Kênh giáo viên » Hóa học 10 » Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Hoá học 10 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ô nguyên tố không cho biết 

  1. Tên nguyên tố.
  2. Số hiệu nguyên tử.   
  3. Số khối của hạt nhân.
  4. Kí hiệu nguyên tố.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng

  1. Electron hóa trị là các electron có khả năng tham gia liên kết hóa học, chúng thường nằm ở lớp electron ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng. 
  2. Bảng tuần hoàn chứa 118 nguyên tố.
  3. Có khoảng 60 nguyên tố tồn tại trong tự nhiên.
  4. Bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc tăng dần khối lượng nguyên tử.

 

Câu 3: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay được xây dựng theo nguyên tắc

  1. Tất cả các đáp án dưới đây. 
  2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
  3. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
  4. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. 

 

Câu 4: Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, nguyên tử của chúng có cùng

  1. Số electron ở lớp ngoài cùng.
  2. Số lớp electron.
  3. Số electron hóa trị.
  4. Số electron.

 

Câu 5: Nguyên tử thuộc nguyên tố X có sự phân bố electron như sau 2, 8, 8, 3. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 21, chu kì 4, nhóm IIIA.
  2. Ô 21, chu kì 4, nhóm IIIB. 
  3. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
  4. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.

 

Câu 6: Nguyên tử thuộc nguyên tố Y có sự phân bố electron như sau 2, 8, 4. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
  2. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
  3. Ô 14, chu kì 4, nhóm IVA.
  4. Ô 14, chu kì 3, nhóm IVA.

 

Câu 7: Nguyên tử thuộc nguyên tố Z có 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 7 electron. Vị trí của Z trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 15, chu kì 3, nhóm IIIA.
  2. Ô 11, chu kì 3, nhóm IA.
  3. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIA.
  4. Ô 17, chu kì 3, nhóm VIIB.

 

Câu 8: Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 10. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 2, nhóm IA.
  2. Chu kì 3, nhóm IA.
  3. Chu kì 3, nhóm IB.
  4. Chu kì 2, nhóm VIIIA.

 

Câu 9: Tổng số các hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố X là 24. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 3, nhóm VIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IA.
  3. Chu kì 2, nhóm VIA.
  4. Chu kì 3, nhóm VIB.

 

Câu 10: Tổng số hạt cơ bản (proton, neutron, electron) trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 3, nhóm VIIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IB.
  3. Chu kì 3, nhóm IIA.
  4. Chu kì 3, nhóm VA.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

A

C

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng

  1. Bảng tuần hoàn hiện nay có 7 chu kì và 9 hàng ngang.
  2. Số thứ tự của chu kì bằng số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì. 
  3. Các chu kì đều có số lượng nguyên tố bằng nhau.
  4. Chu kì 2 và 3 đều gồm 10 nguyên tố. 

 

Câu 2: Nguyên tố O (Z = 8) thuộc chu kì 3, có số lớp electron là

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

 

Câu 3: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng

  1. Số electron ở lớp ngoài cùng. 
  2. Số lớp electron.
  3. Số electron hoá trị.
  4. số electron.      

 

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng

  1. Bảng tuần hoàn hiện nay có 18 cột, chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B. 
  2. Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.
  3. Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm, nhóm VIIA là nhóm halogen
  4. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm luôn có số electron hóa trị bằng nhau. 

 

Câu 5: Nguyên tố X có Z = 26. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

  1. Ô 26, chu kì 4, nhóm IB.
  2. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
  3. Ô 26, chu kì 4, nhóm VIIB.
  4. Ô 26, chu kì 4, nhóm IIIA.

 

Câu 6: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học. Hãy cho biết tên và kí hiệu hóa học của nguyên tố ở nhóm IIA, chu kì 3

  1. Boron, Bo.
  2. Boron, B.
  3. Magnesium, M.
  4. Magnesium, Mg.

 

Câu 7: Dựa vào bảng tuần hoàn hóa học. Hãy cho biết tên, nguyên tử khối của nguyên tố ở ô 9

  1. Fluorine, 20.
  2. Fluorine, 19,998.
  3. Boron, 10,81.
  4. Boron, 11.

 

Câu 8: Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là

  1. Mn, chu kì 4, nhóm VIIB.
  2. Al, chu kì 3, nhóm IIA.
  3. K, chu kì 4, nhóm IA.
  4. Na, chu kì 3, nhóm IA.

 

Câu 9: Nguyên tử nguyên tố X, các ion Y+ và Z2- đều có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3p6. Số thứ tự của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là 

  1. 18, 17, 20.
  2. 18, 19, 16.
  3. 17, 18, 19.
  4. 18, 19, 17.

 

Câu 10: Nguyên tố M có 7 electron hoá trị, biết M là thuộc chu kì 4. M là

  1. Mn.
  2. Co.
  3. K.
  4. Ni.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

B

D

B

A

 

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Xác định số electron hóa trị trong nguyên tử chlorine (Z =17)

Câu 2 (6 điểm). Phân loại các nguyên tố sau theo cấu hình electron  và theo tính chất hóa học 12Mg, 15P, 19K, 18Ar

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Cấu hình electron 1s22s22p63s23p5 

=> số electron hóa trị trong nguyên tử chlorine là 7.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 

1,5 điểm

1,5 điểm

 

1,5 điểm

1,5 điểm

 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Cho 8,8 gam hỗn hợp hai kim loại A, b thuộc nhóm IIA và ở cả hai chu kì liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được dung dịch D và V lít H2. Nếu thêm 0,7 mol AgNO3 vào dung dịch D thì AgNO3 còn dư. Tìm hai nguyên tố A và B.

  1. a) Hãy viết cấu hình electron của X và Y
  2. b) X và Y là kim loại hay phi kim

Câu 2 (4 điểm). Nguyên tử X có phân lớp ngoài cùng là 3p4. Xác định vị trí nhóm của nguyên tử X.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 

 

2 điểm

 

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Cấu  hình electron của X: 1s22s22p63s23p4

X có 6 electron ngoài cùng nên X là kim loại nằm ở nhóm  VIA

 

2 điểm

2 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khối lượng của nguyên tử fluorine là 31,5557.10-27 kg. Khối lượng của fluorine theo amu là

  1. 61, 256.10-51.
  2. 28,963.10-3.
  3. 19,000.
  4. 18,998.

 

Câu 2: Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong tất cả các nguyên tố và phổ biến nhất trong vũ trụ. Phát biểu nào dưới đây không đúng

  1. Hydrogen thuộc chu kì 1, nhóm IA.
  2. Số electron hóa trị của hydrogen là 1.
  3. 1,008 là nguyên tử khối một trong các đồng vị của hydrogen.
  4. Trong nguyên tử hydrogen luôn có 1 proton.

 

Câu 3: Silicon là nguyên tố phổ biến thứ hai trên Trái Đất, tồn tại chủ yếu trong cát và là chất hóa học phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất. Phát biểu nào dưới đây đúng

  1. Silicon thuộc chu kì 3, nhóm IVA.
  2. Silicon có kí hiệu hóa học là S.
  3. Số electron hóa trị của silicon là 2.
  4. Số điện tích hạt nhân của Silicon là 14.

 

Câu 4: Cation Y2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Xác định vị trí của X trong bảng tuần hoàn

  1. Chu kì 4, nhóm IIA.
  2. Chu kì 4, nhóm IIB.
  3. Chu kì 3, nhóm VIA.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Theo tính chất hóa học các nguyên tố phân ra làm mấy nhóm?

Câu 2 (4 điểm). Các electron phân bố đều trên 3 lớp. Lớp thứ 3 có 5 electron. X nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Các nguyên tố chia ra làm 4 nhóm: kim loại, phi kim, khí hiếm, kim loại chuyển tiếp

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p3  

=> Z = 15 X nằm ở ô thứ 15

 

2 điểm

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng hệ thống tuần hoàn và có tổng số điện tích hạt nhân bằng 25. Vị trí của A, B trong bảng tuần hoàn là

  1. Chu kì 3, nhóm VIA và VIIIA.
  2. Chu kì 3, nhóm IVA và VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm IIIA và IVA.
  4. Chu kì 3, nhóm IIA và IIIA.

 

Câu 2: X và Y là hai nguyên tố thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau và cùng trong 1 nhóm A của bảng tuần hoàn. Tổng điện tích hạt nhân của X và Y là 52. Cho biết vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn hoá học

  1. Chu kì 3 và 4 nhóm IVB.
  2. Chu kì 3 và 4 nhóm IIB.
  3. Chu kì 3 và 4 nhóm IVA.
  4. Chu kì 3 và 4 nhóm VIIA.

 

Câu 3: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn tác dụng với dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Hai kim loại đó là

  1. Sr và Ba.
  2. Ca và Sr.
  3. Mg và Ca.
  4. Be và Mg.

 

Câu 4: Những nguyên tố thuộc cùng một chu kì

  1. Be, Mg, Sr, Ra.
  2. Al, Cu, Ar, S.
  3. Ar, Ag, Mg, Ni.
  4. I, O, S, Ca.

 

  1. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Nguyên tố X thuộc chu kì 4 nhóm IIIA. Viết cấu hình eletron của nguyên tố X.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

D

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Được xếp thành một hàng

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Vì X thuộc chu kì IV nên có 4 lớp electron , X thuộc nhóm IIIA, nên X có 3 lớp electron lớp ngoài cùng là s hoặc p 

=>1s22s22p63s23p63d104s24p1

2 điểm

2 điểm

 

Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án hóa học 10 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu được tặng thêm:


Từ khóa: Đề kiểm tra hoá học 10 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ hoá học 10 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận hoá học 10 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay