Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong hóa học
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo Bài 16 Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong hóa học. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Hoá học 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 15: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG TRONG HÓA HỌC
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng
- A. Tăng
- B. Giảm
- C. Không đổi
- D. Tăng sau đó giảm
Câu 2: Quy tắc Van’t gần đúng trong
- A. Nồng độ chất tham gia phản ứng thấp
- B. Nồng độ chất tham gia phản ứng cao
- C. Khoảng nhiệt độ không cao
- D. Khoảng nhiệt độ cao
Câu 3: Đối với phản ứng có chất khí tham gia, tốc độ phản ứng tăng khi
- A. Tăng số mol
- B. Tăng áp suất
- C. Tăng nhiệt độ
- D. Tăng thể tích
Câu 4: Tốc độ phản phản ứng tăng khi
- A. Tăng số mol
- B. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc
- C. Tăng nhiệt độ
- D. Tăng thể tích
Câu 5: Đâu không phải là yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng
- A. Đun nóng chất tham gia
- B. Pha loãng dung dịch
- C. Thêm xúc tác phù hợp
- D. Tăng nhiệt độ
Câu 6: Đâu không phải là yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng
- A. Ngưng dung enzyme (chất xúc tác)
- B. Giảm nhiệt độ
- C. Giảm diện tích bề mặt
- D. Tăng nồng độ chất phản ứng
Câu 7: Trường hợp: “Xác của một số loài động vật được bảo quản nguyên vẹn ở Bắc cực và Nam cực hàng năm” thuộc yếu tố ảnh hưởng nào trong các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- A. Nhiệt độ
- B. Xúc tác
- C. Bề mặt tiếp xúc
- D. Nồng độ
Câu 8: Chè (trà) xanh là thực phẩm được dùng phổ biến để nấu nước uống, có tác dụng chống lão hoá, giảm nguy cơ bị ung thư, phòng một số bệnh về tim mạch và giảm cân,... Tuy nhiên, uống nhiều nước chè xanh hay nước chè đặc sẽ gây thiếu hụt hồng cầu trong máu, đau dạ dày, xót ruột, buồn nôn. Caffeine là chất kích thích cũng có nhiều trong lá chè, làm thần kinh căng thẳng, mất ngủ, suy giảm trí nhớ và dễ gây nghiện. Yếu tố nào có trong lá chè xanh, caffeine ảnh hưởng đến sức khoẻ con người trong khuyến cáo trên.
- A. Nhiệt độ
- B. Thể tích
- C. Nồng độ
- D. Bề mặt tiếp xúc
Câu 9: Cho phương trình hóa học của phản ứng: 2CO(g) + O2(g) ---> 2CO2(g)
Nếu hệ số nhiệt độ Van't Hoff bằng 2, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi tăng nhiệt độ của phản ứng từ 30oC lên 60oC?
- A. Tăng 8 lần
- B. Giảm 8 lần
- C. Tăng 4 lần
- D. Giảm 4 lần
Câu 10: Phản ứng 2NO (g) + O2 (g) → 2NO2 (g) có biểu thức tốc độ tức thời:
v=k.C2NO.CO2. Nếu nồng độ của NO giảm 2 lần, giữ nguyên nồng độ oxygen, thì tốc độ sẽ
- A. giảm 2 lần.
- B. giảm 4 lần.
- C. giảm 3 lần.
- D. giữ nguyên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | B | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | C | A | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Ảnh hưởng của chất xúc tác đối với phản ứng hóa học là
- A. Tăng tốc độ của phản ứng nhưng vẫn được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.
- B. Tăng tốc độ của phản ứng nhưng vẫn không được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc phản ứng.
- C. Để phản ứng luôn xảy ra theo chiều thuận.
- D. Để phản ứng nhanh đạt trạng thái cân bằng.
Câu 2: Yếu tố nào sau đây không có tác dụng kiểm soát tốc độ phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất
- A. Nồng độ
- B. Nhiệt độ
- C. Áp suất
- D. Thể tích
Câu 3: Khi tăng nồng độ chất tham gia, thì
- A. tốc độ phản ứng tăng.
- B. tốc độ phản ứng giảm.
- C. không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- D. có thể tăng hoặc giảm tốc độ phản ứng.
Câu 4: Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng.
- A. Sử dụng enzyme cho phản ứng.
- B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia.
- C. Tăng nồng độ chất tham gia.
- D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột.
Câu 5: Tốc độ các phản ứng: “Phản ứng oxi hoá SO2 thành SO3 diễn ra nhanh hơn khi có mặt của V2O5 ” chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
- A. Nhiệt độ
- B. Xúc tác
- C. Bề mặt tiếp xúc
- D. Nồng độ
Câu 6: Tốc độ các phản ứng: “Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, lên men rượu, giấm,...” chịu ảnh hưởng của yếu tố nào?
- A. Nhiệt độ
- B. Xúc tác
- C. Bề mặt tiếp xúc
- D. Nồng độ
Câu 7: Tiến hành thí nghiệm 1 và quan sát hiện tượng của thí nghiệm. Nhận xét mối liên hệ giữa thể tích dung dịch Na2S2O3 với thời gian xuất hiện kết tủa.
- A. Thể tích dung dịch Na2S2O3 tăng thì thời gian xuất hiện kết tủa nhanh hơn.
- B. Thể tích dung dịch Na2S2O3 giảm thì thời gian xuất hiện kết tủa nhanh hơn.
- C. Thể tích dung dịch Na2S2O3 tăng thì thời gian xuất hiện kết tủa chậm hơn.
- D. Thể tích dung dịch Na2S2O3 tăng thì thời gian xuất hiện kết tủa không thay đổi.
Câu 8: Nếu mỗi đồ thị có các chất phản ứng cùng nồng độ và trục thời gian thì tốc độ của chất phản ứng nào xảy ra nhanh nhất?
- A. (A)
- B. (B)
- C. (C)
- D. (D)
Câu 9: Thanh phát sáng là một sản phẩm quen thuộc được dùng giải trí. Đặt 2 thanh phát quang hoá học vào 2 cốc nước nóng (trái) và lạnh (phải) như hình bên, yếu tố ảnh hưởng đến độ phát sáng của 2 thanh là
- A. nồng độ.
- B. chất xúc tác.
- C. bề mặt tiếp xúc.
- D. nhiệt độ.
Câu 10: Trong phản ứng: A → sản phẩm
Tại thời điểm t = 0, nồng độ chất A là 0,1563 M, sau 1 phút, nồng độ chất A là 0,1496 M và sau 2 phút, nồng độ chất A là 0,1431 M.
Tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và trong phút thứ 2 là
- A. 1,82.10 -3 M/s
- B. 1,24.10 -3 M/s
- C. 1,72.10 -4 M/s
- D. 1,12.10 -4 M/s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | A | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | A | A | D | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Cho phản ứng sau: CO(g) + Cl2(g)→ COCl2(g). Nồng độ ban đầu của CO và Cl2 lần lượt là 0,4M và 0,3M. Nếu tăng nồng độ CO và Cl2 lên 2 lần thì tốc độ phản ứng sẽ thay đôi như thế nào?
Câu 2 (6 điểm). Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a. Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu.
b. Sử dụng các loại men thích hợp để làm sữa chua, rượu uống.
Câu 1 (6 điểm). Cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
- a. Trong sản xuất gang, thông dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc.
- b. Trong sản xuất xi măng cần nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke.
Câu 2 (4 điểm). Tại thời điểm t1 nồng độ của chất X bằng C, tại thời điểm t2 với (t2 > t1) nồng độ của chất X bằng C2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | a. Trong sản xuất gang, thường dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: áp suất hay nồng độ. Khi nén không khí, áp suất tăng dẫn đến nồng độ chất khí tăng thì làm tăng tốc độ phản úng. b. Trong sản xuất xi măng cần nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: diện tích tiếp xúc. Nghiền nguyên liệu với mục đích tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất để tăng tốc độ phản ứng. | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hai bạn nhỏ đang chế biến món gà rán, được thực hiện bằng hai cách. Bạn (a) chọn cách chia ra từng phần nhỏ, bạn (b) chọn cách để nguyên, giả thiết các điều kiện giống nhau (nhiệt độ, lượng dầu ăn, ...). Hãy cho biết cách nào món ăn nhanh chín hơn.
- A. Bạn (a) nhanh hơn
- B. Bạn (b) nhanh hơn
- C. Hai bạn bằng nhau
- D. Không xác định được
Câu 2: Cho a g kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2 M, phương trình hóa học xảy ra như sau:
Zn(s) + 2HCl(aq) ---> ZnCl2(aq) + H2(g)
Tốc độ khí H2 thoát ra như thế nào khi thay a g Zn hạt bằng a g bột Zn
- A. Nhanh hơn
- B. Chậm hơn
- C. Không đổi
- D. Không xác định được
Câu 3: Cho a g kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2 M, phương trình hóa học xảy ra như sau:
Zn(s) + 2HCl(aq) ---> ZnCl2(aq) + H2(g)
Tốc độ khí H2 thoát ra như thế nào khi thay dung dịch HCl 2 M bằng dung dịch HCl 1 M
- A. Nhanh hơn
- B. Chậm hơn
- C. Không đổi
- D. Không xác định được
Câu 4: Cho a g kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2 M, phương trình hóa học xảy ra như sau:
Zn(s) + 2HCl(aq) ---> ZnCl2(aq) + H2(g)
Tốc độ khí H2 thoát ra như thế nào khi thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch HCl
- A. Nhanh hơn
- B. Chậm hơn
- C. Không đổi
- D. Không xác định được
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Vì sao khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng hóa học của các chất lại nhanh hơn?
Câu 2 (4 điểm). Khi tăng nhiệt độ thêm 10°C tốc độ phản ứng tăng 4 lần. Nếu giảm nhiệt độ phản ứng từ 70°C - 40°C thì tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Ở nhiệt độ thường, các chất phản ứng chuyển động với tốc độ nhỏ; khi tăng nhiệt độ, các chất chuyển động với tốc độ lớn hơn dẫn đến tăng số va chạm nên hiệu quả tốc độ phản ứng tăng. | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 1 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày.
Hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư là
- A. 3
- B. 2
- C. 5
- D. 1
Câu 2: Khi để ở nhiệt độ 30°C, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0°C (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày.
Nếu bảo quản ở 20°C, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày?
- A. 6 ngày.
- B. 3 ngày.
- C. 2 ngày.
- D. 8 ngày
Câu 3: Cho biết những phát biểu sau đây là đúng
- A. Để phản ứng hoả học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.
- B. Khi áp suất khi CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4 → 4CO2 + 3Fe tăng lên.
- C. Khi tăng nhiệt độ lên 10°C, tốc độ của các phản ứng hoá học đều tăng gấp đôi.
- D. Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hoá thì sẽ gây ra phản ứng hoá học.
Câu 4: Ở 225°C, khí NO2 và O2 có phản ứng sau
2NO + O2 → 2NO2.
Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: v = k.C2NO.CO2
Cho biết tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu tăng nồng độ NO lên 2 lần
- A. Tăng lên 4 lần.
- B. Giảm đi 4 lần.
- C. Tăng lên 2 lần.
- B. Giảm đi 2 lần.
Câu 1 (2 điểm). Khi tăng nồng độ chất trong phản ứng, thì tốc độ phản ứng ảnh hưởng như thế nào?
Câu 2 (4 điểm). Cho phản ứng: Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Nồng độ ban đầu của Br2 là a M, sau 50 giây nồng độ Br2 còn lại là 0,01M. Tốc độ trung bình của phản ứng trên tính theo Br2 là 4.10 -4 m/s. Tính giá trị của a.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | A | B | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Khi tăng nồng độ chất trong phản ứng thì tốc độ phản ứng sẽ tăng | 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | 2 điểm 2 điểm |
=> Giáo án hóa học 10 chân trời bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học (3 tiết)