Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 17: NGUYÊN TỐ VÀ ĐƠN CHẤT HALOFGEN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
- Có 7 electron hóa trị.
- Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
- Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
- Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 2: Điền tên và kí hiệu các nguyên tố halogen bền vào vị trí các nguyên tố A, B, C, D bên dưới. Biết mỗi vòng tròn minh họa cho một nguyên tử với tỉ lệ kích thước tương ứng.
- A-Fluorine (F), B-Bromine (Br), C-Iodine (I), D-Chlorine (Cl)
- A- Chlorine (Cl), B-Bromine (Br), C- Fluorine (F), D- Iodine (I)
- A-Fluorine (F), B-Bromine (Br), C- Chlorine (Cl), D- Iodine (I)
- A-Fluorine (F), B- Chlorine (Cl), C-Iodine (I), D- Bromine (Br)
Câu 3: Biết mỗi vòng tròn minh họa cho một nguyên tử với tỉ lệ kích thước tương ứng.
Thứ tự tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tương ứng giữa chúng trong cùng điều kiện áp suất là
- I2, Cl2, Br2, F2.
- Cl2, F2, Br2, I2.
- F2, Cl2, Br2, I2.
- F2, Br2, I2, Cl2.
Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
- khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
- tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
- khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
- độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 5: Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium iodide là do phản ứng sau:
I2 (s) + KI (aq) → KI3 (aq)
Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?
- Chất oxi hóa.
- Chất khử.
- Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
- Không phải là chất oxi hóa cũng không phải là chất khử
Câu 6: Những phát biểu nào sau đây là sai?
- Đơn chất chlorine có tính oxi hóa mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
- Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm tăng nhiệt độ sôi của chúng.
- Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
- Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
Câu 7: Calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluoride, CaF2 Trong đó, nguyên tử nào đã nhường và nhường bao nhiêu electron?
- Nguyên tử nhường electron là: F và nhường 1 electron.
- Nguyên tử nhường electron là: F và nhường 2 electron.
- Nguyên tử nhường electron là: Ca và nhường 1 electron.
- Nguyên tử nhường electron là: Ca và nhường 2 electron.
Câu 8: Calcium chloride hypochlorite (CaOCl2) thường được dùng làm chất khử trùng bể bơi do có tính oxi hóa mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu thêm về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó, biết được số oxi hóa của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
- +1 và -1.
- -1.
- 0 và -1.
- 0.
Câu 9: Cho 1,5 g muối sodium halide vào dd AgNO3 dư, thu đựơc 2,35 g kết tủa. Halogen là
- F
- Cl
- Br
- I
Câu 10: Dẫn 6,72 lít khí Cl2 (đktc) vào dd chứa 60 g NaI. Khối lượng muối tạo thành là
- 50,8 g.
- 5,08 g.
- 23,42 g.
- 20,40 g.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
A |
C |
A |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
D |
A |
D |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?
- Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
- Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
- Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
- Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIIA?
- Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
- Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành hợp chất cộng hoá trị.
- Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
- Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
- Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
- Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.
- Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hóa từ fluorine đến iodine.
- Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với nước?
- Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
- Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát khuẩn.
- Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng tự phản ứng theo chiều thuận.
- Iodine tan rất ít và hầu như không phản ứng với nước.
Câu 5: Calcium và fluorine kết hợp thành phân tử calcium fluoride, CaF2 Trong đó, nguyên tử nào đã nhận và nhận bao nhiêu electron?
- Nguyên tử nhận electron là: F và nhận 1 electron.
- Nguyên tử nhận electron là: F và nhận 2 electron.
- Nguyên tử nhận electron là: Ca và nhận 1 electron.
- Nguyên tử nhận electron là: Ca và nhận 2 electron.
Câu 6: Để hình thành phân tử phosphorus trichloride (PCl3) thì mỗi nguyên tử chlorine và phosphorus đã góp chung bao nhiêu electron hóa trị?
- 3
- 4
- 1
- 2
Câu 7: Theo độ âm điện, boron trifluoride là hợp chất ion, thực tế nó là hợp chất cộng hóa trị, với công thức Lewis như sau:
Phân tử BF3 có bao nhiêu liên kết π
- 4
- 1
- 3
- 2
Câu 8: Dẫn 5,6 lít khí Chlorine (đktc) qua bình đựng Al và Mg (tỉ lệ mol 1: 1) nung nóng, thấy phản ứng vừa đủ và thu được m gam muối. Phần trăm của Al trong hỗn hợp là
- 15,15%
- 84,9%
- 52,9%
- 47,1%
Câu 9: Cho 1,2 g kim loại R hoá trị II tác dụng với Cl2 thu được 4,75 g muối Chloride. R là
- Mg
- Cu
- Zn
- Ca
Câu 10: Cho 0,012 mol Fe và 0,02 mol Cl2 tham gia phản ứng với nhau. Khối lượng muối thu được là:
- 4,34 g.
- 3,90 g.
- 1,95 g.
- 2,17 g.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
D |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
C |
C |
A |
D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Hiện tượng nào xảy ra khi cho giấy quỳ tím vào nước chlorine?
Câu 2 (6 điểm). Cho 31,6 g KMnO4 tác dụng với HCl dư sẽ thu được bao nhiêu lít Cl2 ở đktc nếu hiệu suất phản ứng là 75%.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Quỳ tím hóa đỏ nhưng sau đó sẽ mất mà do tính oxi hóa mạnh của HClO. |
4 điểm |
Câu 2 (6 điểm) |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Cho 4,8 g một kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 4,48 khí H2 điều kiện tiêu chuẩn.
- Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính số mol hydrogen thu được.
- Xác định tên kim loại R.
Câu 2 (4 điểm). Đốt 11,2 gam bột iron trong khí chlorine dư ta thu được m gam muối. Tính giá trị của m.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
2 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm |
|
Câu 2 (4 điểm) |
1 điểm 2 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho 1,12 lít halogen X2 tác dụng vừa đủ với kim loại đồng, thu được 11,2 gam CuX2. Nguyên tố halogen đó là:
- Iodine.
- Fluorine.
- Chlorine.
- Bromine.
Câu 2: Cho 10,8 gam một kim loại M tác dụng với khí clo thấy tạo thành 53,4 gam muối clorua kim loại. Xác định tên kim loại M.
- Na.
- Fe.
- Al.
- Cu.
Câu 3: Cho m gam đơn chất halogen X2 tác dụng với Mg dư thu được 19g muối. Cũng m gam X2 cho tác dụng với Al dư thu được 17,8g muối. X là.
- Fluorine.
- Chlorine.
- Iodine.
- Bromine.
Câu 4: Chất dùng để làm khô khí Cl2 ẩm là
- dung dịch H2SO4đậm đặc.
- Na2SO4khan.
- dung dịch NaOH đặc.
- CaO.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao trong nhóm VIIA nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần từ F2 đến I2?
Câu 2 (4 điểm). Đốt cháy aluminium trong khí chlorine, người ta thu được 26,7 g aluminium chlorine. Tính khối lượng aluminium và thể tích khí chlorine (đktc) đã tham gia phản ứng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
C |
B |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Tương tác van der waals giữa các phân tử tăng - Khối lượng của phân tử tăng |
1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sục khí clo dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng clo đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
- 0,1 mol.
- 0,05 mol.
- 0,02 mol.
- 0,01 mol.
Câu 2: Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ đồ minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô khí chlorine?
- Sulfuric acid 98%.
- Sodium hydroxide khan.
- Calcium oxide khan.
- Dung dịch sodium chloride bão hòa.
Câu 3: Thổi một lượng khí chlorine vào dung dịch chứa m gam hai muối bromide của sodium và potassium. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch, khối lượng chất rắn thu được giảm 4,45 gam so với lượng muối trong dung dịch ban đầu. Chọn phát biểu đúng về số mol khí chlorine đã tham gia phản ứng với các muối trên.
- 0,10 mol.
- Ít hơn 0,06 mol.
- Nhiều hơn 0,12 mol.
- 0,07 mol.
Câu 4: Chia m gam hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 hoà tan hoàn toàn trong dd HCl dư thu được 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2 bị oxi hoá thu được 2,84 g hỗn hợp oxit. Giá trị m là :
- 2,4 g
- 1,8 g
- 3,12 g
- Kết quả khác
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Nêu một số ứng dụng của chlorine?
Câu 2 (4 điểm). Hoàn thành các phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của halogen:
H2+ Cl2
Fe + Cl2
Zn + Cl2
NaI + Cl2
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
B |
A |
B |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Sử dụng làm chất tẩy trắng và khử trùng nước - Sản xuất một số dung môi như carbon tatrachlorine (CCl4), Chloform (CH3Cl3) |
1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án hóa học 10 cánh diều bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen