Trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 1+2 (P1)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá học 7 cánh diều . Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 1+2 (P1). Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 7 cánh diều (bản word)
CHỦ ĐỀ 1+2: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng
- A. Hạt nhân gồm các hạt n, e
- B. Hạt nhân gồm các hạt p, e
- C. Lớp vỏ gồm các hạt n, p
- D. Lớp vỏ gồm các hạt e
Câu 2: Nguyên tố hóa học có kí hiệu Fl là
- A. Chlorine
- B. Nitrogen
- C. Fluor
- D. Calcium
Câu 3: Đáp án nào sau đầy gồm các hạt mang điện
- A. p,e
- B. n, e
- C. n, p
- D. n, p, e
Câu 4: Đâu là ký hiệu của Magnesi
- A. Cl
- B. Mg
- C. Fe
- D. Fl
Câu 5: Nguyên tố hóa học nằm ở ô số 46 trên bảng tuần hoàn là:
- A. Palladium
- B. Silver
- C. Technetium
- D. Palladium
Câu 6: Các chất đều được cấu tạo từ những hạt cực kì nhỏ bé, không mang điện gọi là
- A. Nguyên tố
- B. Phân tử
- C. Nguyên tử
- D. Phần tử
Câu 7: Chọn đáp án sai
- A. Đồng tiền vàng được cấu tạo từ các nguyên tử vàng (gold)
- B. Nước được tạo nên từ các nguyên tửu hydrogen và oxygen
- C. Kim cương được cấu tạo từ các nguyên tử kim cương
- D. Than chì được cấu tạo từ các nguyên tử carbon
Câu 8: Đặc điểm của mô hình nguyên tử do Ernest Rutherford (1871-1937) đề xuất. Chọn đáp án sai
- A. Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện tích
- B. Nguyên tử có cấu tạo rỗng
- C. Nguyên tử gồm hạt nhân ở giữa tích điện dương và vỏ nguyên tử gồm các electron tích điện âm
- D. Trong mỗi nguyên tử, số hạt proton và electron luôn bằng nhau, chúng có trị số điện tích bằng nhau nhưng trái dấu
Câu 9: Nguyên tố hóa học là
- A. Tập hợp những phân tử có cùng số proton trong hạt nhân
- B. Tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân
- C. Tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân
- D. Tập hợp những phân tử có cùng số neutron trong hạt nhân
Câu 10: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Nguyên tố hóa học được đặc trưng bởi số ………. trong nguyên tử”
- A. electron
- B. neutron
- C. proton
- D. neutron và electron
Câu 11: Đến nay con người đã tìm ra bao nhiêu nguyên tố hóa học
- A. 118
- B. 20
- C. 100
- D. 20 000
Câu 12: Nhà khoa học nổi tiếng người Nga đã có công trong việc xây dựng bảng tuần hoàn sử dụng đến ngày nay là
- A. Ernest Rutherford
- B. Niels Bohr
- C. Dimitri. I. Mendeleev
- D. John Dalton
Câu 13: Các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn do Men-đê-lê-ép xây dựng được sắp xếp theo nguyên tắc
A. Tăng dần bán kính nguyên tử
B. Tăng dần điện tích hạt nhân
- C. Tăng dần khối lượng nguyên tử.
D. Tăng dần độ âm điện
Câu 14: Điều nào sau đây mô tả đầy đủ thông tin nhất về proton
- A. Proton là một hạt vô cùng nhỏ và mang điện tích âm
- B. Proton là hạt vô cùng nhỏ, mang điện tích dương và được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử
- C. Proton là hạt không mang điện được tìm thấy trong hạt nhân nguyên tử
- D. Proton là hạt mang điện tích dương được phát hiện trong hạt nhân nguyên tử
Câu 15: Khối lượng của các hạt dưới nguyên tử (proton, neutron) được đo bằng đơn vị
- A. mg
- B. ml
- C. g
- D. amu
Câu 16: Cho mô hình nguyên tử oxygen. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Số proton trong nguyên tử của nguyên tố oxygen luôn bằng (1)…..
Khối lượng xấp xỉ của nguyên tử oxygen trong hình vẽ là (2)…..”
- A. (1) 4, (2) 16
- B. (1) 8, (2) 16
- C. (1) 4, (2) 18
- D. (1) 8, (2) 18
Câu 17: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“Oxyen trong tự nhiên chứa các nguyên tử oxygen cùng có 8 (1)……. trong hạt nhân nhưng có số neutron (2)…….”
- A. (1) neuton, (2) giống nhau
- B. (1) neutron, (2) khác nhau
- C. (1) proton, (2) giống nhau
- D. (1) proton, (2) khác nhau
Câu 18: Hãy cho biết tên nguyên tố, kí hiệu hóa học của nguyên tố ở ô 5
- A. Boron, B
- B. Boron, Bo
- C. Beryllium, B
- D. Beryllium, Be
Câu 19: Hãy cho biết số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử của nguyên tố ở ô 8
- A. 4, 9
- B. 4, 12
- C. 8, 24
- D. 8, 16
Câu 20: Trong nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Số hạt proton trong nguyên tử là
- A. 11
- B. 12
- C. 13
- D. 14
Câu 21: Cho biết những nguyên tử nào trong bảng dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học
Nguyên tử | Số proton | Số neutron | Nguyên tử | Số proton | Số neutron |
A1 | 2 | 2 | A4 | 1 | 1 |
A2 | 1 | 2 | A5 | 7 | 7 |
A3 | 7 | 8 | A6 | 6 | 7 |
- A. A2 và A4, A3 và A5
- B. A1 và A2, A3 và A5
- C. A1 và A2, A5 và A6
- D. A2 và A4, A5 và A6
Câu 22: Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử thuộc nguyên tố X. Biết nguyên tố X được sử dụng làm trang sức, tráng gương
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 23: Trong nguyên tử X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 36. Biết khối lượng xấp xỉ của nguyên tử X là 24 amu. Số electron trên các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài của nguyên tử X là
- A. 2, 8, 3
- B. 2, 8, 2
- C. 2, 8, 1
- D. 2, 6, 4
Câu 24: Cho khối lượng xấp xỉ của nguyên tử nguyên tố X là 39. Biết rằng tổng số hạt nguyên tử là 58. Trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố X luôn có số proton
- A. 18
- B. 19
- C. 20
- D. 21
Câu 25: Biết nguyên tử thuộc nguyên tố X có tổng số hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là
- A. Chu kì 2, nhóm IA
- B. Chu kì 2, nhóm VA
- C. Chu kì 2, nhóm IIIA
- D. Chu kì 2, nhóm VIA
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài: Bài tập (chủ đề 1, 2)