Câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Chủ đề 4: Phòng, trị bệnh cho vật nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công nghệ 11 - Công nghệ chăn nuôi kết nối tri thức
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4. PHÒNG, TRỊ BỆNH CHO VẬT NUÔI (PHẦN 1)
Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm về bệnh trên vật nuôi.
Trả lời:
Bệnh là trạng thái không bình thường của vật nuôi. Khi vật nuôi bị bệnh thường có các biểu hiện như buồn bã, chậm chạp, chán ăn hoặc bỏ ăn, sốt, chảy nước mắt và nước mũi, ho, tiêu chảy, bại liệt, xù lông.... Bệnh ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, bệnh nặng có thể gây chết.
Câu 2: Em hãy cho biết có những loại bệnh phổ biến nào trên lợn?
Trả lời:
* Bệnh dịch tả lợn:
+ Nguyên nhân: bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. + Nguyên nhân: bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.
+ Cách phòng trị bệnh: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời. + Cách phòng trị bệnh: Hiện tại chưa có thuốc đặc trị nhưng bà con phải tiêm phòng Vắc xin đúng lịch trình, khi lợn mới mua về phải nhốt riêng ra ít nhất 3 tuần, để tránh trường hợp lợn lây bệnh cho đàn. Chuồng trại phải luôn vệ sinh định kỳ, sát trùng, khi có dịch xảy ra lợn bệnh phải được xử lý ngay kịp thời.
* Bệnh tụ huyết trùng:
+ Nguyên nhân: do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. + Nguyên nhân: do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo.
+ Cách phòng trị bệnh: + Cách phòng trị bệnh:
– Phòng bệnh: Bằng vaccin tụ huyết trùng heo keo phèn, đối với heo nái tiêm phòng trước khi phối giống, đối với heo con tiêm khi heo được 40 – 45 ngày tuổi. Tiêm cho heo vào gốc tai với liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Sau khi tiêm 8 – 14 ngày thì vaccin mới bắt đầu phát huy tác dụng và hiệu quả phòng ngừa bệnh kéo dài từ 4 – 5 tháng.
– Trị bệnh: Chỉ đạt hiệu quả cao khi phát hiện và điều trị heo bị bệnh sớm. Hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đang sử dụng trong thú y đều có tác dụng mạnh đối với mầm bệnh. Trong thực tế điều trị thường dùng phối hợp giữa Streptomicine với liều 20 – 40 mg/kg thể trọng và Penicillin với liều 20.000 – 40.000 IU/kg thể trọng hoặc dùng Terramicin 10 – 20mg/kg thể trọng. Để nâng cao hiệu quả điều trị, cần phối hợp với những loại thuốc trị triệu chứng như thuốc giảm sốt (Analgine), thuốc giảm ho (Eucalyptin), thuốc kháng viêm (Dexamethasone), thuốc trợ lực trợ sức (Cafein, Vitamin C, B Complex …).
Câu 3: Em hãy cho biết có những loại bệnh phổ biến nào ở gia cầm?
Trả lời:
Một số bệnh phổ biến ở gia cầm: bệnh New Castle, bệnh đậu gà, bệnh dịch tả, bệnh lỵ, bệnh khuẩn đường ruột,…
Câu 4: Có những bệnh phổ biến biến nào trên trâu, bò?
Trả lời:
Những bệnh phổ biến trên trâu, bò: bệnh chướng hơi, bệnh tụ huyết trùng, bệnh xoắn khuẩn, bệnh ngộ độc thức ăn, bệnh lở mồm long móng, bệnh ngộ độc thức ăn,…
Câu 5: Hiện nay có các ứng dụng công nghệ sinh học nào đang được ứng dụng để phòng bệnh cho vật nuôi?
Trả lời:
Một số ứng dụng sinh học được ứng dụng để phòng bệnh cho vật nuôi:
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi. + Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất vaccine phòng bệnh cho vật nuôi.
+ Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát hiện sớm các virus gây bệnh ở vật nuôi. + Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc phát hiện sớm các virus gây bệnh ở vật nuôi.
Câu 6: Vì sao phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững.
Trả lời:
Phòng bệnh cho vật nuôi có vai trò phát triển chăn nuôi bền vững vì: Ngăn chặn ô nhiễm môi trường do sử dụng hóa chất tiêu hủy. Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.
Câu 7: Theo em, vì sao dịch tả lợn Châu Phi những năm gần đây lại được nhận định là một loại bệnh nguy hiểm trên lợn?
Trả lời:
Bệnh dịch tả lợn Châu phi được nhận định là một loại bệnh nguy hiểm bởi vì:
+ Tính chất lây lan nhanh: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, thông qua tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với các thể nhiễm virus. + Tính chất lây lan nhanh: lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, thông qua tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp với các thể nhiễm virus.
+ Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này. + Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu cho loại bệnh này.
+ Tỉ lệ gây tử vong cho lợn bị nhiễm bệnh lên đến 100%. + Tỉ lệ gây tử vong cho lợn bị nhiễm bệnh lên đến 100%.
Câu 8: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh Newcastle ở gia cầm.
Trả lời:
Đặc điểm: Bệnh Newcastle là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gia cầm, xảy ra chủ yếu ở gà nên còn được gọi là bệnh gà rủ. Bệnh lây lan nhanh và xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc trưng của bệnh là gây viêm, xuất huyết các cơ quan đường tiêu hoá và hô hấp.
Nguyên nhân: Bệnh do Paramyxovirus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có vật chất di truyền là RNA. Loại virus này có nhiều chủng, chủng có độc lực cao gây tỉ lệ chết cao, gây xuất huyết đường tiêu hoá, có triệu chứng hô hấp và thần kinh; chủng có độc lực vừa gây triệu chứng hô hấp, đôi khi có triệu chứng thần kinh, tỉ lệ chết thấp; chủng có độc lực yếu gây bệnh nhẹ ở đường hô hấp.
Câu 9: Nêu đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh lở mồm, long móng.
Trả lời:
Bệnh lở mồm, long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, mạnh, rộng ở các loài động vật guốc chẵn như trâu, bò, dê, cừu, lợn,... Bệnh do virus lở mồm, long móng có vật chất di truyền là RNA thuộc họ Picornaviridae gây ra.
Câu 10: Mô tả quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp.
Trả lời:
Quy trình sản xuất vaccine DNA tái tổ hợp:
Lấy DNA chứa mã kháng nguyên từ virus gây bệnh ⇒ sử dụng enzyme để cắt, tách mã kháng nguyên và Plasmid ⇒ Kết hợp giữa mã kháng nguyên và Plasmid đã được cắt được DNA tái tổ hợp ⇒ sản xuất vaccine dựa vào DNA đã thu được.
Câu 11: Qua bài học và tìm hiểu qua sách, báo em hãy cho biết trong hai trường hợp sau áp dụng phương pháp lắp nào:
- a. Bu lông và đai ốc.
- b. Lắp ráp khi thực hiện chế tử hoặc sửa chữa.
- a. Bu lông và đai ốc: phương pháp lắp lẫn hoàn toàn
- b. Lắp ráp khi thực hiện chế tử hoặc sửa chữa: phương pháp lắp sửa.
Câu 13: Vì sao chúng ta phải có những biện pháp tích cực để phòng chống các bệnh trên gia cầm?
Trả lời:
Cần phải có những biện pháp phòng tránh tích cực các bệnh trên gia cầm:
+ Để đàn vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện. + Để đàn vật nuôi có thể phát triển một cách toàn diện.
+ Giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, giảm các tỉ lệ mắc bệnh và chết. + Giúp vật nuôi khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển tốt, giảm các tỉ lệ mắc bệnh và chết.
+ Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. + Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Câu 14: Theo em để phòng chống bệnh lở mồm, long móng trên trâu, bò thì biện pháp nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Trả lời:
Để phòng chống bệnh lở mồm long móng một cách hiệu quả, biện pháp tốt nhất là tiêm đầy đủ các mũi vaccine cho trâu, bò. Tiêm nhắc lại định kì các để nâng cao hiệu quả của thuốc.
Câu 15: Hãy tìm hiểu và cho biết quy trình sản xuất vaccine tái tổ hợp gen. Nêu lợi ích của việc sản xuất vaccine bằng công nghệ gen.
Trả lời:
* Quy trình sản xuất vaccine lở mồm, long móng thế hệ mới nhờ công nghệ sinh học:
- Bước 1. Tìm gen có tính kháng nguyên cao trong tế bào vi rút gây bệnh lở mồm long móng.
- Bước 2. Dùng enzim cắt lấy đoạn gen này.
- Bước 3. Tạo ADN tái tổ hợp: Ghép vào thể truyền có thể là vi rút hoặc các plasmit của vi khuẩn.
- Bước 4. Cấy ghép ADN tái tổ hợp vào TB nhận (VK).
- Bước 5. Chiết tách sản phẩm để chế tạo vaccine.
* Lợi ích của việc sản xuất vaccine bằng công nghệ gen: Nhanh, nhiều, an toàn, khi sử dụng và bảo quản, hạ giá thành.
Câu 16: Quan sát xung quanh nơi em sinh sống, hãy lấy ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả các hoạt động trong cơ sở đó.
Trả lời:
- Ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả hoạt động: - Ví dụ về một cơ sở sản xuất cơ khí và mô tả hoạt động:
+ Ví dụ: Cơ sở sản xuất xe đạp. + Ví dụ: Cơ sở sản xuất xe đạp.
+ Mô tả: Cơ sở sản xuất xe đạp bao gồm các quá trình chế tạo phôi, gia công tạo hình sản phẩm, xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết, lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm. + Mô tả: Cơ sở sản xuất xe đạp bao gồm các quá trình chế tạo phôi, gia công tạo hình sản phẩm, xử lí cơ tính và bảo vệ bề mặt chi tiết, lắp ráp sản phẩm, đóng gói sản phẩm.
Câu 17: Quan sát Hình 12.6 và cho biết:
- Nhiệm vụ công việc của mỗi robot trong hình. - Nhiệm vụ công việc của mỗi robot trong hình.
- Robot đó thuộc nhóm robot hỗ trợ hay nhóm robot chức năng? - Robot đó thuộc nhóm robot hỗ trợ hay nhóm robot chức năng?
Trả lời:
- Nhiệm vụ công việc của mỗi robot trong hình: - Nhiệm vụ công việc của mỗi robot trong hình:
Hình | Nhiệm vụ |
a | Chế tạo chi tiết máy |
b | Lắp ráp, chế tạo khung |
c | Lắp ráp các bộ phận xe ô tô |
- Robot đó thuộc nhóm robot chức năng. - Robot đó thuộc nhóm robot chức năng.
Câu 18: Em hãy cho biết đặc điểm và cách điều trị bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm ở gà.
Trả lời:
* Đặc điểm của bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm ở gà:
- Gà giảm ăn uống, giảm sức sản xuất.
- Chảy nước mũi loãng, nhày.
- Viêm kết mạc mắt, phù mặt, yếm.
- Thở có âm ran.
* Cách điều trị bệnh IC – sổ mũi truyền nhiễm:
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh đặc trị loại bệnh này như Amoxcicylin hoặc Gentamycin. Tuy nhiên để điều trị thành công và giảm tối đa các thiệt hại do bệnh này gây ra người chăn nuôi cần phải lưu ý:
- Luôn quan sát và quản lí đàn gà để phát hiện bệnh được sớm.
- Sử dụng các chất điện giải, Vitamin C để nâng cao chất đề kháng cho gà.
- Sử dụng thêm các chất long đờm, để giúp gà có thể dễ hô hấp hơn.
- Chú ý phun thuốc sát khuẩn theo định kì toàn khu vực chuồng nuôi gà để diệt trừ các mầm bệnh có thể lây nhiễm cho gà.
Câu 19: Em hãy tìm hiểu và cho biết các triệu chứng của bệnh tiên mao trùng trên trâu bò. Cách phòng và điều trị bệnh này như thế nào?
Trả lời:
* Triệu chứng:
Bệnh do một loại tiêm mao trùng có tên gọi là Trypanosoma evansi gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là gây sốt cao 40-410C, cơn sốt gián đoạn không theo một quy luật nào. Ở thể cấp tính, khi sốt cao thường thể hiện triệu chứng thần kinh như quay cuồng, đi vòng tròn, run từng cơn. Bò thiếu máu và phù thũng những vùng thấp của cơ thể. Viêm giác mạc, iả chảy dai dẳng. Có thể xảy thai, giảm sản lượng sữa. Bệnh truyền qua ruồi, mòng. Bệnh thường ở thể mãn tính.
* Khi vật bị nhiễm bệnh, có thể sử dụng những loại hóa dược sau để điều trị:
- Berenyl 7%, tiêm bắp với liều 3,5 - 7mg/1kg trọng lượng. - Berenyl 7%, tiêm bắp với liều 3,5 - 7mg/1kg trọng lượng.
-Tripamidium 1-2%, có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 0,2 - 0,5mg/1kg trọng lượng. -Tripamidium 1-2%, có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 0,2 - 0,5mg/1kg trọng lượng.
- Suramin (Naganol) 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5mg/1kg trọng lượng. Tiêm hai lần cách nhau một tuần. - Suramin (Naganol) 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5mg/1kg trọng lượng. Tiêm hai lần cách nhau một tuần.
- Novarsenobenzole 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5 - 5mg/1kg trọng lượng. - Novarsenobenzole 10% tiêm tĩnh mạch với liều 2,5 - 5mg/1kg trọng lượng.
- Quinapyramine 10% có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. - Quinapyramine 10% có thể tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
- Prothidium 2,5% tiêm bắp hoặc tiêm dưới da. - Prothidium 2,5% tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
* Phòng bệnh: Quy trình phòng bệnh tiên mao trùng gồm ba biện pháp chủ yếu như sau:
- Định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để phát hiện tiên mao trùng. - Định kỳ kiểm tra máu mỗi năm hai lần để phát hiện tiên mao trùng.
- Diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh. Phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú. - Diệt côn trùng hút máu và truyền bệnh. Phát quang bờ bụi và khai thông các cống rãnh quanh chuồng và bãi chăn để côn trùng không có nơi cư trú.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho bò - Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để tăng sức đề kháng cho bò
Câu 20: Em hãy nêu một số phát minh đột phá trong việc ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị các bệnh dịch cho vật nuôi.
Trả lời:
Một số thành tựu khác về ứng dụng công nghệ sinh học trong điều trị các bệnh dịch cho vật nuôi:
Phát minh thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi:
+ Sau hơn 100 năm kể từ khi được phát hiện đến nay, hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus dịch tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học đã được công bố. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa có vaccine thương mại và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi. + Sau hơn 100 năm kể từ khi được phát hiện đến nay, hơn 4.000 công trình nghiên cứu liên quan đến virus dịch tả lợn châu Phi và phát triển vaccine của các nhà khoa học đã được công bố. Tuy nhiên, thế giới vẫn chưa có vaccine thương mại và thuốc điều trị đặc hiệu bệnh dịch tả lợn châu Phi.
+ Và tín hiệu khả quan bắt đầu le lói khi nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố thành công việc nghiên cứu chủng virus DTLCP nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen Delta I177L vào tháng 11/2019, sau hơn 10 năm nghiên cứu công phu, bài bản. + Và tín hiệu khả quan bắt đầu le lói khi nhóm các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ công bố thành công việc nghiên cứu chủng virus DTLCP nhược độc đã được cắt bỏ đoạn gen Delta I177L vào tháng 11/2019, sau hơn 10 năm nghiên cứu công phu, bài bản.
+ Ngay sau công bố của các nhà khoa học của Hoa Kỳ , Cục Thú y đã cử người sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine DTLCP. + Ngay sau công bố của các nhà khoa học của Hoa Kỳ , Cục Thú y đã cử người sang Hoa Kỳ dự họp, gặp trực tiếp với các chuyên gia Hoa Kỳ để bàn phối hợp nghiên cứu, sản xuất vaccine DTLCP.
+ Từ tháng 7/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và 3 doanh nghiệp có tiềm năng - nguồn lực - kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tổ chức tiếp nhận con giống virus, công nghệ và phối hợp nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi. + Từ tháng 7/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y và 3 doanh nghiệp có tiềm năng - nguồn lực - kinh nghiệm phối hợp với các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ tổ chức tiếp nhận con giống virus, công nghệ và phối hợp nghiên cứu, sản xuất, đăng ký lưu hành vaccine dịch tả lợn châu Phi.
+ Sau hơn 2 năm triển khai quyết liệt, tháng 6/2022, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi và cấp phép lưu hành thương mại. + Sau hơn 2 năm triển khai quyết liệt, tháng 6/2022, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi và cấp phép lưu hành thương mại.
+ Cùng với xu hướng phát triển chung về công nghệ sinh học và việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới, Việt Nam đã chủ động xây dựng các chiến lược tổng thể để tiếp cận, đi trước đón đầu, đồng thời tự chủ trong quá trình nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học. + Cùng với xu hướng phát triển chung về công nghệ sinh học và việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực khác nhau trên thế giới, Việt Nam đã chủ động xây dựng các chiến lược tổng thể để tiếp cận, đi trước đón đầu, đồng thời tự chủ trong quá trình nghiên cứu, phát triển công nghệ sinh học.