Phiếu trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng hoá học (P2)
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 10 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 4: Phản ứng oxi hoá – khử; 5: Năng lượng hoá học; 6: Tốc độ phản ứng hoá học (P2). Bộ trắc nghiệm gồm nhiều bài tập và câu hỏi ôn tập kiến thức trọng tâm. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án hóa học 10 cánh diều (bản word)
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 4+5+6: PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ + NĂNG LƯỢNG HÓA HỌC + TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
(PHẦN 1 - 25 CÂU)
Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử M và nguyên tử X bằng 149, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 35 hạt. Số khối của X lớn hơn của M là 57. Tổng số hạt trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử M là 81 hạt
Cho các phát biểu sau:
(1) M là kim loại.
(2) M với X tạo với nhau liên kết cộng hóa trị không phân cực.
(3) X thuộc nhóm VIA.
(4) X có độ âm điện lớn hơn M.
Số phát biểu đúng là
- 2
- 1
- 3
- 4
Câu 2: Cho 25,1 gam một hỗn hợp hai kim loại nằm ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IIA của bảng tuần hoàn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí ở đktc. Hai kim loại đó là
- A. Mg và Ca.
- Sr và Ba.
- Ca và Sr.
- Be và Mg.
Câu 3: Một hợp chất ion có công thức XY. Hai nguyên tố X,Y thuộc 2 chu kì kế cận nhau trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm IA hoặc IIA, còn Y thuộc VIA hoặc VIIA. Biết tổng số electron trong XY bằng 36. XY là hợp chất nào sau đây
- NaCl
- NaF
- KCl
- BaO
Câu 4: Tương tác van der Waals xuất hiện là do sự hình thành các lưỡng cực tạm thời cũng như các lưỡng cực cảm ứng. Các lưỡng cực tạm thời xuất hiện là do sự chuyển động của
- các nguyên tử trong phân tử.
- các electron trong phân tử.
- các proton trong hạt nhân.
- các neutron và proton trong hạt nhân.
Câu 5: Sử dụng bảng năng lượng của một số liên kết ở điều kiện chuẩn (Phụ lục 2, SGK Hóa học 10, Cánh Diều). Tổng năng lượng liên kết trong mỗi phân tử H2S và H2O là:
- 821 kJmol-1.
- 729 kJmol-1.
- 928 kJmol-1.
- 912 kJmol-1.
Câu 6: Nguyên tử chlorine có Z = 17. Xu hướng cơ bản của nguyên tử chlorine khi hình thành liên kết hóa học là
- nhường 1 electron.
- nhận 2 electron.
- nhường 2 electron.
- nhận 1 electron.
Câu 7: Liên kết ion được hình thành bởi
- lực hút tĩnh điện giữa hai ion âm.
- lực hút tĩnh điện giữa hai ion dương.
- lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu
Câu 8: Những phát biểu nào sau đây là không đúng?
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ bền vững hơn.
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng thấp hơn.
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo lớp vỏ electron được octet.
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo xu hướng tạo hệ có năng lượng cao hơn.
Câu 9: Giữa các nguyên tử He có thể có loại liên kết nào?
- Liên kết cộng hoá trị.
- Liên kết hydrogen.
- Tương tác van der Waals.
- Không có bất kì liên kết nào.
Câu 10: Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng có xu hướng
- nhường 1, 2 hoặc 3 electron để tạo thành ion dương tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhường 7, 6 hoặc 5 electron để tạo thành ion dương tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhận 7, 6 hoặc 5 electron để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- nhận 1, 2 hoặc 3 electron để tạo thành ion âm tương ứng có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 11: Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
- CaCl2.
- Cl2.
- HCl
- CO2
Câu 12: Số lượng cặp electron dùng chung trong các phân tử H2, O2, N2, F2 lần lượt là:
- 1, 2, 3, 4.
- 1, 2, 3, 1.
- 2, 2, 2, 2.
- 1, 2, 2, 1.
Câu 13: Quy tắc octet không được sử dụng khi xem xét sự hình thành của hai loại liên kết hoặc tương tác nào sau đây?
(1) Liên kết cộng hoá trị.
(2) Liên kết ion.
(3) Liên kết hydrogen.
(4) Tương tác van der Waals.
- (1) và (2).
- (2) và (3).
- (1) và (3).
- (3) và (4).
Câu 14: Nguyên nhân hình thành liên kết giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể là?
- Sự giảm số electron khi các phân tử tương tác với nhau.
- Sự kết hợp của các electron có trong phân tử.
- Sự tương tác giữa các nguyên tử phân tử này và nguyên tử phân tử khác.
- Sự giảm năng lượng của các nguyên tử khi kết hợp lại với nhau.
Câu 15: Cation R2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3p6. Xác định vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Ô 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
- Ô 20, chu kì 3, nhóm IIA.
- Ô 20, chu kì 4, nhóm IIA.
- Ô 18, chu kì 4, nhóm VIIIA.
Câu 16: Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các orbital cùng loại (ví dụ cùng là orbital s, hoặc cùng là orbital p)?
- Cl2.
- H2.
- NH3.
- Br2.
Câu 17: Hãy giải thích lí do khác nhau về nhiệt độ sôi của các cặp chất có cùng số electron sau đây: CH3 – CH3 (184,5 K) và CH3 – F (194,7 K).
- Do đó nhiệt độ sôi của CH3– F lớn hơn nhiệt độ sôi của CH3– CH3.
- Do đó nhiệt độ sôi của CH3– F nhỏ hơn nhiệt độ sôi của CH3– CH3.
- Do đó năng lượng liên kết của CH3– F lớn hơn nhiệt độ sôi của CH3– CH3.
- Do đó năng lượng liên kết của CH3– F nhỏ hơn nhiệt độ sôi của CH3– CH3.
Câu 18: Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
- 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium)
- 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất
- 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất
- 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất
Câu 19: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
- MgO, CO2, N2, CH4.
- NH3, F2, HI, BaCl2.
- H2, HCl, NaCl, FeO.
- KCl, Al2O3, NaF, Ba(OH)2.
Câu 20: Cho biết năng lượng liên kết H – I và H – Br lần lượt là 297 kJ mol-1 và 364 kJ mol-1. Những phát biểu nào sau đây là đúng?
- Khi đun nóng, HI bị phân hủy (thành H2và I2) ở nhiệt độ thấp hơn so với HBr (thành H2và Br2).
- Liên kết H – Br là bền vững hơn so với liên kết H – I.
- Khi đun nóng, HI bị phân hủy (thành H2và I2) ở nhiệt độ cao hơn so với HBr (thành H2và Br2).
- Liên kết H – I kém bền vững hơn so với liên kết H – Br.
Câu 21: Các liên kết biểu diễn bằng các đường nét đứt có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA. Đó là loại liên kết gì?
- Liên kết ion.
- Liên kết cộng hóa trị có cực.
- Liên kết cộng hóa trị không cực.
- Liên kết hydrogen.
Câu 22: Nguyên tử Y có xu hướng nhận 3 electron để đạt được lớp electron ngoài cùng bền vững của khí hiếm Ar. Y là
- Phosphorus
- Nitrogen
- Aluminium
- Boron
Câu 23: Magnesium oxide là hợp chất tạo bởi liên kết ion. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hợp chất trên ?
- Hợp chất tạo bởi lực đẩy giữa hai ion Mg2+và O2-
- Để tạo thành Mg2+thì Mg nhận 2 electron
- Hợp chất tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion là Mg2+và O2-
- Để tạo thành O2-thì O nhường 2 electron
Câu 24: Theo mô hình VSEPR, phân tử OF2 có dạng
- tứ diện đều
- Đường thẳng
- Tam giác phẳng
- Góc
Câu 25: Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
- Ne.
- Xe.
- Ar.
- Kr.