Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Văn bản 2: Một người Hà Nội

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5 Văn bản 2: Một người Hà Nội. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tình cảm của nhân vật tôi đối với Hà Nội vừa giải phóng ra sao?

  1. Bồi hồi xúc động

  2. Hồi hộp căng thẳng

  3. Chán chường, lo âu

  4. Vui vẻ, háo hức

Câu 2: Truyện kể dưới góc nhìn của ai theo ngôi thứ mấy?

  1. Nhân vật tôi ngôi thứ nhất

  2. Ngôi thứ ba

  3. Một đáp án khác

  4. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Đối với thời cuộc cô Hiền có thái độ như thế nào?

  1. Vô tâm với thời cuộc

  2. Nhanh nhạy, tức thời và khôn ngoan

  3. Đi sau thời cuộc

  4. Một đáp án khác

Câu 4: Chi tiết nào thể hiện cô Hiền là một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán?

  1. Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô vẫn có hai dinh cơ, một nhà đang ở và một nhà đang cho thuê ở Hàng Bún

  2. Năm 1956, cô Hiền bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho người bạn mới ở kháng chiến về

  3. Gần ba mươi tuổi cô mới đi lấy chồng, lấy một ông giáo dạy cấp tiểu học. Ngừng sinh con ở tuổi 40

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 5: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”

Câu nói trên của cô Hiền thể hiện điều gì?

  1. Cô Hiền là người phụ nữ giàu tự trọng và sống có trách nhiệm. Bà cũng dạy con cái của mình như vậy

  2. Cô Hiền là người phụ nữ giàu tình yêu thương con

  3. Cô Hiền là người phụ nữ biết chu toàn mọi việc như một người nội tướng trong gia đình

  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Cô Hiền luôn trân trọng, nâng niu, gìn giữ những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội, thể hiện qua chi tiết nào?

  1. Dặn dò bọn trẻ: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”

  2. Dạy con từ những điều nhỏ nhất: cách ngồi, cách cầm bát cầm đũa, cách múc canh, cả cách nói chuyện trong bữa ăn

  3. Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không

  4. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Ý nghĩa của câu chuyện "cây si cổ thụ" trong Một người Hà Nội?

Câu 2 (2 điểm): Ý nghĩa hình ảnh một hạt bụi vàng trong Một người Hà Nội

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

B

D

A

D

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống. Cây si mọc ở đền Ngọc Sơn, biểu tượng cho nét cổ kính, linh thiêng của Hà Nội. Nhưng nó cũng có thể bị bão đánh đổ, tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời.

- Chi tiết thể hiện quy luật vận động khắc nghiệt của xã hội: Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua bao biến cố dữ dội. Cây si dù bị bật một phần bộ rễ vẫn hồi sinh, lại trổ cành, xanh lá nhờ ý thức bảo vệ của con người. Vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bền bỉ, trường tồn cùng tạo vật thiên nhiên.

1

 

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

Bà Hiền xứng đáng được gọi là một hạt bụi vàng của đất Kinh kì. Ý nghĩa của hình ảnh so sánh:

 

- Hạt bụi vàng là hình ảnh một vật nhỏ bé, khiêm nhường mà cao đẹp, quý báu. Những hạt bụi vàng như thế hợp lại thành ánh vàng chói sáng, đó chính là phẩm giá đã thành bản sắc Hà Nội, thành truyền thống của người Hà Nội nghìn năm văn hiến.

 

- Là hình ảnh so sánh đặc sắc thể hiện sự khái quát nghệ thuật cao, trong đó có sự đối lập mà thống nhất giữa thân phận và giá trị, biểu hiện được mối gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, chứa đựng niềm trân trọng và tự hào của tác giả.

 

⇒ Nguyễn Khải đã cô đúc được toàn bộ phẩm chất phong phú của nhân vật cô Hiền vào một chi tiết nhỏ nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, gây ấn tượng sâu đậm với người đọc. 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

 

0,5

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hình ảnh cái bát thủy tiên men đỏ được nhắc đến trong bài có ý nghĩa gì?

  1. Thể hiện sự giản dị của cô Hiền

  2. Thể hiện sự giàu có của nhà cô Hiền

  3. Thể hiện sự cổ kính của không gian đồng thời nhắc đến một thú chơi thủy tiên trang trọng lịch sự của người Hà Nội xưa.

  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Trong lần ra Hà Nội gần  nhất nhân vật tôi cảm thấy Hà Nội thế nào?

  1. Chưa bao giờ thấy Hà Nội vui như bây giờ, phố xá vui, mặt người cũng vui

  2. Hà Nội vẫn hoài cổ như xưa

  3. Hà Nội tân tiến và sầm uất

  4. Hà Nội buồn đến hiu hắt

Câu 3: Con đường nào đã được tác giả nhắc tới trong lần ra thăm Hà Nội?

  1. Hoàng Diệu

  2. Phan Đình Phùng

  3. Trần Nhật Duật

  4. Lê Thánh Tông

Câu 4: Theo tác giả người chơi được dò hoa thủy tiên cần phải có phẩm chất gì?

  1. Người hòa đồng và vui vẻ

  2. Người lạc quan và sôi nổi

  3. Người trầm tĩnh và trang trọng

  4. Người hoài cổ và u sầu

CÂU 5: Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Một người Hà Nội là ai?

  1. Con trai cô Hiền

  2. Một người lính, một người họ hàng xa của cô Hiền

  3. Con rể của cô Hiền

  4. Hàng xóm của cô Hiền

CÂU 6: Nhân vật Dũng trong truyện có mối quan hệ như thế nào với cô Hiền?

  1. Con trai cả

  2. Con trai thứ hai

  3. Cháu họ

  4. Hàng xóm

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những nét chung về nhân vật bà Hiền được tác giả miêu tả như thế nào ?

Câu 2 (2 điểm): Em có cảm nhận gì về nhân vật “tôi” trong câu chuyện ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

A

B

C

B

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Tác giả giới thiệu: chúng tôi gọi là cô, cô Hiền một cách tự nhiên, giản dị, chân thực cho thấy được tình cảm yêu mến.

- Xinh đẹp, thông minh.

- Trong nhận định của nhân vật tôi: “ …đích thị là tư sản”

2

Câu 2

(2 điểm)

- Yêu Hà Nội, hiểu Hà Nội, say mê nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.

- Có cái nhìn lịch lãm, sâu sắc.

- Cách kể chuyện vừa thân tình vừa hóm hỉnh nhưng vẫn khẳng định được giá trị của kinh nghiệm cá nhân.

- Giọng kể: Chiêm nghiệm- triết lý.

- Ngôn ngữ: vừa giản dị vừa giàu ngụ ý và triết lý.

2

=> Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11 cánh diều Bài 5: Một người Hà Nội

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay