Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 15 Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: PHƯƠNG TRÌNH TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ HẰNG SỐ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tốc độ phản ứng hóa học
- A. Là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi khối lượng của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- B. Là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi thể tích của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- C. Là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
- D. Là đại lượng đặc trưng cho sự biến đổi số mol của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu 2: Tốc độ trung bình của phản ứng hóa học là
- A. Tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng.
- B. Tốc độ được tính cho một mol chất phản ứng.
- C. Tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng hết 1 mol chất.
- D. Tốc độ được tính trong một khoảng thời gian phản ứng hết 1 g chất.
Câu 3: Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1M) thì
- A. k = v
- B. k > v
- C. k < v
- D. k = 2v
Câu 4: Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1M) thì k được gọi là
- A. Tốc độ chung
- B. Tốc độ trung bình
- C. Tốc độ riêng
- D. Tốc độ phản ứng
Câu 5: Cho phương trình hoá học:
2KMnO4 (aq) + 10FeSO4 (aq) + 8H2SO4(aq)→ 5Fe2(SO4)3(aq) + K2SO4(aq) + 2MnSO4(aq) + 8H2O(l)
Với cùng một lượng các chất tham gia phản ứng, chất phản ứng hết nhanh nhất là
- A. KMnO4.
- B. FeSO4.
- C. H2SO4
- D. Cả 3 chất hết cùng lúc.
Câu 6: Phương trình hoá học của phản ứng: CHCl3 (g) + Cl2 (g) → CCl4 (g) + HCl (g). Khi nồng độ của CHCI3 giảm 4 lần, nồng độ CI2 giữ nguyên thì tốc độ phản ứng sẽ
- A. tăng gấp đôi.
- B. giảm một nửa
- C. tăng 4 lần.
- D. giảm 4 lần.
Câu 7: Cho phương trình hoá học của phản ứng:
CO (g) + H2O (g) → CO2 (g) + H2 (g)
Viết biểu thức tốc độ của phản ứng trên.
Khi nồng độ CO tăng 2 lần, lượng hơi nước không thay đổi, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
- A. tăng 4 lần.
- B. giảm một nửa
- C. tăng 2 lần.
- D. giảm 2 lần.
Câu 8: Phương trình tổng hợp ammonia (NH3), N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3(g). Nếu tốc độ tạo thành NH3 là 0,345 M/s thì tốc độ của chất phản ứng H2 là
- A. 0,345 M/s.
- B. 0,690 M/s.
- C. 0,173 M/s.
- D. 0,518 M/s.
Câu 9: Một số phản ứng diễn ra với số mol chất phản ứng cụ thể theo thời gian được thể hiện trong bảng dưới đây:
Phản ứng | Lượng chất phản ứng (mol) | Thời gian (s) | Tốc độ phản ứng (mol/s) |
1 | 2 | 30 | ? |
2 | 5 | 120 | ? |
3 | 1 | 90 | ? |
4 | 3,2 | 90 | ? |
5 | 5,9 | 30 | ? |
Phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh nhất là
- A. Phản ứng (1)
- B. Phản ứng (3)
- C. Phản ứng (4)
- D. Phản ứng (5)
Câu 10: Một số phản ứng diễn ra với số mol chất phản ứng cụ thể theo thời gian được thể hiện trong bảng dưới đây:
Phản ứng | Lượng chất phản ứng (mol) | Thời gian (s) | Tốc độ phản ứng (mol/s) |
1 | 2 | 30 | ? |
2 | 5 | 120 | ? |
3 | 1 | 90 | ? |
4 | 3,2 | 90 | ? |
5 | 5,9 | 30 | ? |
Phản ứng diễn ra với tốc độ chậm nhất là
- A. Phản ứng (1)
- B. Phản ứng (3)
- C. Phản ứng (4)
- D. Phản ứng (5)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | BZ | A | C | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | C | D | D | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hằng số k chỉ phụ thuộc vào
- A. Nhiệt độ và thể tích
- B. Bản chất của phản ứng và số mol chất ban đầu
- C. Bản chất của phản ứng và nhiệt độ
- D. Nhiệt độ và áp suất
Câu 2: Dưới đây là một số hiện tượng xảy ra trong đời sống, hãy sắp xếp theo thứ tự tốc độ tăng dần
(1) Nướng bánh mì
(2) Đốt gas khi nấu ăn
(3) Lên men sữa tạo sữa chua
(4) Tấm tôn thiếc bị gỉ sét
- A. (1), (2), (3), (4)
- B. (2), (1), (3), (4)
- C. (2), (1), (4), (3)
- D. (1), (3), (2), (4)
Câu 3: Đối với phản ứng: A + 3B → 2C, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3/2 tốc độ tạo thành chất C.
- B. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 2/3 tốc độ tạo thành chất C.
- C. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 3 tốc độ tạo thành chất C.
- D. Tốc độ tiêu hao chất B bằng 1/3 tốc độ tạo thành chất C.
Câu 4: Cho bột Fe vào dung dịch HCl loãng. Sau đó đun nóng hỗn hợp này. Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Khi H2 thoát ra nhanh hơn.
- B. Bột Fe tan nhanh hơn.
- C. Lượng muối thu được nhiều hơn.
- D. Nồng độ HCl giảm nhanh hơn.
Câu 5: Cho phản ứng đơn giản sau:
H2(g) + Cl2(g) 2HCl(g)
Tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ H2 giảm 2 lần và giữ nguyên nồng độ Cl2?
- A. nhanh hơn sau đó chậm dần.
- B. giữ nguyên.
- C. chậm hơn.
- D. nhanh hơn.
Câu 6: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g)
Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ O2 tăng 3 lần, nồng độ NO không đổi?
- A. Tăng sau đó giảm
- B. Giảm
- C. Giữ nguyên
- D. Tăng
Câu 7: Cho phản ứng đơn giản xảy ra trong bình kín: 2NO(g) + O2(g) 2NO2(g)
Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi nồng độ NO tăng 3 lần, nồng độ O2 không đổi?
- A. Tăng sau đó giảm
- B. Giảm
- C. Giữ nguyên
- D. Tăng
Câu 8: Hai phương trình hoá học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg (s) + Cl2 (g) → MgCl2 (s) (1)
2Na (s) + Cl2 (g) → 2NaCl (s) (2)
Sau 1 phút, khối lượng MgCl2 được tạo ra 2 gam. Tốc độ trung bình (mol/s) của phản ứng (1) là
- A. 10 -4 mol/s
- B. 2.10 -4 mol/s
- C. 10 -3 mol/s
- D. 2. 10 -3 mol/s
Câu 9: Hai phương trình hoá học của phản ứng xảy ra với cùng một lượng Cl2 như sau:
Mg (s) + Cl2 (g) → MgCl2 (s) (1)
2Na (s) + Cl2 (g) → 2NaCl (s) (2)
Nếu tốc độ trung bình xảy ra trong phản ứng (2) tương đương (1), thì khối lượng sản phẩm NaCl thu được là bao nhiêu?
- A. 1,92 g
- B. 1,27 g
- C. 1,82 g
- D. 1,23 g
Câu 10: Cho phản ứng tert – butyl chloride (tert – C4H9CI) với nước:
C4H9CI (l) + H2O (l) → C4H9OH (aq) + HCl (aq)
Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo tert – butyl chloride, với nồng độ ban đầu là 0,22 M, sau 4s, nồng độ còn lại 0,10 M.
- A. 0,12 M/s
- B. 0,03 M/s
- C. 0,06 M/s
- D. 0,04 M/s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | A | C | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | D | A | D | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Xét chất phản ứng: 2CO(g) → CO2(g) + C(s)
Để tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần thì nồng độ khí CO2 thay đổi như thế nào?
Câu 2 (6 điểm). Cho phản ứng sau: 2 CO (g) + O2 (g) → 2 CO2 (g)
a. Viết biểu thức tốc độ tức thời của phản ứng
b. Ở nhiệt độ không đổi tốc độ phản ứng thay đổi thế nào khi
Câu 1 (6 điểm). Xét chất phản ứng: 2CO(g) → CO2(g) + C(s)
Để tốc độ phản ứng tăng lên 16 lần thì nồng độ khí CO2 thay đổi như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng 3O2→ 2O3. Nồng độ ban đầu của O2 là 0,024 mol/l, sau 5 giây, nồng độ của O2 là 0,02 mol/l. Hãy tính tốc độ trong thời gian đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | 2 điểm 2 điểm 2 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Xét phản ứng hoá học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B → C. Từ thông tin đã cho, xác định nồng độ của chất A:
Thực nghiệm | Nồng độ chất A (M) | Nồng độ chất B (M) | Tốc độ phản ứng (M/s) |
1 | 0,2 | 0,05 | 0,24 |
2 | ? | 0,03 | 0,2 |
3 | 0,4 | ? | 0,8 |
- A. 0,28 M
- B. 0,52 M
- C. 0,12 M
- D. 0,37 M
Câu 2: Xét phản ứng hoá học đơn giản giữa hai chất A và B theo phương trình: A + B → C. Từ thông tin đã cho, xác định nồng độ của chất B:
Thực nghiệm | Nồng độ chất A (M) | Nồng độ chất B (M) | Tốc độ phản ứng (M/s) |
1 | 0,2 | 0,05 | 0,24 |
2 | ? | 0,03 | 0,2 |
3 | 0,4 | ? | 0,8 |
- A. 0,28 M
- B. 0,52 M
- C. 0,12 M
- D. 0,37 M
Câu 3: Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5, xảy ra như sau: 2N2O5 (g) → 4NO2 (g) + O2 (g). Sau khoảng thời gian t(s), tốc độ tạo thành O2 là 9,0 × 10 -6 (M/s), tốc độ của NO2 trong phản ứng là
- A. 72.10 -6 M/s
- B. 24.10 -6 M/s
- C. 62.10 -6 M/s
- D. 36.10 -6 M/s
Câu 4: Xét phản ứng phân huỷ khí N2O5, xảy ra như sau: 2N2O5 (g) → 4NO2 (g) + O2 (g). Sau khoảng thời gian t(s), tốc độ tạo thành O2 là 9,0 × 10 -6 (M/s), tốc độ của O2 trong phản ứng là
- A. 24.10 -6 M/s
- B. 12.10 -6 M/s
- C. 28.10 -6 M/s
- D. 18.10 -6 M/s
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Tốc độ của phản ứng hóa học là gì?
Câu 2 (4 điểm). Khi tăng nhiệt độ thêm 10°C tốc độ phản ứng tăng 4 lần. Nếu giảm nhiệt độ phản ứng từ 70°C - 40°C thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | D | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:
4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O
Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.
Tốc độ trung bình của phản ứng theo đơn vị mol/h là
- A. 2,6.10 -3 (mol/h).
- B. 2,6.103 (mol/h).
- C. 1,6.103 (mol/h).
- D. 1,6.10 -3 (mol/h).
Câu 2: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:
4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O
Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.
Số mol NH3 sau 2,5 giờ là
- A. 9.10 -3 mol.
- B. 9.103 mol.
- C. 7.10 -2 mol.
- D. 7.10 -3 mol.
Câu 3: Trong quá trình tổng hợp nitric acid, có giai đoạn đốt cháy NH3 bằng O2 có xúc tác. Phản ứng xảy ra trong pha khí như sau:
4NH3 +5O2 → 4NO + 6H2O
Trong một thí nghiệm, cho vào bình phản ứng (binh kín) 560 mL khí NH3 và 672 mL khí O2 (có xúc tác, các thể tích khí đo ở đktc). Sau khi thực hiện phản ứng 2,5 giờ, thấy có 0,432 g nước tạo thành.
Số mol O2 sau 2,5 giờ là
- A. 0,08 mol.
- B. 0,01 mol.
- C. 0,12 mol.
- D. 0,13 mol.
Câu 4: Thực hiện phản ứng sau:
H2SO4 + Na2S2O3 → Na2SO4 + SO2 + S + H2O
Theo dõi thể tích SO2 thoát ra theo thời gian, ta có bảng sau (thể tích khi được đo ở áp suất khí quyển và nhiệt độ phòng).
Thời gian (s) | 0 | 10 | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 |
Thể tích SO2 (mL) | 0,0 | 12,5 | 20,0 | 26,5 | 31,0 | 32,5 | 33 | 33 |
Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng: từ 0 ÷ 10 giây là
- A. 1,80 (mL/s).
- B. 1,25 (mL/s).
- C. 1,42 (mL/s).
- D. 1,22 (mL/s).
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Đại lượng k trong biểu thức của tốc độ phản ứng hóa học có ý nghĩa gì?
Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a M, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10 -4 m/s. Tính giá trị của a.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | B | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Đại lượng k đặc trưng cho mỗi phản ứng và chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất phản ứng, không phụ thuộc vào nồng độ chất phản ứng. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm |