Trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều Ôn tập chủ đề 8 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập chủ đề 8. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

 

Câu 1: Trao đổi chất ở sinh vật bao gồm

  • A.   Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào.
  • B.   Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
  • C.   Quá trình chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào
  • D.   Quá trình phân giải chất hữu cơ trong tế bào.

Câu 2: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường và thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường được gọi là gì?

  • A.   Chuyển hóa năng lương
  • B.   Trao đổi chất
  • C.   Phân giải chất hữu cơ
  • D.   Quang hợp

Câu 3: Việc xây dựng các công viên cây xanh trong các khu đô thị,  khu công nghiệp có vai trò

  • A.   Cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí,  điều hòa khí hậu (giảm hiệu ứng nhà kính).
  • B.   Làm giảm nhiệt độ không khí trong mùa hè,  giảm bụi,  giảm tiếng ồn.
  • C.   Tạo cảnh quan đẹp mắt,  giúp con người giảm căng thẳng.
  • D.   Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là gì?

  • A.   Ánh sáng,  Nhiệt độ
  • B.   Nước
  • C.   Khí carbon dioxide
  • D.   Tất cả các phương án trên.

Câu 5: Trong quá trình hô hấp tế bào,  Oxygen đóng vai trò

  • A.   Sản phẩm
  • B.   Dung môi
  • C.   Nguyên liệu
  • D.   Năng lượng

 

Câu 6: Trao đổi chất là gì?

  • A. là tập hợp các biến đổi hoá học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường đảm bảo duy trì sự sống.
  • B. Là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể.
  • C. Là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 7: Quang hợp là gì?

  • A. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  • B. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như chất khoáng, khí oxygen, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí carbon dioxide.
  • C. Thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất vô cơ từ các chất hữu cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bảo có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Quang hợp của cây sẽ như thế nào khi tế bào lá cây mất nước?

  • A. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • B. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • C. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • D. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.

Câu 9: Quang hợp của cây sẽ như thế nào khi tế bào lá cây mất nước?

  • A. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • B. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá giảm, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • C. hàm lượng khí carbon dioxide đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.
  • D. hàm lượng khí oxygen đi vào tế bào lá tăng, quang hợp của cây gặp khó khăn.

Câu 10: Hô hấp tế bào là gì?

  • A. quá trình tế bào sử dụng khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.
  • B. quá trình tế bào tổng hợp chất hữu cơ, biến đổi quang năng thành hóa năng,
  • C. quá trình tế bào phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể.
  • D. quá trình hấp thụ chất hữu cơ, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hô hấp tế bào?

  • A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào
  • B. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào
  • C. Đó là quá trình oxi hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và giải phóng năng lượng ATP
  • D. Hô hấp tế bào có bản chất là chuỗi các phản ứng oxi hóa khử

Câu 12: Ở người, khi hít vào, các khí được đưa vào phổi là

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Nitrogen.
  • D. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng về hàm lượng nước trong cơ thể người

  • A. Hàm lượng nước của các cơ quan khác nhau dao động từ 10% trong mô mỡ đến 83% trong máu.
  • B. Nước là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cơ thể người.
  • C. Tổng lượng nước trong cơ thể trung bình bằng 60 – 70% trọng lượng cơ thể.
  • D. Tim là cơ quan chứa hàm lượng nước lớn nhất trong cơ thể người.

Câu 14: Vì sao những buổi trưa hè, ta đứng dưới bóng cây to thì lại thấy mát hơn khi đứng dưới mái che

  • A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  • B. Vì trưa hè nhiều ánh sáng khiến cây quang hợp manh, đây là phản ứng hóa học thu nhiệt nên nhiệt độ xung quanh sẽ giảm đi.
  • C. Vì tán cây to che được nhiều ánh sáng mặt trời hơn mái che. 
  • D. Vì ở cây có quá trình thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ của môi trường xung quanh lá.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn

  • A. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2 trở về tim.
  • B. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2 và các chất dinh dưỡng trở về tim.
  • C. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2 trở về tim.
  • D. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2 và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2 trở về tim.

Câu 16: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả

tươi?

  • A. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.
  • B. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.
  • C. Vì những loại thức phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất,  tạo điều khiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.
  • D. Phương án A,  C đúng.

Câu 17: Một số loài cây có lá dạng hình kim như

  • A. cây thông
  • B. cây tùng C. cây trắc bách diệp
  • D. Tất cả các phương án trên.

Câu 18: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ :

“ Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ”.

  • A. Mùa xuân là mùa có cảnh quan đẹp nhất trong năm
  • B. Mùa xuân đất nước có ý nghĩa quan trọng
  • C. Khẳng định rằng việc trồng cây mang lợi ích rất lớn
  • D. Cả 2 phương án A, B đều đúng

Câu 19: Khi quang hợp, thực vật tạo ra những sản phẩm nào?

  A. Khí oxygen và chất dinh dưỡng.

  B. Khí carbon dioxide và tinh bột.

  C. Khí carbon dioxide và chất dinh dưỡng.

  D. Tinh bột và khí oxygen.

Câu 20: Bọt khí thoát ra (trong hình 19.3 SGK Khoa học tự nhiên Cánh Diều) là khí

  • A. Oxygen.
  • B. Carbon dioxide.
  • C. Hydrogen.
  • D. Nitrogen.

Câu 21: Vì sao hạt giống sau khi thu hoạch được phơi khô và bảo quản cẩn thận có thể giữ được trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi nhưng nếu đem gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước thì hạt sẽ nảy mầm?

  • A. Hạt giống được phơi khô sẽ giúp hạt có hàm lượng nước thấp, hàm lượng nước trong hạt thấp sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, nhờ đó giữ được hạt trong một thời gian dài mà không có gì thay đổi.
  • B. Khi gieo hạt đó vào đất thoáng và ẩm hoặc tưới ít nước sẽ cung cấp đầy đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp giúp hạt tiến hành quá trình hô hấp tế bào mạnh mẽ, cung cấp năng lượng và các chất cần thiết để kích thích sự nảy mầm của hạt.
  • C. Cả hai phương án trên đều sai
  • D. Cả hai phương án trên đều đúng.

Câu 22: Vì sao con người khi ở trên đỉnh núi cao thường thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng

  • A. Do có những người chưa quen hoặc không kịp thích nghi với điều kiện khí hậu trên cao, sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh lý cấp tính nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hặn như sốc độ cao cấp tính.
  • B. Khi ở trên đỉnh núi cao, không khí loãng, nồng độ oxygen thấp hơn so với ở vùng đồng bằng. Để lấy đủ lượng oxygen cần thiết cho hoạt động hô hấp tế bào, con người thường phải thở nhanh hơn so với khi ở vùng đồng bằng.
  • C. Do một số người dân địa phương sống ở trên vùng núi cao nhưng mất khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, thở nhanh hơn là biểu hiện của say núi mạn tính – tính trạng thiếu oxy trong thời gian dài.
  • D. Do một số người có bệnh về đường hô hấp nên sẽ thở nhanh hơn khi đứng trên đỉnh núi.

Câu 23: Vì sao khi người thiếu sắt, da trở nên xanh xao

  • A. Thiếu sắt cơ thể người không hấp thụ được các chất dinh dưỡng khác nên da trở nên xanh xao.
  • B. Sắt là thành phần cấu tạo nên hồng cầu huyết sắc tố mang oxy đến các tế bào, thiếu sắt thì hàm lượng hồng cầu trong máu giảm dẫn tới da sẽ trông nhợt nhạt, xanh xao.
  • C. Thiếu sắt làm các cơ bị teo, cơ thể không được vận động da sẽ trở nên xanh xao.
  • D. Sắt là yếu tố làm đều màu da và trắng da, thiếu sắt da sẽ trở nên xanh xao.

Câu 24: Cho biết thế nước là thế năng hóa học của nước. Hiểu một cách đơn giản là nơi nào có nhiều nước, nồng độ chất tan thấp là thế nước cao và ngươc lại ít nước, nồng độ chất tan cao thì thế nước thấp. Ở thực vật trên cạn, trong 4 bộ phận sau đây, bộ phận nào thường có thế nước cao nhất

  • A. Các mạch gỗ ở thân.
  • B. Các mạch gỗ ở rễ.
  • C. Quả chín.
  • D. Lá cây.

Câu 25: Dự đoán nhu cầu dinh dưỡng của phụ nữ mang thai, giải thích

  • A. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì hiện tượng mệt mỏi, ốm nghén khiến người mẹ không ăn được nhiều.
  • B. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai cao vì dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ.
  • C. Nhu cầu dinh dưỡng ở phụ nữ mang thai thấp vì nếu con quá lớn sẽ gây nguy hiểm cho người mẹ khi sinh.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều không đúng.

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài: Ôn tập chủ đề 8

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay