Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 1 Văn bản 1: Vợ nhặt

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 1 Văn bản 1: Vợ nhặt. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 1: CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

VĂN BẢN 1: VỢ NHẶT

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhân vật Tràng được miêu tả với tính cách như thế nào?

  1. Hiền lành, vui tính, hay vui đùa với mấy đứa trẻ trong xóm

  2. Lầm lì ít nói

  3. Khuôn mặt dữ dằn, bặm trợn, hay cáu kỉnh

  4. Tất cả các phương án trên đều đúng

 

Câu 2: Nhan đề “Vợ nhặt” có ý nghĩa gì?

  1. Thân phận con người trở nên  rẻ rúng, có thể “nhặt” được như món đồ người ta đánh rơi hoặc bỏ quên

  2. Thể hiện khát khao sống , khát khao hạnh phúc của con người trong hoàn cảnh khốn cùng

  3. Thể hiện tình người trong nạn đói

  4. Đáp án A và B đúng

Câu 3: Nội dung sau về tác giả Kim Lân đúng hay sai?

“Sau khi tham gia Hội văn hóa cứu quốc, Kim Lân tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).

  1. Đúng

  2. Sai

Câu 4:  Khi đưa thị về nhà tâm trạng của nhân vật Tràng được miêu tả thế nào?

  1. Ngượng nghịu

  2. Lo sợ, sốt ruột

  3. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp

  4. Tất cả đáp án trên

 

Câu 5: Ý nghĩa của tình huống truyện là gì?

  1. Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít đẩy con người vào hoàn cảnh khổ đau

  2. Tạo kết cấu chặt chẽ cho tác phẩm, là cơ sở cho các sự việc diễn ra sau đó

  3. Làm nổi bật nên mong muốn được sống, được hạnh phúc

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Giá trị hiện thực của truyện ngắn “Vợ nhặt” là:

  1. Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.

  2. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

  3. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

  4. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Dựa vào nội dung truyện, giải thích nhan đề Vợ nhặt.

Câu 2 (2 điểm): Qua văn bản, hãy nêu ra những điểm chính trong nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

A

D

D

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Nhan đề Vợ nhặt đã tạo được ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc. Đây không phải là cảnh lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi, có cưới xin theo phong tục truyền thống của người Việt, mà là “nhặt được vợ”.

2

Câu 2

(2  điểm)

Nghệ thuật viết truyện ngắn của Kim Lân thể hiện qua các phương diện:

– Có sự sáng tạo trong cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn

– Nghệ thuật kể chuyện tự nhiên mà hấp dẫn. Cách dẫn dắt câu chuyện tự nhiên, giản dị, chặt chẽ. Kim Lân đã khéo léo làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách nhân vật.

– Dựng cảnh sinh động, có nhiều chi tiết đặc sắc.

– Đối thoại sinh động, hấp dẫn, làm rõ tâm lí của từng nhân vật.

– Miêu tả tâm lí tinh tế.

– Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, gần với khẩu ngữ nhưng được chắt lọc kĩ lưỡng do đó tạo được sức gợi đáng kể.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tình huống truyện của “Vợ nhặt” là:

  1. Tràng – một người dân ngụ cư, xấu xí bỗng dưng “nhặt” được vợ

  2. Tràng cưới thị về làm vợ

  3. Khát vọng sống và hạnh phúc của Tràng trong nạn đói

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 2: “Vợ nhặt” mang giá trị nhân đạo sau:

  1. Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.

  2. Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.

  3. Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc. Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo .

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Cái tên của nhân vật Tràng trong truyện Vợ nhặt mang ý nghĩa gì?

  1. Chỉ sự liên tiếp.

  2. Chỉ một đồ vật trong nhà.

  3. Không có ý nghĩa gì

  4. Chỉ một con vật ngoài biển.

 

Câu 4:  Công việc của Tràng là gì?

  1. Nông dân

  2. Kéo xe bò thuê

  3. Cày thuê

  4. Xay lúa thuê

 

Câu 5: Vai trò của chi tiết nồi chè khoán là gì?

  1. Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít gây nên nạn đói

  2. Nói lên tình cảnh thảm hại của người dân nghèo khổ

  3. Thể hiện tấm lòng đôn hậu của người mẹ

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Khi đưa thị về nhà tâm trạng của nhân vật Tràng được miêu tả thế nào?

  1. Ngượng nghịu

  2. Lo sợ, sốt ruột

  3. Thở phào nhẹ nhõm khi được mẹ vun đắp

  4. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy phân tích ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm.

Câu 2 (2 điểm): So sánh sự khác nhau về tâm lí giữa Tràng và bà cụ Tứ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

D

B

B

D

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Đoạn kết của truyện ngắn Vợ nhặt có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm. Truyện được khép lại bằng hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc của Nhật và hình ảnh lá cờ đỏ của Việt Minh phấp phới bay trong đầu óc Tràng. Những hình ảnh này đối lập với những hình ảnh thê thảm về cuộc sống của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, được tác giả miêu tả ở phần đầu của thiên truyện. Cái kết thúc như vậy gợi ra xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực của tác phẩm: Khi bị đẩy vào tình trạng đói khổ cùng đường, thì người nông dân lao động sẽ hướng tới cách mạng. Đây cũng là xu hướng vận động chủ yếu của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975.

2

Câu 2

(2 điểm)

- Sự khác nhau về tâm lí giữa hai mẹ con bà cụ Tứ là sự khác nhau giữa một người còn trẻ dù sao cũng chưa trải nghiệm nhiều về cái nghèo, cái đói và một bà già đã sống trong nghèo đói cả một đời người.

- Cho nên Tràng có vẻ vô tâm hơn, cái vui lấy được vợ lấn át tất cả. Anh ta "reo lớn như một đứa trẻ" khi mẹ về và không hiểu được vì sao mẹ lại khóc. Còn bà cụ Tứ thì vừa vui mừng vừa lo lắng, buồn tủi, lòng ngổn ngang "biết bao nhiêu cơ sự". Bà cụ hiểu rất rõ sự khắc nghiệt của đời sống những người dân nghèo khổ.

1

 

 

 

 

 

1

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 1 Đọc 1: Vợ nhặt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay