Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 1: Lực và gia tốc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 1 Lực và gia tốc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 2 - BÀI 1: LỰC VÀ GIA TỐC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

  • A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
  • B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.
  • C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.
  • D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng

Câu 2: Độ lớn gia tốc của một vật có khối lượng xác định có mối quan hệ như thế nào với độ lớn của lực gây ra gia tốc cho vật?

  • A. Gia tốc tỉ lệ thuận với lực tác dụng.
  • B. Gia tốc tỉ lệ nghịch với lực tác dụng.
  • C. Gia tốc tỉ lệ với bình phương của lực tác dụng.
  • D. Gia tốc tỉ lệ với căn bậc hai của lực tác dụng

Câu 3: Đơn vị cơ bản trong hệ SI của gia tốc là

  • A. m/s.
  • B. m/s2.
  • C. s/m.
  • D. m.s. 

Câu 4: Một niutơn là độ lớn của:

  • A. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.
  • B. Một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 kg.
  • C. Một lực gây ra gia tốc 10 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 g.
  • D. Một lực gây ra gia tốc 1 m/s2 cho một vật có khối lượng 1 g.

Câu 5: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số  là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 6: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số  là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

Câu 7: Sau thời gian 0,02 s tiếp xúc với chân của cầu thủ, quả bóng khối lượng 500 g ban đầu đứng yên bay đi với tốc độ 54,0 km/h. Lực tác dụng lên quả bóng là

  • A. 250 N.
  • B. 375 N.
  • C. 1,35 kN.
  • D. 13,5 kN.

Câu 8: Một lực có độ lớn 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1 kg lúc đầu đứng yên. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là:

  • A. 2 m.
  • B. 0,5 m.
  • C. 4 m.
  • D. 1 m.

Câu 9: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

  • A. 2 m.
  • B. 0,5 m.
  • C. 4 m.
  • D. 1 m.

Câu 10: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

  • A. 2 m.
  • B. 0,5 m.
  • C. 4 m.
  • D. 1 m.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánACBBB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBCCA


 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

  • A. 2 m.
  • B. 0,5 m.
  • C. 4 m.
  • D. 1 m.

 

Câu 2: Một xe khách tăng tốc độ đột ngột thì các hành khách ngồi trên xe sẽ

  • A. Ngả người sang bên trái.
  • B. Ngả người về phía sau.
  • C. Đổ người về phía trước.
  • D. Ngả người sang bên phải

 

Câu 3: Hai em học sinh A và B chơi kéo co. Sợi dây đứng yên. Chọn câu trả lời đúng:

  • A. Lực mà hai đầu dây tác dụng lên hai tay của em học sinh là hai lực cân bằng.
  • B. Lực mà hai học sinh tác dụng lên hai đầu của dây là hai lực cân bằng.
  • C. Lực mà tay của học sinh A tác dụng lên đây và lực mà dây tác dụng lên tay A là hai lực cân bằng.
  • D. A, B, C đều đúng.

 

Câu 4: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
  • B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
  • C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với chiều của lực tác dụng.
  • D. Khi có tác dụng lực lên vật, vận tốc của vật tăng.

 

Câu 5: Một mẫu siêu xe có khối lượng 1,60 tấn. Nếu coi xe tăng tốc đều và lực trung bình để tăng tốc xe là 24,0 kN thì mẫu xe này cần bao lâu để có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ lên đến tốc độ 108 km/h?

  • A. Khoảng 2,00 s.
  • B. Khoảng 7,20 s.
  • C. Khoảng 10,0 s.
  • D. Khoảng 15,0 s.

         

Câu 6: Đơn vị đo lực niutơn được viết theo các đơn vị cơ bản trong hệ SI là:

  • A. kg/m2
  • B. kg/s2.
  • C. kg.m/s2.
  • D. kg.m/s2.

Câu 7: Tính lực cần thiết để ô tô khối lượng 1,8 tấn có gia tốc 2,0 m/s2

  • A. 3200 N
  • B. 3600 N
  • C. 1800 N
  • D. 7200 N

 

Câu 8: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:

  • A. 2 m/s2.
  • B. 0,002 m/s2.
  • C. 0,5 m/s2.
  • D. 500 m/s2.

Câu 9: Sau khi chịu tác dụng của một lực có độ lớn 4 N, một vật đang đứng yên chuyển động với gia tốc là 5 m/s2. Khối lượng của vật đó là:

  • A. 9 kg.
  • B. 1 kg.
  • C. 20 kg.
  • D. 0,8 kg.

Câu 10: Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.

  • A. - 540 N.
  • B. 540 N.
  • C. - 2500 N.
  • D. 2500 N.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBBCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBDDD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 5 m/s và với gia tốc 2 m/s² thì đường đi (tính ra mét) của vật theo thời gian (tính ra giây) được tính theo công thức nào?

Câu 2 (6 điểm). Một đoàn tàu đang chuyển động với v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt v1 = 54 km/h.

a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt v = 36 km/h và sau bao lâu thì dừng hẳn.

b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

s = 5t + t2

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh.

Đổi 72 km/h = 20 m/s

54 km/h = 15 m/s

a. Gia tốc của tàu:

Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi tàu đạt vận tốc v = 36 km/h = 10 m/s là:

Từ v = v0 + a.t

⇒ 

Khi dừng lại hẳn: v2 = 0

b) Quãng đường đoàn tàu đi được:

v22 – v02 = 2as ⇒ s = (v22 – v02)/(2a) = 400 m

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một xe buýt bắt đầu rời khỏi bến, khi đang chuyển động thẳng đều thì thấy một chướng ngại vật, người lái xe hãm phanh để dừng lại. Hãy nhận xét tính chất chuyển động của xe buýt, mối liên hệ về hướng của vận tốc và gia tốc từ lúc bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại.

Câu 2 (4 điểm). Một ô tô khối lượng 1,5 tấn chuyển động thẳng đều trên đờng. Hệ số ma sát lăn giữa bánh xe và mặt đường là 0,08. Tính lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường (bỏ qua lực cản không khí)

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Khi bắt đầu chuyển động thì vận tốc của xe có độ lớn tăng dần, vận tốc và gia tốc trong giai đoạn này cùng hướng.  - Khi xe chuyển động thẳng đều thì vận tốc có hướng và độ lớn không thay đổi, gia tốc trong giai đoạn này bằng 0.  - Khi xe hãm phanh để dừng lại, vận tốc của xe có độ lớn giảm dần, hướng không đổi, vận tốc và gia tốc trong giai đoạn này ngược hướng.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Lực làm cản trở chuyển động của xe trên mặt đường là lực ma sát

Fmsl = μl.N = μl.mg = 0,08. 1500.9,8 = 1176 N

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một chiếc xe có khối lượng 100 kg đang chạy với vận tốc 30,6 km/h thì hãm phanh. Biết lực hãm có độ lớn là 250 N. Quãng đường từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại hẳn là:

  • A. 14,45 m.
  • B. 20 m.
  • C. 10 m.
  • D. 30 m.

 

Câu 2: Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng:

  • A.  0,5 m/s2.
  • B. 1 m/s2.
  • C. 2 m/s2.
  • D. 4 m/s2.

Câu 3: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 8 m/s trong 3 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn là:

  • A. 15 N.
  • B. 1 N.
  • C. 10 N.
  • D. 5 N.

 

Câu 4: Một lực F1 tác dụng lên vật có khối lượng m1 làm cho vật chuyển động với gia tốc a1. Lực F2 tác dụng lên vật có khối lượng m2 làm cho vật chuyển động với gia tốc a2. Biết  và  thì  bằng

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Gia tốc là đại lượng gì?

Câu 2 (3 điểm). Gọi v0 là vận tốc ban đầu của chuyển động. Công thức liên hệ giữa vận tốc v, gia tốc a và quãng dường s vật đi được trong chuyển động thẳng biến đổi đều là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Gia tốc là một đại lượng vecto, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

v2 – v20 = 2as3 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính gia tốc của xe đạp

  • A. 1 m/s2
  • B. 2 m/s2
  • C. 3 m/s2
  • D. 4 m/s2

Câu 2: Một người có khối lượng 60,0 kg đi xe đạp khối lượng 10,0kg. Khi xuất phát, lực tác dụng lên xe đạp là 140 N. Giả sử lực do người đó tác dụng lên xe đạp không đổi, hãy tính vận tốc của xe đạp sau 5,00 s.

  • A. 5 m/s
  • B. 10 m/s
  • C. 15 m/s
  • D. 20 m/s

Câu 3: Một ô tô có các thông số gồm:

Khi ô tô chở đủ tải trọng, nó có thể tăng tốc từ trạng thái nghỉ đến tốc độ tối ưu trong 3,00 giây. Tính gia tốc ô tô khi tăng tốc.

  • A. 5 m/s2
  • B. 6 m/s2
  • C. 7 m/s2
  • D. 8 m/s2

 

Câu 4: Dựa vào bảng số liệu câu 3, tính độ lớn lực tác dụng lên ô tô khi tăng tốc.

  • A. 21,4.103 N
  • B. 22,4.103 N
  • C. 23,4.103 N
  • D. Đáp án khác

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Nêu một số ví dụ về chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.

Câu 2 (3 điểm). Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, lúc đầu vật có vận tốc ; sau khoảng thời gian t vật có vận tốc . Vectơ gia tốc a có chiều nào sau đây?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBBCA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Ví dụ: khi tên lửa bắt đầu được phóng đi, vận tốc thay đổi cả về độ lớn và hướng sau khi được phóng vào quỹ đạo.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vectơ gia tốc  có chiều của  -  - .

3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Lực và gia tốc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay