Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 11: Liên kết hydro và tương tác Vanderwaals

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 11 Liên kết hydro và tương tác Vanderwaals. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: LIÊN KẾT HYDROGEN VÀ TƯƠNG TÁC VAN DER WAALS

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Loại liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn, thường là F, O, N) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn thường là F, O, N) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết là

  • A. liên kết cộng hóa trị có cực
  • B. liên kết cộng hóa trị không cực
  • C. liên kết hydrogen
  • D. liên kết ion

Câu 2: Một phân tử nước có thể tạo liên kết hydrogen tối đa với bao nhiêu phân tử nước khác?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 

Câu 3: Trong phân tử, khi các electron di chuyển tập trung về một phía bất kì của phân tử sẽ hình thành nên các

  • A. một ion âm
  • B. lưỡng cực vĩnh viễn
  • C. lưỡng cực cảm ứng
  • D. lưỡng cực tạm thời

 

Câu 4: Tương tác van der Waals làm 

  • A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất
  • B. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất
  • C. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất
  • D. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất

         

Câu 5: H2O có nhiệt độ sôi cao hơn H2S là vì

  • A. H2O có kích thước phân tử nhỏ hơn H2S
  • B. H2O có khối lượng phân tử nhỏ hơn H2S
  • C. Giữa các phân tử H2O có liên kết hydrogen
  • D. Cả A, B và C đều sai

Câu 6: Giữa các phân tử C2H5OH

  • A.  không tồn tại liên kết hydrogen
  • B. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với C) và nguyên tử O
  • C. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử C
  • D. tồn tại liên kết hydrogen giữa nguyên tử H (liên kết với O) và nguyên tử O

Câu 7: Trong dung dịch NH3 (hỗn hợp NH3 và H2O) tồn tại số loại liên kết hydrogen là

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 8: Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và (xấp xỉ) 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

  • A. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.
  • B. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị.
  • C. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.
  • D. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

Câu 9: Cho các phát biểu sau

(a) Quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay trước H2O mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn khác nhiều khối lượng phân tử H2O.

(b) Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng thấp.

(c) Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một cụm phân tử.

(d) Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với liên kết hydrogen.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 4
  • B. 3
  • C. 1
  • D. 2

Câu 10: So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2.

  • A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Br2 < I2 < Cl2.
  • B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Br2 > I2 > Cl2.
  • C. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Cl2 > Br2 > I2.
  • D. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Cl2 < Br2 < I2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDDAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDCDD



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bản chất hình thành liên kết hydrogen và tương tác van der waals đều do

  • A. tương tác hút tĩnh điện
  • B. sự góp chung electron
  • C. sự nhường – nhận electron
  • D. Cả A, B và C đều sai

 

Câu 2: Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất

  • A. Xe
  • B. Ne
  • C. Ar
  • D. Kr

Câu 3: Tương tác van der Waals tăng khi

  • A. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử giảm
  • B. khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử giảm
  • C. khối lượng phân tử tăng, kích thước phân tử tăng
  • D.  khối lượng phân tử giảm, kích thước phân tử tăng

 

Câu 4: Liên kết hydrogen là

  • A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
  • B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.
  • C. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.
  • D. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

 

Câu 5: Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

  • A. NH3
  • B. CH4
  • C. PH3
  • D. H2S

 

Câu 6: Khẳng định đúng là

  • A. NH3 có độ tan trong nước lớn hơn PH3
  • B. NH3 có độ tan trong nước thấp hơn PH3
  • C. NH3 có độ tan trong nước tương tự PH3
  • D. Cả A, B và C đều sai.

 

Câu 7: Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?

  • A. 2 phân tử H2O.
  • B. 1 phân tử H2O và 1 phân tử CH4.
  • C. 1 phân tử H2O và 1 phân tử NH3.
  • D. 2 phân tử HF.

 

Câu 8: Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH: I2.

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho

  • A. liên kết hydrogen.
  • B. liên kết ion.
  • C. liên kết cho – nhận.
  • D. liên kết cộng hóa trị có cực.

 

Câu 9: Số phát biểu sai về sự tạo thành liên kết hydrogen?

(1) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…;

(2) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết;

(3) Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử thuộc nhóm kim loại kiềm và kiềm thổ;

(4) Nguyên tử liên kết với hydrogen phải có cấu hình electron bền vững.

  • A. 2
  • B. 1
  • C. 3
  • D. 4

 

Câu 10: Liên kết hydrogen có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất vật lý của nước?

  • A. Không có ảnh hưởng gì
  • B. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
  • C. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy
  • D. Làm tăng nhiệt độ sôi

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABCCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABAAB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Viết các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3

Câu 2 (6 điểm). Hãy giải thích vì sao trong quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay hơi trước H2O mặc dù khối lượng phân tử của C2H5OH lớn hơn nhiều so với khối lượng phân tử nước?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Các khả năng tạo thành liên kết hydrogen giữa một phân tử H2O và một phân tử NH3:

 - Nguyên tử H trong phân tử H2O tạo liên kết hydrogen với nguyên tử N trong phân tử NH3  - Nguyên tử H trong phân tử NH3 tạo liên kết hydrogen với nguyên tử O trong phân tử H2O.

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

 - Chưng cất rượu dựa vào sự khác nhau giữa nhiệt độ sôi của C2H5OH và H2O.  - Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước với nhau bền vững hơn rất nhiều liên kết hydrogen do các phân tử C2H5OH với nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của nước (100℃) lớn hơn nhiệt độ sôi của rượu (78,3℃)  mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn rất nhiều khối lượng phân tử H2O. Vì thế trong quá trình chưng cất rượu C2H5OH máy trước H2O.

2 điểm

4 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). So sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ammonia (NH3) và methan (CH4). Giải thích.

Câu 2 (4 điểm). Cho nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất như sau: 

Khí hiếm HeNeArXeKrRn
Nhiệt độ nóng chảy (℃) -272 -247 -189 -119 -119 -71
Nhiệt độ sôi (℃) -269 -246 -186 -108 -108 -62

Giải thích nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các khí hiếm trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Nguyên tử N có độ âm điện lớn nhưng phân tử NH3 phân cực. Vì vậy giữa các phân tử NH3 có liên kết hydrogen.  - Nguyên tử C có độ âm điện không chênh lệch với H lên CH4 không phân cực vì vậy giữa các phân tử CH4 không có liên kết hydrogen.  - Liên kết hydrogen làm cho nhiệt độ sôi và độ tan tăng nên nhiệt độ và độ tan trong nước của NH3 lớn hơn CH4.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các khí hiếm tăng dần do số electron tăng dần nên lực van der waals tăng dần dẫn đến nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng dần.

4 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phân tử nào sau đây không có cực?

  • A. H2S
  • B. HF
  • C. CO2.
  • D. HCl.

 

Câu 2: Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do

  • A. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác
  • B. trong phân tử HF có tương tác van der Waals.
  • C. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.
  • D. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.

 

Câu 3: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?

  • A. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.
  • B. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.
  • C. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.
  • D. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.

 

Câu 4: Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì

  • A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng ổn định.
  • B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.
  • C. nhiệt độ nóng chảy của chất đó càng cao và nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.
  • D. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Tương tác van der Waals phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Câu 2 (4 điểm). Nêu điều kiện cần và đủ tạo thành liên kết hydrogen.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCCBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Phụ thuộc vào hai yếu tố:

 - Số lượng electron và proton trong nguyên tử  - Điểm tiếp xúc giữa hai phân tử

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Nguyên tử hydrogen liên kết với các nguyên tử có độ âm điện lớn như F, O, N,…  - Nguyên tử F, O, N…liên kết với hydrogen phải có ít nhất một cặp electron hóa trị chưa liên kết.

2 điểm

2 điểm


 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ảnh hưởng nào của liên kết hydrogen đến tính chất của các chất không đúng?

  • A. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất.
  • B. Làm giảm độ điện li, tính axit của các chất.
  • C. Làm giảm độ tan của các chất.
  • D. Làm tăng nhiệt độ sôi của các chất.

 

Câu 2: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

  • A. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron hóa trị chưa tham gia vào liên kết;
  • B. Giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn);
  • C. Giữa nguyên tử H và nguyên tử O;
  • D. Giữa nguyên tử H và các phi kim.

Câu 3: Liên kết hydrogen có tính chất nào sau đây?

  • A. Không bền bằng liên kết ion
  • B. Không bền bằng liên kết cộng hóa trị
  • C. Không bền bằng liên kết cho – nhận
  • D. Tất cả các tính chất A, B, C đều đúng.

 

Câu 4: Nguyên nhân làm cho các liên kết phân cực là?

  • A. Do bán kính của nguyên tử.
  • B. Do liên kết hidro trong phân tử.
  • C. Sự chênh lệch năng lượng liên kết.
  • D. Sự chênh lệch độ âm điện lớn.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào?

Câu 2 (4 điểm). Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử: CH4, H2O, PH3, H2S.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánCADB

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Hình thành giữa nguyên tử hydrogen linh động  với nguyên tử có độ âm điện lớn ( F, O, N,...) đồng thời có cặp electron có cặp hóa trị chưa liên kết.2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Liên kết hydrogen hình giữa nguyên tử H (đã có liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn thường là F, O, N)

ð H2O có thể tham gia liên kết hydrogen liên phân tử

2 điểm

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay