Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 cánh diều Chương 6 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Toán 10 cánh diều Chương 6 Bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Toán 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên
- Gieo đồng tiền xem xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp
- Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa
- Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là nam hay nữ
- Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi.
Câu 2. Phép thử ngẫu nhiên (gọi tắt là phép thử) là gì?
- Hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó
- Hoạt động mà ta có thể biết trước được kết quả của nó
- Hoạt động mà ta gieo xúc xắc
- Cả 3 phương án trên đều sai
Câu 3. Biến cố chắc chắn kí hiệu là gì?
- A
- Ω
- ∅
- Cả 3 ý trên
Câu 4. Kí hiệu nào sau đây là kí hiệu của biến cố chắc chắn?
- Ω
- ∅
- M
- c
Câu 5. Hoạt động nào sau đây không phải là phép thử?
- Đặt 2 chiếc bút bi đỏ, 5 chiếc bút bi xanh và 3 chiếc bút bi tím lên bàn và đếm xem có bao nhiêu chiếc bút bi
- Chọn một trong ba bạn An, Bình, Cường tham gia cuộc thi chạy điền kinh
- Chơi trò chơi gắp thú nhồi bông
- Chọn một quyển sách bất kì trên giá sách và đọc tên của quyển sách đó
Câu 6. Gọi A là biến cố của không gian mẫu. Phát biểu nào sau đây đúng?
- A ∈Ω
- A ⊂Ω
- Ω ∈A
- Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 7. Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Chọn được 1 bạn nam và 1 bạn nữ” là
- 5
- 4
- 3
- 6
Câu 8. Biến cố là
- Một hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó
- Tập con của không gian mẫu
- Tập hợp tất cả các kết quả có thể có của phép thử ngẫu nhiên
- Một kết quả thuận lợi
Câu 9. Biến cố không thể là
- Biến cố không bao giờ xảy ra
- Biến cố có thể sẽ xảy ra
- Biến cố luôn xảy ra
- Phép thử
Câu 10. Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên
- Gieo đồng xu để xem xuất hiện mặt ngửa hay mặt sấp.
- Gieo đồng xu để xem xuất hiện mặt ngửa xuất hiện bao nhiêu lần.
- Chọn 1 học sinh bất kì trong lớp và xem kết quả là nam hay nữ.
- Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm có tất bao nhiêu viên bi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
A |
B |
A |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
B |
A |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lầm lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Xác định biến cố M: “Hai đồng tiền xuất hiện hai mặt không giống nhau”.
- M = {NN, SS}
- M = {NS, SN}
- M = {NS, NN}
- M = {SS, SN}
Câu 2. Gieo hai đồng tiền một lần. Kí hiệu S, N lần lượt để chỉ đồng tiền lật sấp, lật ngửa. Mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
- Ω = {S, N}
- Ω = {NN, SS}
- Ω = {SN, NS}
- Ω = {SN, NS, SS, NN}
Câu 3. Một hộp có:
- 2 viên bi trắng được đánh số từ 1 đến 2
- 3 viên bi xanh được đánh số từ 3 đến 5
- 2 viên bi đỏ được đánh số từ 6 đến 7
Lấy ngẫu nhiên hai viên bi, mô tả không gian mẫu nào dưới đây là đúng?
- Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7}
- Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 5, 6 ≤ n ≤ 7}
- Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 7, 1 ≤ n ≤ 7, m ≠ n}
- Ω = {(m, n)| 1 ≤ m ≤ 3, 4 ≤ n ≤ 7}
Câu 4. Cho tập hợp A gồm các số nguyên dương nhỏ hơn hoặc bằng 60. Chọn 1 phần tử trong tập hợp A. Gọi B là biến cố “Phần tử được chọn chia hết cho 10”. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B là
- 6
- 7
- 5
- 9
Câu 5. Gieo 2 con xúc xắc và gọi kết quả xảy ra là tích số hai chấm ở mặt trên. Số phần tử của không gian mẫu là
- 9 phần tử
- 18 phần tử
- 29 phần tử
- 39 phần tử
Câu 6. Gieo một đồng xu và một con xúc xắc cân đối đồng chất một lần. Số phần tử của không gian mẫu là
- 24
- 12
- 6
- 8
Câu 7. Gieo một đồng tiền liên tiếp 3 lần thì số phần tử của không gian mẫu n(Ω) là
- 4
- 6
- 8
- 16
Câu 8. Xác định số phần tử của không gian mẫu các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của một xúc xắc sau 3 lần gieo
- 36
- 216
- 18
- 108
Câu 9. Mội bình chứa 10 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. Tùng và Cúc mỗi người lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ bình. Không gian mẫu của phép thử là
- Ω{(i;j)|1<i≤10,1≤j≤10}
- Ω{(i;j)|1≤i≤10,1≤j≤10,i≠j}
- Ω{(i;j)|1<i<10,1≤j≤10,i≠j}
- Ω{(i;j)|1≤i≤10,1<j<10}
Câu 10. Mội bình chứa 10 quả bóng được đánh số lần lượt từ 1 đến 10. Tùng và Cúc mỗi người lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ bình. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng hai số ghi trên hai quả bóng lấy ra bằng 10”?
- 5
- 6
- 7
- 8
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
D |
C |
A |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
C |
B |
B |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Lớp 10A có 45 học sinh, trong đó có 25 học sinh nữ. Chọn ngẫu nhiên ra một nhóm gồm 10 bạn học sinh để tham gia trồng cây. Tính số phần tử của biến cố C: “Nhóm chọn ra có 4 học sinh nữ”.
Câu 2 (6 điểm). Cho các số 0,1, 2,3,4,5,6,7,8,9. Gọi X là tập hợp các số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên ra 1số. Tính số kết quả thuận lợi của biến cố : “Số đó chia hết cho 10”
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Số học sinh nam là : 45 – 25 = 20 ( học sinh ) C : “Chọn 4 học sinh nữ và 6 học sinh nam” => n(C) = . |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Số chia hết cho 10 ⬄ chữ số hàng đơn vị là 0 Số kết quả thuận lợi là : 9. 8. 7. 6. 1 = 3024 |
3 điểm 3 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (4 điểm). Cho hai đường thẳng a // b. Trên đường thẳng a lấy 6 điểm phân biệt. Trên đường thẳng b lấy 5 điểm phân biệt. Chọn ngẫu nhiên 3 điểm. Xác định số phần tử của biến cố H : “Ba điểm được chọn tạo thành một tam giác”
Câu 2 (6 điểm). Một hộp bóng có 12 bóng đèn, trong đó có 7 bóng tốt, lấy ngẫu nhiên 3 bóng. Tính số kết quả thuận lợi cho biến cố : “ Cả 3 bóng đều không tốt”
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
+) TH1 : chọn được 1 điểm thuộc a và 2 điểm thuộc b => số cách : . +) TH2 : chọn được 2 điểm thuộc a và 1 điểm thuộc b => số cách : . => Số phần tử của biến cố H là : . + . = 135 |
2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
Số bóng đèn không tốt = 12 – 7 = 5 Số kết quả thuận lợi cho biến cố : “ Cả 3 bóng đều không tốt” là : = 10 |
3 điểm 3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Bộ bài tú lơ khơ có 52 quân bài. Rút ngẫu nhiên ra 4 quân bài. Số kết quả thuận lợi cho biến cố A: “Rút ra được tứ quý K” là
- 76 145
- 270 725
- 1
- Cả 3 đáp án trên đều sai
Câu 2. Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Số kết quả thuận lợi cho biến cố B: “4 viên bi lấy ra có ít nhất một viên bi màu xanh” là
- 10 626
- 1 820
- 7 566
- 8 806
Câu 3. Trên bàn có 3 quả táo và 4 quả cam. Xác định số phần tử không gian mẫu của phép thử lấy 2 quả ở trên bàn sau đó bỏ ra ngoài rồi lấy tiếp 1 quả nữa.
- 7 phần tử
- 5 phần tử
- 105 phần tử
- 21 phần tử
Câu 4. Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là
- 3
- 4
- 5
- 6
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Viết tập hợp mô tả biến cố M: “Số chính phương nhỏ hơn 100”
Câu 2 (3 điểm). Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp .Viết tập hợp mô tả biến cố K : “Tổng số chấm 2 lần bằng 7”
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
M = {0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81} |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
K = {( 1; 6) ; ( 6; 1) ; ( 2; 5); ( 5; 2) ; ( 3; 4); ( 4; 3)} |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Một nhóm có 3 bạn nam và 2 bạn nữ. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc 2 bạn đi làm vệ sinh lớp. Số phần tử của không gian mẫu của phép thử là
- 10
- 5
- 15
- 20
Câu 2. Một hộp đựng 10 thẻ, đánh số từ 1 đến 10. Chọn ngẫu nhiên 3 thẻ. Gọi A là biến cố để tổng số của 3 thẻ được chọn không vượt quá 8. Số phần tử của biến cố A là
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 3. Có 2 học sinh nam và 6 học sinh nữ, xếp thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Xác định số phần tử của biến cố A “Hai học sinh nam luôn đứng cạnh nhau”
- 8!
- 120
- 10080
- 720
Câu 4. Một hợp tác xã cung cấp giống lúa của 7 loại gạo ngon ST24, MSI9RMTT, ST25, Hạt Ngọc Rồng, Ngọc trời Thiên Vương, gạo đặc sản VD20 Gò Công Tiền Giang, gạo lúa tôm Kiên Giang. Bác Bình và bác An mỗi người chọn 1 trong 7 loại giống lúa trên để gieo trồng cho vụ mới. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Hai bác Bình và An chọn hai giống lúa giống nhau"?
- 5
- 6
- 7
- 8
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Gọi A là tập hợp các số tự nhiên có 2 chữ số nhỏ hơn 17. Lấy ra 1 số tự nhiên bất kỳ trong A. Hãy mô tả không gian mẫu.
Câu 2 (3 điểm). Xét biến cố : “Số chấm trên một con xúc xắc bằng 10”. Đây là biến cố chắc chắn hay biến cố không thể ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Ω = {10; 11; 12; 13; 14; 15; 16} |
3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Đó là biến cố không thể vì số chấm trên một con xúc xắc là 1; 2; 3; 4; 5; 6. |
3 điểm |
=> Giáo án toán 10 cánh diều bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản (2 tiết)