Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 39: CHỨNG MINH CƠ THỂ SINH VẬT LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các hoạt động sống diễn ra chủ yếu ở đâu?

  1. Tế bào.
  2. Mô.
  3. Cơ quan.
  4. Cơ thể.

Câu 2: Hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng diễn ra chủ yếu ở những cấp độ nào?

  1. Tế bào và mô.
  2. Mô và cơ quan.
  3. Tế bào và cơ thể.
  4. Mô và cơ thể.

Câu 3: Đặc điểm chính của cơ thể sinh vật:

  1. Cảm ứng
  2. Dinh dưỡng
  3. Sinh trưởng và sinh sản
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Quá trình sinh trưởng của sinh vật là?

  1. Quá trình tạo ra con non
  2. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  3. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  4. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 5: Quá trình bài tiết của sinh vật là?

  1. Quá trình tạo ra con non
  2. Quá trình cảm nhận và phản ứng với sự thay đổi của môi trường
  3. Quá trình cơ thể lớn lên về kích thước
  4. Quá trình loại bỏ các chất thải

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở cơ thể đa bào?

  1. Có thể sinh sản.
  2. Có thể di chuyển.
  3. Có thể cảm ứng.
  4. Có nhiều tế bào trong cùng 1 cơ thể.

Câu 7: Cơ thể thực vật được cấu tạo từ các tế bào

  1. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn, tế bào cơ
  2. Tế bào biểu bì, tế bào thần kinh…
  3. Tế bào biểu bì, tế bào mạch dẫn…
  4. Tế bào thần kinh, tế bào cơ, tế bào hồng cầu….

Câu 8: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật sống?

  1. Quá trình chuyển năng lượng mặt trời thành năng lượng điện ở pin mặt trời.
  2. Quá trình đốt cháy carbonhydrate để tạo năng lượng ở người.
  3. Quá trình thu nhỏ kích thước của hòn đá cuội bên dòng suối.
  4. Quá trình mài sắt thành kim.

Câu 9: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

  1. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng
  2. Cơ thể thu nhận nhiều năng lượng và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng
  3. Hệ vận động ngừng hoạt động
  4. Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cơ thể

Câu 10: Cho các phát biểu sau:
I. Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân.
II. Béo phì do thói quen ăn nhiều rau, củ quả.
III. Để phòng tránh bệnh béo phì nên ăn ngày hai bữa: bữa sáng, bữa trưa.
IV. Để phòng tránh bệnh béo phì nên hạn chế đồ ăn ngọt, các món ăn chiên dầu mỡ.

Số phát biểu đúng là:

  1. 3
  2. 2
  3. 1
  4. 4

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

D

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

D

B


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh vật là những

  1. Vật sống
  2. Vật không sống
  3. Vừa là vật sống, vừa là vật không sống
  4. Vật chất

Câu 2: Có thể quan sát trùng roi và vi khuẩn bằng gì?

  1. Mắt thường
  2. Kính hiển vi
  3. Kính lúp
  4. Kính viễn vọng

Câu 3: Cơ thể đơn bào là cơ thể có cấu tạo:

  1. Một tế bào
  2. Hai tế bào
  3. Hàng trăm tế bào
  4. Hàng nghìn tế bào

Câu 4: Đặc điểm cơ thể trùng roi

  1. Đơn bào, nhân thực
  2. Đơn bào, nhân sơ
  3. Đa bào, nhân thực
  4. Đa bào, nhân sơ

Câu 5: Cơ thể đa bào:

  1. Cấu tạo từ nhiều tế bào
  2. cấu tạo từ 1 tế bào
  3. Chủ yếu cấu tạo từ các tế bào nhân sơ
  4. Cấu tạo từ 1 tế bào nhân thực

Câu 6: Đơn vị cấu tạo cơ bản nhất của các sinh vật sống là

  1. Tế bào
  2. Cơ quan
  3. Hệ cơ quan
  4. Phân tử

Câu 7: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chỉ phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  1. Sinh sản.
  2. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
  3. Sinh trưởng và phát triển.
  4. Cảm ứng.

Câu 8: Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

  1. Một tế bào
  2. Hai tế bào
  3. Ba tế bào
  4. Bốn tế bào

 Câu 9: Tế bào không có hoạt động nào dưới đây?

  1. Trao đổi chất
  2. Thay đổi hình dạng, cấu tạo
  3. Cảm ứng
  4. Phân chia

Câu 10: Hoạt động nào sau đây không phải hoạt động sống của cơ thể?

  1. Phân chia
  2. Sinh sản
  3. Cảm ứng
  4. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

B

A

B

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Nêu các biện pháp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Tất cả các cơ thể sống đều có những đặc trưng nhất định để phân biệt với các dạng không sống khác, bao gồm: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.

- Các hoạt động sống trong cơ thể có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng, dự trữ năng lượng giúp cơ thể cảm ứng, lớn lên, sinh trưởng, phát triển.

+ Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động tương tác với nhau và tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Tập thể dục đều đặn: giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật bằng nhiều cách như: đẩy mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp, giảm viêm, tăng lưu thông máu để các tế bào hệ miễn dịch phát hiện tác nhân gây bệnh nhanh hơn.

- Chế độ ăn uống hợp lý: nên cân đối giữa nguồn dinh dưỡng từ động vật và thực vật hàng ngày, đặc biệt là phải bổ sung thêm các nguồn giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, uống đủ nước mỗi ngày cũng giúp cải thiện sức đề kháng. Bên cạnh đó, cần hạn chế những loại thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, đồ chiên, đồ ăn vặt, thức uống nhiều đường, có gas… Đặc biệt nên tránh xa các chất kích thích.

- Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục cơ thể khi bị ốm. Một giấc ngủ không ngon làm giảm khả năng sản xuất cytokine của hệ miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu ngủ trong thời gian dài làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các điều kiện bất lợi ngoài môi trường.

- Thư giãn, tránh căng thẳng: khi một người bị lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ tăng cường sản xuất các hormone ngăn chặn chức năng của hệ thống miễn dịch.

1 điểm

1 điểm

 1 điểm

1 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tế bào với cơ thể có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Tế bào là đơn vị cấu trúc của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.

+ Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ 1 tế bào.

+ Trong cơ thể đa bào, sự thống nhất về mặt cấu trúc thể hiện qua các cấp độ tổ chức tế bào – mô – cơ quan – hệ cơ quan – cơ thể.

- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể sống: Mọi hoạt động sống trong cơ thể sinh vật đều diễn ra trong tế bào, giúp cho cơ thể sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường ngoài.

+ Trong cơ thể đơn bào, các hoạt động sống được thực hiện thông qua sự phối hợp của các thành phần cấu trúc cấu tạo nên tế bào.

+ Trong cơ thể đa bào, mỗi loại tế bào thực hiện chức năng nhất định thông qua các tổ chức mô, cơ quan, hệ cơ quan. Đồng thời các tổ chức phối hợp hoạt động chặt chẽ giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì:

+ Mọi cơ thể từ đơn bào đến đa bào đều có cấu tạo từ tế bào.

+ Cơ thể đa bào được cấu tạo từ nhiều tế bào phân hóa thành nhiều mô, cơ quan, hệ cơ quan. Trong đó, mỗi hệ cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan được tập hợp từ nhiều mô có chức năng giống nhau, mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng và kích thước, cấu tạo và chức năng giống nhau tạo thành.

- Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì tất cả những hoạt động sống như trao đổi chất gắn liền với chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, cảm ứng và sinh sản của cơ thể đều được thực hiện ở tế bào. Khi các tế bào phân chia thì cơ thể lớn lên và có thể thực hiện chức năng sinh sản.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật nào dưới đây là vật sống? 

  1. Con chó 
  2. Con dao 
  3. Cây chổi 
  4. Cây bút

Câu 2: Loại sinh vật đơn bào nào sau đây có thể quan sát được bằng mắt thường?

  1. Tảo lục 
  2. Trùng roi 
  3. Vi khuẩn lam 
  4. Tảo bong bóng

Câu 3: Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào khác nhau chủ yếu ở điểm nào?

  1. Màu sắc.                                       
  2. Kích thước.
  3. Số lượng tế bào tạo thành.              
  4. Hình dạng.

Câu 4: Trong cơ thể sinh vật, hoạt động sống nào là trung tâm chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến tất cả các hoạt động sống còn lại?

  1. Sinh sản
  2. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
  3. Cảm ứng
  4. Sinh trưởng và phát triển
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể sinh vật và môi trường.

Câu 2: Em biết ví dụ thực tế nào chứng minh cơ thể sinh vật là hệ thống mở và tự điều chỉnh?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ví dụ: Lá lấy nguyên liệu từ môi trường để thực hiện quang hợp, tạo ra các chất hữu cơ cung cấp cho các tế bào và cơ thể để thực hiện các hoạt động sống, các chất thải từ thực vật cũng điều tiết các yếu tố môi trường (độ ẩm, nhiệt độ,…).

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ: Ở người, khi nhiệt độ môi trường cao hoặc vận động mạnh làm cơ thể nóng lên, hệ mạch dưới da giãn ra, lỗ chân lông mở ra,… mồ hôi tiết ra làm mát cơ thể; khi cơ thể ở môi trường có nhiệt độ thấp, các mạch máu dưới da co lại để tránh mất nhiệt qua lỗ chân lông và có hiện tượng run để làm ấm cơ thể.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các cơ thể sinh vật dưới đây, nhóm nào là cơ thể đa bào:

  1. Tảo silic, rêu, ếch, vi khuẩn
  2. Rêu, ếch, chim sâu
  3. Vi khuẩn, giun đất, ếch
  4. Trùng roi, cây ổi, bắp cải

Câu 2: Hoạt động nào dưới đây là hoạt động của vật không sống?

  1. Quá trình đốt cháy xăng để khiến động cơ chuyển động ở xe máy.
  2. Quá trình chui lên khỏi mặt đất của cây nấm sau mưa.
  3. Quá trình hấp thu khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide khi thỏ hô hấp.
  4. Quá trình dài ra ở móng tay người.

Câu 3: Tế bào nhận các chất từ môi trường để thực hiện những quá trình nào?

  1. Sinh trưởng, phân chia, cảm ứng
  2. Sinh trưởng, lớn lên, phân chia
  3. Trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng, phân chia, cảm ứng
  4. Trao đổi chất, lớn lên, phân chia, cảm ứng

Câu 4: Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản nào?

(1) Cảm ứng và vận động 

(2) Sinh trưởng

(3) Dinh dưỡng

(4) Hô hấp

(5) Bài tiết

(6) Sinh sản

  1. (2), (3), (4), (6)
  2. (1), (3), (5), (6) 
  3. (2), (3), (4), (5), (6)
  4. (1), (2), (3), (4), (5), (6)
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Tế bào – cơ thể – môi trường có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2. Nêu ví dụ minh họa cho mối quan hệ giữa các hoạt động sống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

A

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cơ thể trao đổi chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng. Song song với quá trình đó, các hoạt động sống được thực hiện ở cấp độ cơ thể.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ: Ở thực vật, sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường (hút nước và khoáng, trao đổi khí) giúp thực vật có nguyên liệu thực hiện quá trình quang hợp. Nhờ có quá trình quang hợp, thực vật có nguồn chất hữu cơ để tạo ra vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống như sinh trưởng, phát triển, cảm ứng, sinh sản..

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 chân trời – Phần sinh học bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay