, quan hệ hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới; ngành chăn nuôi gặt hái được nhiều khởi sắc:
+ Có nhiều cơ hội phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng công nghệ cao. + Có nhiều cơ hội phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng công nghệ cao.
+ Cơ hội phát triển, hội nhập, chia sẻ các thông tin cùng các quốc gia khác nhau trên thế giới, chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến. + Cơ hội phát triển, hội nhập, chia sẻ các thông tin cùng các quốc gia khác nhau trên thế giới, chuyển giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến.
+ Có được nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ. + Có được nguồn vốn hỗ trợ từ Chính phủ.
Câu 20: Nêu đặc điểm cơ bản của hình thức chăn nuôi bền vững.
Trả lời:
Đặc điểm cơ bản của hình thức chăn nuôi bền vững:
+ Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên. + Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.
+ Cung cấp cho người tiêu dùng những nguồn thực phẩm chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí. + Cung cấp cho người tiêu dùng những nguồn thực phẩm chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.
+ Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ. + Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.
+ Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường. + Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.