Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 9: Liên kết ion
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 9: Liên kết ion. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: LIÊN KẾT ION
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Liên kết ion được hình thành bởi
- A. lực hút tĩnh điện giữa hai ion âm.
- B. lực hút tĩnh điện giữa hai ion dương.
- C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- D. lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
Câu 2: Khi các phần tử mang điện tích trái dấu hút nhau tạo thành liên kết hóa học, năng lượng của hệ sẽ
- A. tăng sau đó giảm đi.
- B. không thay đổi.
- C. tăng lên.
- D. giảm đi.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất.
- B. Các hợp chất được tạo nên từ cation và anion gọi là hợp chất ion.
- C. Liên kết ion được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
- D. Hợp chất KNO3 tạo nên bởi các ion đơn nguyên tử.
Câu 4: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
- A. CaCl2.
- B. Cl2.
- C. HCl
- D. CO2
Câu 5: Hợp chất ion nào sau đây được tạo nên bởi các ion đa nguyên tử?
- A. CuSO4.
- B. Na2CO3.
- C. NH4NO3.
- D. NaCl.
Câu 6: Phương trình nào sau đây không đúng khi biểu diễn sự hình thành các ion sau đây từ các nguyên tử tương ứng?
- A. Cl + 1e → Cl -.
- B. Li → Li + + 1e.
- C. Al → Al3+ + 3e.
- D. S → S2- + 2e.
Câu 7: Nguyên tử O có Z = 8. Cấu hình electron của ion O2- là
- A. 1s22s22p2.
- B. 1s22s22p43s2.
- C. 1s22s22p4.
- D. 1s22s22p6.
Câu 8: Hợp chất ion X được tạo bởi cation Na + và ion đa nguyên tử CO32-.Cho 15,9 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (ở đktc). Giá trị của V là
- A. 4,48.
- B. 5,60.
- C. 3,36.
- D. 1,12.
Câu 9: Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử MgO là
- A. O ⟶ O + + 1e; Mg + 1e ⟶ Mg−; O + + Mg + Mg−⟶ MgO
- B. O ⟶ O2+ + 2e; Mg + 2e ⟶ Mg2−; O2+ + Mg + Mg2−⟶ MgO
- C. Mg ⟶ Mg + + 1e; O + 1e ⟶ O−; Mg + + O + O−⟶ MgO
- D. Mg ⟶ Mg2+ + 2e; O + 2e ⟶ O2−; Mg2+ + O + O2−⟶ MgO
Câu 10: Quá trình hình thành liên kết ion trong phân tử CaCl2 là
- A. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca2+ + Cl + Cl2−⟶ CaCl2
- B. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + Cl + Cl−⟶ CaCl2
- C. Ca ⟶ Ca + + 1e; Cl + 2e ⟶ Cl2−; Ca + + Cl + Cl2−⟶ CaCl2
- D. Ca ⟶ Ca2+ + 2e; Cl + 1e ⟶ Cl−; Ca2+ + 2Cl + 2Cl−⟶ CaCl2
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | D | D | A | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | C | D | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi
- A. các cation và anion.
- B. các cation.
- C. các anion.
- D. các cation và anion Cl -.
Câu 2: Ở điều kiện thường, hợp chất ion thường tồn tại ở dạng
- A. rắn hoặc khí.
- B. tinh thể rắn.
- C. lỏng
- D. khí
Câu 3: Hợp chất ion thường được tạo thành giữa
- A. Hai phi kim;
- B. Hai kim loại;
- C. Kim loại điển hình và phi kim điển hình;
- D. Kim loại yếu và phi kim yếu.
Câu 4: Cặp chất nào sau đây có thể tạo thành hợp chất ion?
- A. Na và Mg;
- B. Cl và S;
- C. K và Cl;
- D. F và Br.
Câu 5: Nguyên tử Al có Z = 13. Cấu hình electron của ion Al3+ là
- A. 1s22s22p6.
- B. 1s22s22p63s2.
- C. 1s22s22p63s23p4.
- D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 6: Giải thích sự hình thành liên kết giữa nguyên tử K và Cl nào sau đây là đúng?
- A. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- B. Nguyên tử K nhường 2 electron tạo thành cation K2+, nguyên tử Cl nhận 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- C. Nguyên tử K nhường 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhận 2 electron tạo thành anion Cl2-. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
- D. Nguyên tử K nhận 1 electron tạo thành cation K +, nguyên tử Cl nhường 1 electron tạo thành anion Cl -. Các ion trái dấu hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo nên hợp chất ion.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng?
Hợp chất tạo nên bởi ion Fe3+ và O2- là hợp chất
(a) cộng hóa trị
(b) ion
(c) có công thức Fe2O3
(d) có công thức Fe3O2
- A. (a) và (b).
- B. (b) và (c).
- C. (c) và (d).
- D. (b) và (d).
Câu 8: Cho các ion sau: Ca2+, F -, Al3+ và P3−. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
- A. 2
- B. 3
- C. 4
- D. 1
Câu 9: So sánh nào dưới đây là đúng?
- A. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn bán kính ion Ca2+
- B. Bán kính nguyên tử Ca bằng bán kính ion Ca2+
- C. Bán kính nguyên tử Ca nhỏ hơn bán kính ion Ca2+
- D. Bán kính nguyên tử Ca lớn hơn hoặc bằng bán kính ion Ca2+
Câu 10: Cho các tính chất dưới đây:
(i) Dẫn điện ở trạng thái rắn.
(ii) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(iii) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(iiii) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Số tính chất điển hình đúng của hợp chất ion là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | C | A | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | A | A | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s22s22p1.Ion mà X có thể tạo thành là
Câu 2 (6 điểm). Ba nguyên tử X, Y, Z có tổng điện tích hạt nhân bằng 16, nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y một electron. Tổng số electron trong ion YX3 - là 32. Xác định X, Y, Z.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | X có 3 lớp electron lớp ngoài cùng nên dễ nhường 3 electron để trở thành ion dương. X → X +3 +3e | 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Cation R+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình electron của R. Cho biết bản chất liên kết giữa R và fluoride, biểu diễn sự hình thành liên kết đó.
Câu 2 (4 điểm). Trong các ion sau: SO42−, CO32−, NH4 +, NO2−, ion nào có 32 electron?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | 2 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- A. Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
- B. Ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.
- C. Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
- D. Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
Câu 2: Nguyên tử potassium có Z = 19, nguyên tử flourine có Z = 9. Hãy dự đoán về kiểu liên kết giữa flourine và potassium.
- A. Liên kết cho – nhận.
- B. Liên kết cộng hóa trị.
- C. Liên kết ion.
- D. Không xác định được.
Câu 3: Cấu hình electron của ion Fe3+ là?
- A. 1s22s22p63s23p63d64s2;
- B. 1s22s22p63s23p63d5;
- C. 1s22s22p63s23p63d64s24p3;
- D. 1s22s22p63s23p63d44s1.
Câu 4: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
- A. MgO, CO2, N2, CH4.
- B. NH3, F2, HI, BaCl2;
- C. H2, HCl, NaCl, FeO;
- D. KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2;
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Mạng tinh thể ion có đặc tính nào?
Câu 2 (4 điểm). Ion Mg + có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | B | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Bền vững, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi khá cao. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Cấu hình electron của Mg: 1s22s22p63s2 Mg → Mg + + 1e Cấu hình electron của Na +: 1s22s22p6 Cấu hình electron của Ne: 1s22s22p6 Na+ có cấu hình electron giống khí hiếm Ne | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho các hợp chất sau: NH3, MgO, HCl, K2SO4, H2O. Số hợp chất mà phân tử chứa liên kết ion là?
- A. 4
- B. 3
- C. 2
- D. 5
Câu 2: Liên kết ion trong hợp chất KF được tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
- A. Cation K + và anion F -.
- B. Cation K2+ và anion F2 -
- C. Anion K + và anion F -
- D. Anion K2+ và cation F -
Câu 3: Tinh thể muối ăn không có tính chất nào sau đây?
- A. Là chất rắn, cứng nhưng giòn
- B. Dễ tan trong nước
- C. Tan trong nước tạo thành dung dịch dẫn điện.
- D. Nhiệt độ nóng chảy thấp, dễ bay hơi.
Câu 4: Các ion trong tinh thể được sắp xếp như thế nào?
- A. Sắp xếp theo hình vuông.
- B. Sắp xếp theo hình cầu.
- C. Sắp xếp hỗn độn không có trật tự nhất định.
- D. Theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử: S2-, NH4 +, Mg2+, Cl -. Giải thích.
Câu 2 (4 điểm). Trình bày sự hình thành liên kết ion?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | A | D | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Ion đa nguyên tử: NH4 + vì được hình thành từ hai nguyên tử N và H | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | - Hình thành bới lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu - Hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình - Hình thành từ ion đa nguyên tử - Hình thành từ hợp chất ion: từ cation và anion | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án điện tử hóa học 10 chân trời bài 9:Liên kết ion