Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Văn bản 2: Dương phụ hành

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức Bài 4 Văn bản 2: Dương phụ hành. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

DƯƠNG PHỤ HÀNH

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khung cảnh của bài thơ là?

  1. Một đêm trăng trên đại dương, bốn bề thổi lạnh

  2. Một đêm trăng trong túp lều nhỏ, bốn bề thổi lạnh

  3. Một đêm gió to trên đại dương

  4. Một đêm gió to trong túp lều nhỏ

Câu 2:  Nội dung thơ văn của Cao Bá Quát là:

  1. Tiếng nói phê phán đả kích chế độ sâu cay

  2. Trữ tình sâu sắc

  3. Thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó với gia đình, quê hương, đồng cảm với những thân phận cùng khổ

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 3: Giá trị nội dung của bài thơ Dương phụ hành là gì?

  1. Nỗi niềm của nhân vật trữ tình nơi đất khách

  2. Thể hiện sự cô đơn hiu quạnh của nhân vật trữ tình khi một mình đang đi công cán

  3. Thể hiện cái nhìn đổi mới của nhà thơ về hình ảnh thiếu phụ phương Tây

  4. Cả B và C đều đúng

Câu 4: Câu thơ cuối ‘Biết đâu nỗi khách biệt ly này’ thể hiện điều gì?

  1. Sự cô đơn trống vắng của nhân vật trữ tình khi ở xứ người

  2. Sự buồn tủi, u uất của lữ khách

  3. Sự đau đớn tủi nhục của người tha phương

  4. Tất cả đáp án trên đều sai

 

Câu 5: Chi tiết nào dưới đây miêu tả người thiếu phụ phương Tây?

  1. Áo trắng phau

  2. Tựa vai chồng

  3. Kéo áo, rì rầm nói chuyện

  4. Tất cả các đáp án trên

 

Câu 6: Người thiếu phụ phương Tây có hành động gì với nhân vật trữ tình?

  1. Hành động chào hỏi lịch sự

  2. Hành động âu yếm

  3. Hành động quan tâm ấm áp

  4. Tất cả các đáp án trên

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.

Câu 2 (2 điểm): Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

B

A

D

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Một số chi tiết khác biệt: áo trắng như tuyết – áo trắng phau; trăng thanh – trăng thâu; đèn lửa sáng – đèn le lói; một cốc sữa hững hờ trên tay – hững hỡ cốc sữa biếng cầm tay (người dịch thơ đã cố gắng biến đổi trật tự để đảm bảo mặt hình thức cho khổ thơ, tạo ra cảm giác câu thơ không tự nhiên); hơi lạnh không chịu nổi – thổi lạnh thay; vươn mình – uốn éo; người Nam – nỗi khách.

- Nhìn chung, sự khác biết không thực sự đáng kể; nội dung bản dịch thơ cũng tương đối sát với nguyên tác.

1

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

- Thời gian: đêm tối trăng thanh

- Không gian: trên thuyền, có thể là ở gần biển (vì bài thơ có câu “Gió bể, đêm sương,…”). Tác giả ngồi một thuyền, cô gái Tây và chồng ở một thuyền khác.

- Sự việc: Bài thơ là một câu chuyện khi tác giả đi nước ngoài. Tác giả nhìn thấy một thiếu phụ Tây dương mặc áo trắng, ngồi tựa vai chồng, hàn huyên tâm sự với chồng, cầm cốc sữa, vươn mình đòi chồng đỡ dậy khi gió lạnh thổi. Đây là những điều mới mẻ khác hẳn với quê nhà trong suy nghĩ lúc đó của tác giả. Nhìn thấy những cảnh đó tác giả nhìn lại mình, cảm thấy chạnh lòng, buồn tủi vì biệt ly.

2

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây hiện lên mang dáng vẻ gì?

  1. Người phụ nữ yếu đuối mỏng manh

  2. Người phụ nữ can trường mạnh bạo

  3. Người phụ nữ nhỏ bé, đáng yêu

  4. Người phụ nữ mỏng manh đang đắm chìm trong tình yêu đôi lứa

Câu 2: Thời gian được  tác giả nhắc đến trong bài thơ Dương phụ hành là:

  1. Ban ngày

  2. Buổi trưa

  3. Ban đêm

  4. Buổi chiều

Câu 3: Hoàn cảnh sáng tác của bài Dương phụ hành:

  1. Năm 1852 khi ông đang nhận chức Giáo thụ phủ Quốc Oai

  2. Sáng tác trong chuyến xuất dương hiệu lực năm 1844

  3. Sáng tác năm 1831 khi ông vừa đổ cử nhân

  4. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 4: Không gian câu chuyện được kể trong bài thơ là?

  1. Trên một chiếc thuyền sang trọng

  2. Trong một ngôi nhà tranh

  3. Trong một khu biệt thự

  4. Trên một chiếc ghe

Câu 5: Tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết là?

  1. Yêu đời

  2. Than trách, bất lực

  3. Tự hào

  4. Đau khổ

 

Câu 6: Không gian được tác giả nói đến trong bài Dương phụ hành là?

  1. Không gian rộng lớn mênh mông

  2. Không gian chật hẹp

  3. Trên chiếc thuyền nhỏ

  4. Trên một tửu lầu

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.

Câu 2 (2 điểm): Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

C

B

A

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây:

+ Áo trắng như tuyết

+ Tựa vai chồng

+ Kéo áo nói rì rầm với chồng khi nhìn thuyền người Nam có thấy đèn lửa sáng

+ Cầm cốc sữa hờ trên tay

+ Vươn mình đòi chồng nâng đỡ dậy khi gió biển thổi lạnh

=> Những chi tiết miêu tả đã tái hiện một hình ảnh cô gái Tây phương xinh đẹp trong tà áo trắng với những cử chỉ, hành động dễ thương, thân mật với chồng.

1

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

- Câu cuối thật bất ngờ. Nó có sức mạnh thu hút bảy câu trước về phía mình. Bởi đó là phát ngôn chính thức của chủ thể trữ tình. Phát ngôn này mang hai ý nghĩa: một là xác định sự đồng cảm về điều được miêu tả vừa nói, và hai là bộc lộ tình cảm riêng tư. Vào một đêm trăng sáng, lẻ loi trên con thuyền nơi đất khách, trông thấy vợ chồng người ta quấn quýt bên nhau, thì ai mà chẳng chạnh niềm riêng? Hẳn lúc này nhà thơ đang nghĩ đến người vợ, đến mái ấm gia đình ở quê nhà. Dù chỉ nói về mình một câu, và nói theo cách rất chung (Há có biết rằng, có người Nam đang ở cảnh biệt li), cũng là đủ. Vì bối cảnh (trạng thái, thời gian, không gian,...) đã nói hộ rồi.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 kết nối Bài 4 Đọc 2: Dương phụ hành

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay