Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời Bài 13: Độ to và độ cao của âm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hình dưới đây là đồ thị dao động âm của một sóng âm trên màn hình dao động kí. Độ dài của đoạn nào mô tả biên độ âm?
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Khi điều chỉnh nút âm lượng (volume) trên loa là ta đang điều chỉnh đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- Biên độ âm.
- Tần số âm.
- Tốc độ truyền âm.
- Môi trường truyền âm.
Câu 3: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
- a) Sóng âm được tạo ra bởi (1) ... của nguồn âm.
- b) Độ to của âm có liên hệ với (2)...
- (1) – dao động, (2) – biên độ âm
- (1) – tần số, (2) – biên độ
- (1) – tần số âm, (2) – độ to
- (1) – biên độ, (2) – độ cao
Câu 4: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
Nguồn âm dao động càng nhanh thì (1) ... càng lớn, sóng âm nghe được có (2)... càng lớn.
- (1) – dao động, (2) – biên độ âm
- (1) – tần số, (2) – biên độ
- (1) – tần số âm, (2) – độ to
- (1) – biên độ, (2) – độ cao
Câu 5: Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?
- 130 dB
- 180 dB
- 100 dB
- 80 dB
Câu 6: Bằng cách điều chỉnh độ căng của dây đàn (lên dây), người nghệ sĩ guitar
muốn thay đổi đặc trưng nào của sóng âm phát ra?
- Độ to.
- Độ cao.
- Tốc độ lan truyền.
- Biên độ.
Câu 7: Cho bốn âm thoa có tần số dao động tương ứng như hình. Hãy sắp xếp các âm thoa này theo thứ tự âm nghe được từ trầm nhất đến bổng nhất.
- 256Hz, 256Hz, 128Hz, 1024Hz
- 128Hz, 512Hz, 256Hz, 1024Hz
- 128Hz, 256Hz, 1024Hz, 512Hz
- 128Hz, 256Hz, 512Hz, 1024Hz
Câu 8: Vật phát ra âm cao hơn khi nào?
- Khi vật dao động mạnh hơn
- Khi vật dao động chậm hơn
- Khi vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
- Khi tần số dao động lớn hơn
Câu 9: Một âm thoa thực hiện 512 dao động mỗi giây thì sóng âm do nó phát ra có tần số bao nhiêu?
- 512Hz.
- 8,5 Hz.
C.1024 Hz.
- 256 Hz.
Câu 10: Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?
- Vì loa có thể phát ra các tần số khác nhau
- Vì loa có thể phát được các độ cao khác nhau
- Vì màng loa có thể giao động nhiều lần trong 1s
- Vì màng loa tạo ra các biên độ dao động.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
D |
A |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?
- 120 dB
- 50 dB
- 30 dB
- 80 dB
Câu 2: Chọn câu đúng.
- Tai người nghe được âm thanh có tần số nhỏ hơn 20Hz
- Tai người nghe được âm thanh có tần số lớn hơn 20000Hz.
- Tai người nghe được âm thanh có tần số từ 20Hz đến 20000Hz.
- Tai người nghe được tất cả các loại âm thanh.
Câu 3: Tần số là gì?
- Tần số là số dao động trong một giờ.
- Tần số là số dao động trong một phút.
- Tần số là số dao động trong một giây.
- Tần số là số dao động trong một thời gian nhất định.
Câu 4: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?
- Khi âm phát ra với tần số cao.
- Khi âm phát ra với tần số thấp.
- Khi âm nghe to
- Khi âm nghe nhỏ.
Câu 5: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dây đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát ra có tần số càng nhỏ.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
Câu 6: Vật phát ra âm to hơn khi nào?
- Khi vật dao động nhanh hơn
- Khi vật dao động mạnh hơn
- Khi tần số dao động lớn hơn
- Tất cả các trường hợp đã nêu
Câu 7: Chọn phát biểu đúng?
- Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một khoảng thời gian nào đó.
- Tần số là số dao động thực hiện được trong 1 giây.
- Đơn vị tần số là giây (s).
- Tần số là đại lượng không có đơn vị.
Câu 8: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
- Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
- Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động.
- Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động
Câu 9: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Theo em việc nào sau đây nên làm?
- Phát biểu to rõ trong giờ học
- Nói quá nhỏ trong giao tiếp
- Nói chuyện riêng trong giờ học
- Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe
Câu 10: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất?
- Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.
- Trong một phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động
- Trong 5 giây, mặt trông thực hiện được 500 dao động.
- Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
D |
B |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
B |
A |
A |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nếu một dây đàn ghita dao động 900 lần mỗi giây thì tần số của nó là bao nhiêu?
Câu 2 ( 4 điểm). Sóng siêu âm được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây. ® Biểu thức mối liên hệ giữa tần số f (Hz), thời gian t (s) và số dao động N là: f = N : t ® Một giây, đàn ghita dao động 900 lần, nên tần số do đàn ghita phát ra là 900 Hz. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Trong công nghiệp: hàn siêu âm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, gia công vật liệu cứng, sử dụng sóng siêu âm để phát hiện các khuyết tật nằm ẩn trong vật liệu như các vết nứt, lỗ rỗng, rỗ khí và các bất liên tục nằm trong kim loại, chất dẻo và gốm sứ - Trong y học: thiết bị siêu âm là một thiết bị rất có hiệu quả trong việc ghi nhận hình ảnh của các mô mềm. Trong y khoa, thường sử dụng siêu âm 2D để tiến hành các kiểm tra sơ bộ, siêu âm 3D để khám thai, khám tuyến giáp hay siêu âm Doppler để kiểm tra mạch máu bệnh nhân. - Trong vệ sinh dụng cụ, thiết bị: vệ sinh các dụng cụ y tế, làm sạch đồ trang sức, dụng cụ thí nghiệm, đồng hồ, mắt kính,…dựa vào hiện tượng xâm thực của sóng siêu âm. - Trong nông nghiệp: Dựa vào cơ chế xâm thực và bức của sóng siêu âm, các bể siêu âm còn được sử dụng để loại bỏ các hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tồn dư ra khỏi các sản phẩm nông nghiệp. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Tần số là gì? Tần số được đo bằng đơn vị nào? Tai người có thể nghe được tần số dao động trong khoảng nào? Siêu âm là gì? Hạ âm là gì?
Câu 2 ( 4 điểm). Khi người nghệ sĩ chơi đàn sẽ thao tác như thế nào để đạt được âm thanh mong muốn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Tần số là số dao động của vật thực hiện được trong một giây. Đơn vị tần số là héc (Hz). - Tai người chỉ nghe được những sóng âm có tần số trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz. Khoảng sóng âm này được gọi là khoảng nghe được. - Sóng âm có tần số lớn hơn 20000 Hz được gọi là siêu âm. - Sóng âm có tần số nhỏ hơn 20 Hz được gọi là hạ âm. |
1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Để thay đổi âm thanh tiếng đàn phát ra, người nghệ sĩ chơi đàn thường gảy đàn mạnh yếu khác nhau. - Độ mạnh yếu khi gảy đàn khác nhau dẫn đến dao động của âm khác nhau, từ đó biên độ cũng khác nhau => Thay đổi được độ to để đạt được âm thanh mong muốn. |
2 điểm 2 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
- Rắn, lỏng, khí
- Khí, rắn, lỏng
- Lỏng, khí, rắn
- Khí, lỏng, rắn
Câu 2: Tần số dao động càng cao thì
- Âm nghe càng vang xa
- Âm nghe càng bổng
- Âm nghe càng trầm
- Âm nghe càng to
Câu 3: Biên độ dao động là gì?
- Là số dao động trong một giây
- Là độ lệch của vật trong một giây
- Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
- Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.
Câu 4: Biên độ dao động của âm càng lớn khi
- Vật dao động với tần số càng lớn
- Vật dao động càng nhanh
- Vật dao động càng chậm
- Vật dao động càng mạnh
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Khi nào âm phát ra càng cao và ngược lại?
Câu 2: Nêu một số ví dụ minh họa cách viết công thức hóa học của đơn chất.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
D |
D |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn. - Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Ví dụ: - Phân tử khí hydrogen được tạo thành từ hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau, công thức phân tử của khí hydrogen là H2. - Kim loại sodium có công thức hóa học là Na. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
- Vận tốc truyền âm
- Tần số dao động của âm
- Biên độ dao động của âm
- Độ to của âm
Câu 2: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- Tần số dao động
- Biên độ dao động
- Thời gian dao động
- Tốc độ dao động
Câu 3: Một vật dao động với tần số 50Hz, vậy số dao động của vật trong 5 giây sẽ là:
- 10
- 250
- 55
- 45
Câu 4: Bằng cách quan sát và lắng nghe dây đàn dao động khi ta lên dảv đàn, ta có thể kết luận nào sau đây?
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng chậm, âm phát r2 có tần số càng nhỏ.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng mạnh, âm phát ra nghe càng to.
- Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng yếu, âm phát ra nghe càng nhỏ.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Biên độ dao động là gì? Khi nào âm nghe được càng to?
Câu 2. Một bạn học sinh nghe âm phát ra từ hai chiếc loa: loa A và loa B. Biết rằng loa A phát ra âm có tần số lớn hơn 80 Hz so với âm do loa B phát ra; âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 50 dB so với âm do loa A phát ra. Hỏi bạn học sinh đó sẽ nghe thấy âm do loa nào phát ra cao hơn, âm do loa nào phát ra lớn hơn?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
B |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó. - Âm nghe được càng to (nhỏ) khi biên độ âm càng lớn (nhỏ). |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Âm do loa A phát ra có tần số lớn hơn 50 Hz so với âm do loa B phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa A phát ra cao hơn vì tần số càng lớn, âm càng cao. - Âm do loa B phát ra có độ to lớn hơn 20 dB so với âm do loa A phát ra. Do đó bạn học sinh sẽ nghe thấy âm do loa B phát ra lớn hơn vì độ to càng lớn, âm phát ra càng to. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết)