Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 13 Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: ENTHALY TẠO THÀNH VÀ BIẾN THIÊN ENTHALPY CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng.

2H2(g) + O2 (g) → 2H2O (l)  = - 571,68 kJ

Phản ứng trên là phản ứng

  • A. thu nhiệt.
  • B. toả nhiệt.
  • C. không có sự thay đổi năng lượng.
  • D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh. 

Câu 2: Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng:

N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g)  = + 179,20 kJ

Phản ứng trên là phản ứng

  • A. thu nhiệt.
  • B. không có sự thay đổi năng lượng.
  • C. toả nhiệt.
  • D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

 

Câu 3: Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

  • A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C hay 298 K.
  • B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K.
  • C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C.
  • D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 K.

 

Câu 4: Enthalpy tạo thành của hợp chất là gì?

  • A. Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền.
  • B. Enthalpy tạo thành của một chất là năng lượng giải phóng kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền.
  • C. Enthalpy tạo thành của một chất là năng lượng thu vào kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất.
  • D. Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol hoặc nhiều mol chất đó từ các đơn chất.

         

Câu 5: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của các phản ứng sau:

CS2 (l) + 3O2 (g) + CO2 (g) + 2SO₂ (g) =  - 1110,21 kJ (1)

CO2 (g) → CO (g) +O2 (g)                      = +280,00 kJ (2)

Na(s) + 2H2O (l) → NaOH (aq) + H2 (g)  =  - 367,50 kJ (3)

ZnSO4 (s) → ZnO (s) + SO2 (g)  = + 235,21 kJ (4)

Cặp phản ứng thu nhiệt là

  • A. (1) và (2).       
  • B. (3) và (4).      
  • C. (1) và (3).    
  • D. (2) và (4). 

Câu 6: Các quá trình sau đây là thu nhiệt?

  • A. Nước hoá rắn.
  • B. Sự tiêu hoá thức ăn.
  • C. Quá trình chạy của con người.
  • D. Khi CH4 đốt ở trong lò.

Câu 7: Cho những phát biểu sau: 

(a) Tất cả các phản ứng cháy đều toả nhiệt.

(b) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt.

(c) Tất cả các phản ứng mà chất tham gia có chứa nguyên tố oxygen đều toả nhiệt.

(d) Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt.

(e) Lượng nhiệt mà phản ứng hấp thụ hay giải phóng không phụ thuộc vào điều kiện thực hiện phản ứng và thể tồn tại của chất trong phản ứng.

(g) Sự cháy của nhiên liệu (xăng, dầu, khí gas, than, gỗ,...) là những ví dụ về phản ứng thu nhiệt vì cần phải khơi mào.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

  • A. 3
  • B. 4
  • C. 5
  • D. 6

Câu 8: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

CO2 (g) → CO (g) + 12O2 (g)      = + 280 kJ

Giá trị  của phản ứng 2CO2 (g) → 2CO (g) + O2 là: 

  • A. +140 kJ.           
  • B. - 1120 kJ.           
  • C. +560 kJ.          
  • D. -420 kJ. 

Câu 9: Phương trình nhiệt hoá học:

3H2 (g) + N2 (g) → 2NH3 (g) = - 91,80 kJ

Lượng nhiệt toả ra khi dùng 9 g H2 (g) để tạo thành NH3 (g) là

  • A. -275,40 kJ.              
  • B. -137,70 kJ.
  • C. -45,90 kJ.                 
  • D. - 183,60 kJ.

Câu 10: Dựa vào phương trình nhiệt hoá học của phản ứng sau:

3Fe (s) + 4H2O (l) → Fe3O4 (s) + 4H2 (g)  = +26,32 kJ

Giá trị  của phản ứng: Fe3O4 (s) + 4H2 (g) → 3Fe (s) + 4H2O (l)  là

  • A. -26,32 kJ.           
  • B. +13,16 kJ.       
  • C. +19,74 kJ.           
  • D. -10,28 kJ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBADAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBACBA



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là gì?

  • A. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là lượng nhiệt toả ra của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  • B. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là năng lượng thu vào của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  • C. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là năng lượng toả ra của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).
  • D. Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hoá học là lượng nhiệt toả ra hay thu vào của một phản ứng hoá học (∆rH được tính theo đơn vị kJ hoặc kcal).

 

Câu 2: Enthalpy tạo thành khác với enthalpy tạo thành chuẩn ở điểm nào?

  • A. Enthalpy tạo thành được đo trong điều kiện chuẩn được gọi là entrolpy tạo thành tiêu chuẩn (hay nhiệt tạo thành tiêu chuẩn) và được kí hiệu là 
  • B. Enthalpy tạo thành được đo trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành tiêu chuẩn (hay nhiệt tạo thành tiêu chuẩn) và được kí hiệu là 
  • C. Enthalpy tạo thành được đo trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành tiêu chuẩn (hay nhiệt tạo thành tiêu chuẩn) và được kí hiệu là 
  • D. Enthalpy tạo thành được đo được gọi là enthalpy tạo thành tiêu chuẩn (hay nhiệt tạo thành) và được kí hiệu là 

Câu 3: Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học không được xác định trong điều kiện nào?

  • A. Áp suất 1 bar (đối với chất khí)
  • B. Nồng độ 1 mol (đối với dung dịch)
  • C. Thường chọn nhiệt độ 25oC
  • D. Thể tích 1 lít (đối với chất dung dịch)

 

Câu 4: Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin gì về phản ứng hóa học?

  • A. Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin về nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu và sản phẩm.
  • B. Phương trình nhiệt hóa học chỉ cho biết thông tin về nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu.
  • C. Phương trình nhiệt hóa học chỉ cho biết thông tin về nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất sản phẩm.
  • D. Phương trình nhiệt hóa học cho biết thông tin về năng lượng giải phóng của các chất đầu và sản phẩm.

 

Câu 5: Cho các phát biểu nào sau

(a) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế.

(b) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt.

(c) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt.

(d) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt.

(e) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt.

Có bao nhiêu phát biểu không đúng

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

 

Câu 6: Phát biểu sau đây đúng?

  • A. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 bar (với chất khí), nồng độ 1 mol L -1 (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 298 K.
  • B. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với nhiệt độ 298 K.
  • C. Áp suất 760 mmHg là áp suất ở điều kiện chuẩn.
  • D. Điều kiện chuẩn là điều kiện ứng với áp suất 1 atm, nhiệt độ 0°C.

 

Câu 7: Cho các quá trình sau:

(a) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (hơi, ở 100oC)

(b) H2O (lỏng, ở 25oC) → H2O (rắn, ở 0oC).

(c) CaCO3 (Đá vôi) →Nung CaO + CO2.

(d) Khí methane (CH4) cháy trong oxygen.

Các quá trình tỏa nhiệt là

  • A. (b), (d)
  • B. (a), (b)
  • C. (c), (d)
  • D. (a), (d)

 

Câu 8: Cho các đơn chất sau đây, ơn chất nào có = 0? 

  • A. C
  • B. Br2(g)
  • C. Na(g)
  • D. Hg(s)

 

Câu 9: Cho các đơn chất sau đây, ơn chất nào có = 0? 

  • A. Br2(l)
  • B. Na(g)
  • C. Hg(s)
  • D. Br2(g)

 

Câu 10: Cho các đơn chất sau đây, ơn chất nào có = 0? 

  • A. Hg(l)
  • B. Na(g)
  • C. Hg(s)
  • D. Br2(g)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDBDAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAAAAA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Xét phản ứng sau:

SO2 (g) + O2 (g) → SO3 (l)

Biết nhiệt tạo thành  của SO2 là -296,8kJ/mol và của SO3 (l) là -441,0kJ/mol. Tính biến thiên của phản ứng ở điều kiện chuẩn.

Câu 2 (6 điểm). Viết phương trình nhiệt hóa học của các quá trình tạo thành của các chất sau đây từ đơn chất 

  • a.              Aluminum oxide (Al2O3), biết rằng tạo thành mol Al2O3 tỏa ra nhiệt lượng là 1676 kJ
  • b.             Nước ở trạng thái lỏng, biết rằng sự tạo thành 1,5 mol nước lỏng tỏa ra nhiệt lượng là 428,76 kJ

Câu 1 (6 điểm). Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy khí methane: CH4 (g) + 2O2 (g) → CO2 (g) + 2H2O (l) . Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (g) và H2O (l) lần lượt là -393,5 kJ/mol và -285,8kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành chuẩn của khí methane.

Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng nhiệt hóa học sau:

NaOH (aq) + HCl (aq) → NaCl + H2O (l)

Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào cần để trung hòa hết 20g NaOH là bao nhiêu?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

1,5 điểm

1 điểm

1,5 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng.

Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền

  • A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.
  • B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.
  • C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.
  • D. bằng 0.

 

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây đúng?

(a). Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hoá học là lượng nhiệt kèm theo phản ứng đó ở áp suất 1 atm và 25oC.

(b) Nhiệt (toả ra hay thu vào) kèm theo một phản ứng được thực hiện ở 1 bar và 298 K là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đó.

(c) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh nóng lên là phản ứng thu nhiệt.

(d) Một số phản ứng khi xảy ra làm môi trường xung quanh lạnh đi là do các phản ứng này thu nhiệt và lấy nhiệt từ môi trường.

  • A. (a) và (c)
  • B. (b) và (d)
  • C. (a), (b), (d)
  • D. (b), (c), (d)

 

Câu 3: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Phản ứng tỏa nhiệt
  • B. Năng lượng chất tham gia phản ứng nhỏ hơn năng lượng sản phẩm
  • C. Biến thiên enthalpy của phản ứng là a kJ/mol
  • D. Phản ứng thu nhiệt

 

Câu 4: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2 (g) + O2 (g) 2NO (g)                    = + 180 kJ

Kết luận nào sau đây đúng?

  • A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp
  • B. Phản ứng tỏa nhiệt
  • C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường
  • D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Lấy ví dụ về phản ứng thu nhiệt.

Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng sau: N2 (g) + O2 (g) → 2NO (g),  , thu được 1 mol NO từ phản ứng trên. Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt. Tính lượng nhiệt đó.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Phản ứng: làm muối rắn, luộc trứng,…2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

2 điểm

2 điểm


 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

H2 (g) + I2 (g) → 2HI (g) ∆H +11,3 kJ.

Phát biểu nào sau đây về sự trao đổi năng lượng của phản ứng trên là đúng?

  • A. Phản ứng giải phóng nhiệt lượng 11,3 kJ khi 2 mol HI được tạo thành.
  • B. Tổng nhiệt phá vỡ liên kết của chất phản ứng lớn hơn nhiệt toả ra khi tạo thành sản phẩm.
  • C. Năng lượng chứa trong H2 và I2 cao hơn trong HI.
  • D. Phản ứng xảy ra với tốc độ chậm.

 

Câu 2: Làm các thí nghiệm tương tự nhau: Cho 0,05 mol mỗi kim loại Mg, Zn, Fe vào ba bình đựng 100 mL dung dịch CuSO4 0,5 M. Nhiệt độ tăng lên cao nhất ở mỗi bình lần lượt là ∆T1,  ∆T2,  ∆T3. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng?

  • A. ∆T1 < ∆T2 < ∆T3.         
  • B. ∆T3 < ∆T1 <  ∆T2
  • C. ∆T2 < ∆T3 < ∆T1.          
  • D. ∆T3 < ∆T2 < ∆T1

Câu 3: Cho hai phản ứng cùng xảy ra ở điều kiện chuẩn:

(1) N2(g) + O2(g) → 2NO(g)        (1)

(2) NO (g) + 12O2(g) → 2NO2 (g)   (2)

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

(a). Enthalpy tạo thành chuẩn của NO là 12 (1) kJmol -1

(b). Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là  (2) kJmol -1

(c). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol N2 với 1 mol O2 tạo thành 2 mol NO là 12 (1) kJmol -1

(d). Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa 1 mol khí NO với 0,5 mol khí O2 tạo thành 1 mol khí NO2 là  (2) kJmol -1

(e). Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 (g) là: 12 (1)+  (2)(kJmol -1)

  • A. (b), (c)
  • B. (a), (b)
  • C. (a), (c), (e)
  • D. (b), (d), (e)

 

Câu 4: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO (g)?

  • A. 2 C (than chì) + O2 (g) → 2 CO (g)
  • B. C (than chì) + O (g) → CO (g)
  • C. C (than chì) + 12 O2 (g) → CO (g)
  • D. C (than chì) + CO2 (g) → 2 CO (g)

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm). Thế nào là phản ứng tỏa nhiệt?

Câu 2 (4 điểm). Xét phản ứng sau:

C( graphit) + 2N2O (g) → CO2(g) + 2N2 (g)

 biết nhiệt tạo thành  của CO2 (g) là -393,5 kJ/mol. Tính nhiệt tạo thành của NO2.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBDAC

Tự luận:

Câu
Nội dung
Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 

2 điểm

2 điểm

=> Giáo án hóa học 10 chân trời bài 13: Enthalpy tạo thành và sự biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay