Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Số dao động trong 1 giây gọi là:
- Biên độ
- Tần số
- Độ to
- Độ cao
Câu 2: Biên độ âm thanh đến tai lớn, bé gọi là:
- Biên độ
- Tần số
- Độ to
- Độ cao
Câu 3: Độ lệch lớn nhất của một vật do động so với vị trí cân bằng gọi là:
- Biên độ
- Tần số
- Độ to
- Độ cao
Câu 4: Tần số lớn bé sẽ ảnh hưởng tới …. của vật
- Biên độ
- Tần số
- Độ to
- Độ cao
Câu 5: Đơn vị đo của tần số
- m
- Hz
- V
- dB
Câu 6: Câu phát biểu nào đúng?
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to
- Đơn
vị đo độ to của âm là dexiben (dB)
- Dao động càng yếu âm phát ra càng nhỏ
- Tất cả đều đúng
Câu 7: Âm phát ra càng to khi nguồn âm..............
- Có khối lượng càng lớn
- Có kích thước càng lớn
- Dao động mạnh
- Dao động càng nhanh
Câu 8: Vật phát ra âm bé hơn khi nào?
- Khi vật dao động lớn hơn
- Khi vật dao động chậm hơn
- Khi vật dao động yếu hơn
- Tất cả các trường hợp trên
Câu 9: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây
- Tần số là thời gian vật thực hiện được 1 dao động
- Tần số là thời gian vật thực hiện được 10 dao động
- Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 1 giây
- Tần số là số dao động vật thực hiện trong thời gian 2 ngày
Câu 10: Tại sao máy nghe nhạc lại có thể phát ra tiếng to nhỏ khác nhau dù nó chỉ có một cái loa nhất định?
- Do màng loa của nó rung động phát ra âm thanh.
- Vì màng loa phát ra tần số khác nhau
- Do màng loa dao động mạnh hay yếu (biên độ lớn hay nhỏ) khác nhau thì nó phát ra âm to nhỏ khác nhau.
- Đáp án khác
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
C |
A |
D |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
C |
C |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đơn vị đo to của âm
- m
- Hz
- V
- dB
Câu 2: điền vào chỗ trống
Nếu biên độ càng ….. thì sóng âm càng ….
- lớn, bé
- bé , bé
- bé, lớn
- Đáp án khác
Câu 3: Độ to của âm ở ngưỡng nào, ta sẽ thấy đau tai
- 35 dB
- 15 dB
- 135 dB
- 53 dB
Câu 4: Độ cao của âm liên hệ với
- Biên độ
- Độ to
- Tần số
- Không phụ thuộc
Câu 5: Độ to của âm liên hệ với
- Biên độ
- Độ cao
- Tần số
- Không phụ thuộc
Câu 6: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?
- Biên độ dao động của âm
- Tần số dao động của âm
- Vận tốc truyền âm và tần số dao động của âm
- Biên độ và vận tốc truyền
Câu 7: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất khi quan sát dao động một dây đàn?
- Dây đàn càng căng, âm phát ra càng to
- Dây đàn càng dài, âm phát ra càng cao
- Dây đàn càng to, âm phát ra càng cao
- Biên độ dao động của dây đàn càng lớn thì âm phát ra càng to
Câu 8: Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là:
- 80 dB
- 55 dB
- 40 dB
- 70 dB
Câu 9: Chọn câu trả lời đúng:
- Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
- Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người không nghe được
- Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
- Cả ba câu trên đều đúng
Câu 10: Nêu một phương án thí nghiệm để chứng tỏ khi ta đánh mạnh vào trống thì mặt
trống dao động với biên độ lớn và ngược lại, khi ta đánh nhẹ vào mặt trống thì mặt trống dao động với biên độ nhỏ.
- Dán một ít giấy lên bề mặt trống
- Buộc dây màu đỏ vào gậy đánh trống
- Đặt bên cạnh trống một máy thu âm
- Đặt trên mặt tróng một viên bi gỗ
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
B |
C |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
A |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động với độ to của âm. Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào?
Em hiểu như thế nào về tần số? Tần số được đo bằng đơn vị nào?
Câu 2 ( 4 điểm). Sóng hạ âm có lợi ích và tác dụng như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn (nhỏ), âm càng to (nhỏ). - Độ to của âm được đo bằng đêxiben, kí hiệu: dB. - Số dao động trong 1 giây gọi là tần số. - Đơn vị đo tần số: héc. Kí hiệu: Hz. - Đối với sóng âm, tần số dao động của nguồn âm cũng là tần số sóng âm. |
1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm 1.2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Hạ âm có rất nhiều ứng dụng, không chỉ đối với các loài động vật như một công cụ giao tiếp, mà còn với con người: - Hạ âm ở dải tần số 20 Hz đến 0.001 Hz được sử dụng để dự báo động đất, khảo sát các tầng đất đá và khả năng chứa dầu mỏ dưới lòng đất. - Trong y học thì nhịp tim thường vào cỡ 0,8 đến 2 Hz. Do đó, phép chụp tim mạch hay “tâm thân động ký” (Ballistocardiography) là những kĩ thuật sử dụng hạ âm trong y tế. - Sóng hạ âm cũng được dùng để phát hiện những vụ nổ hạt nhân. - Ngoài ra, hạ âm rất có ích trong việc dò tìm và đo đạc, cũng như các nghiên cứu về tác dụng của hạ âm đối với thần kinh và cơ thể con người. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Có hai vật lần lượt thực hiện các dao động. Vật thứ nhất thực hiện được 5000 dao động trong 25 giây. Vật thứ hai thực hiện 400 dao động trong 10 giây. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?
Câu 2 ( 4 điểm). Nêu một số sóng hạ âm trong tự nhiên và nhân tạo
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Tần số dao động của vật thứ nhất là: 5000 : 25 = 200 Hz. Tần số dao động của vật thứ hai là: 400 : 10 = 40 Hz. ® Vật thứ nhất có tần số lớn hơn nên phát ra âm cao hơn. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Sóng hạ âm trong tự nhiên: + Hiện tượng tự nhiên: âm thanh có tần số thấp đôi khi xuất hiện tự nhiên trong các hiện tượng thời tiết cực đoan, sóng biển, tuyết lở, động đất, núi lửa phun trào, sao băng, thác nước, sự hình thành băng trôi, cực quang, thiên thạch và sét. + Giao tiếp của động vật: cá voi, voi, hà mã, tê giác, hươu cao cổ và cá sấu được biết là sử dụng hạ âm để giao tiếp qua khoảng cách xa hàng trăm dặm trong trường hợp của cá voi. - Sóng hạ âm nhân tạo: trong những hoạt động của con người như tiếng nổ siêu thanh (sonic boom) và các vụ nổ (cả hóa học và hạt nhân), hoặc bằng máy móc như động cơ diesel, turbine gió và những máy biến năng được thiết kế đặc biệt (bàn rung công nghiệp). Một số loa được thiết kế đặc biệt có thể tạo ra âm thanh ở tần số cực thấp. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Âm càng thấp khi
- Biên độ càng thấp
- Tân số càng cao
- Biên độ càng cao
- Tần số càng thấp
Câu 2: Hạ âm là những âm thanh có tần số
- = 20 000 Hz
- > 20 Hz
- < 20 Hz
- > 20 000 Hz
Câu 3: Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một âm thoa thì nghe được âm do âm thoa dao động và phát ra âm thanh. Hãy chọn câu kết luận đúng sau:
- Gõ càng yếu âm thanh phát ra càng to
- Gõ càng ít âm thanh phát ra càng to
- Gõ càng mạnh âm thanh phát ra càng to
- Âm thanh phát ra càng to khi âm thoa càng lớn
Câu 4: Chọn câu sai
- Ngưỡng đau có thể làm điếc tai là 130dB
- Siêu âm là loại âm thanh có tần số rất lớn do đó nó là loại âm thanh vượt quá ngưỡng đau
- Ngưỡng đau là ngưỡng mà nếu âm thanh có độ to vượt qua ngưỡng đó sẽ làm tai người nghe đau nhức
- Những âm thanh vượt quá ngưỡng đau là những âm thanh mà tai của con người vẫn có thể nghe được
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa tần số với độ cao của âm.
Câu 2: Quan sát hình và cho biết âm thoa của hình nào phát ra âm to hơn? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng). - Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm). |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Âm thoa ở hình b phát ra âm to hơn vì có biên độ âm lớn hơn. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Siêu âm là những âm thanh có tần số
- = 20 000 Hz
- > 20 Hz
- < 20 Hz
- > 20 000 Hz
Câu 2: Con người sẽ không nghe được âm thanh có tần số nào?
- 16 Hz
- 50 Hz
- 70 Hz
- 2 100 Hz
Câu 3: Đâu là dụng cụ đo tần số của âm thanh
- Microphone
- Hộp cộng hưởng
- Đồng hồ đo điện đa năng
- Âm thoa
Câu 4: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?
- Biên độ
- Tần số và độ cao
- Biên độ và thời gian dao động âm
- Biên độ và tần số
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Em hiểu thế nào về biên độ dao động? Biên độ dao động được đo bằng đơn vị nào?
Câu 2. Nếu một mặt trống dao động với tần số 300 Hz thì nó thực hiện được bao nhiêu dao động trong 2 phút?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Biên độ của dao động là độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó. - Đơn vị đo biên độ là đơn vị đo độ dài. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
2 phút = 120 giây Tần số là số dao động vật thực hiện được trong một giây. Từ biểu thức f = N : t ⇒ N = f . t = 300 . 120 = 36000 (dao động) |
3 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm