Trắc nghiệm Ôn tập Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống (P7)
Khoa học tự nhiên 6 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 8. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG (PHẦN 7)
Câu 1. Nước ta rất đa dạng và phong phú về các loài động vật nhờ đặc điểm cơ bản nào dưới đây ?
- A. Nước ta có địa hình phức tạp
- B. Nước ta có nhiều sông hồ
- C. Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều
- D. Nước ta có nhiều đồi núi, có diện tích rộng
Câu 2. Loại động vật nào dưới đây có hình thức sinh sản là đẻ con
- A. Chim sẻ
- B. Cá chép
- C. Gà
- D. Mèo
Câu 3. Con mực khác con sò ở đặc điểm nào ?
- A. Có giá trị kinh tế
- B. Có 2 mảnh vỏ
- C. Có thân mềm
- D. Sóng ở môi trường biển
Câu 4. Cho các loại cây sau:
1. Cây sầu riêng
2. Cây mít
3. Cây dương xỉ
4. Cây thông
5. Cây bí đao
Cây nào thuộc nhóm thực vật Hạt kín
- A. (1), (2), (3)
- B. (3), (4), (5)
- C. (2), (4), (5)
- D. (1), (2) , (5)
Câu 5. Đâu là vai trò của thực vật đối với động vật ?
- A. Cung cấp dược phẩm
- B. Nâng cao giá trị kinh tế
- C. Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản đối với động vật
- D. Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều giúp phát triển nhiều loài động vật
Câu 6. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
- A. (1),(2), (3)
- B. (2), (3), (4).
- C. (1),(3), (4).
- D. (1),(2), (4).
Câu 7. Động vật thuộc lớp lưỡng cư có những đặc điểm nào dưới đây?
- A. Da khô, phủ vảy sừng
- B. Da trần, luôn ẩm ướt và dễ thấm nước
- C. Có vảy bao bọc khắp cơ thể
- D. Cơ thể có lông mao bao phủ
Câu 8. Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào dưới đây?
- A. Đối xứng lưng - bụng.
- B. Đối xứng tỏa tròn.
- C. Đối xứng hai bên.
- D. Đối xứng hình sao.
Câu 9. Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
- A. Dưới nước và trên cạn
- B. Dưới nước, trên cạn và trên không
- C. Trên cạn và trên không
- D. Dưới nước và trên không
Câu 10. Những loài tảo nào dưới đây sống ở nước ngọt?
- A. Tảo xoắn, tảo đỏ, tảo lục
- B. Rong mơ, rau câu, tảo sừng hươu
- C. Chỉ duy nhất tảo sừng hươu
- D. Chỉ duy nhất rong mơ
Câu 11. Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là
- A. ánh sáng mạng, gió yếu.
- B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.
- C. gió mạnh, râm mát.
- D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp.
Câu 12. Sự khác nhau giữ tảo và dương xỉ :
- A. Tảo thì có ở dạng đơn bào hoặc đa bảo, còn dương xỉ chỉ có ở dạng đa bào
- B. Tảo thì có ở dạng đơn bào , còn dương xỉ chỉ có ở dạng đơn bào hoặc đa bào
- C. Tảo chỉ có dạng đa bào, dương xỉ có dạng đơn bào
- D. Không có phương án đúng
Câu 13. Đặc điểm khí hậu ở nơi có nhiều thực vật (trong rừng) là
- A. ánh sáng yếu, gió yếu, độ ẩm cao.
- B. khô, ánh sáng yếu.
- C. gió mạnh, nhiệt độ cao.
- D. nắng nhiều, gay gắt, độ ẩm cao.
Câu 14. Trong các biện pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm và điều hòa khí hậu, biện pháp khả thi, tiết kiệm và mang lại hiệu quả lâu dài nhất là
- A. ngừng sản xuất công nghiệp.
- B. xây dựng hệ thống xử lí chất thải.
- C. trồng cây gây rừng.
- D. di dời cá khu chế xuất lên vùng núi
Câu 15. Loại cây nào dưới đây có thể khiến con người tử vong nếu ăn phải?
- A. Cây thuốc lá
- B. Cây cà độc dược
- C. Cây trúc đào
- D. Cây đinh lăng
Câu 16. Nguyên nhân khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút:
- A. Nhiều loài thực vật có giá trị cao bị giảm sút do bị khai thác và môi trường sống của chúng bị tàn phá.
- B. Chưa có những chính sách bảo vệ và gây rựng lại rừng bị chặt phá.
- C. Do con người khai thác bừa bãi các khu rừng để phục vụ nhu cầu trước mắt.
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17. Loài nào dưới đây đã bị tuyệt chủng ở Việt Nam?
- A. Voi
- B. Bò xám
- C. Sao la
- D. Gấu
Câu 18. Sự đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn ở các môi trường khác là do:
- A. nhiệt độ quá nóng
- B. độ ẩm thấp
- C. nguồn thức ăn và chất dinh dưỡng ít
- D. cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 19. Cho các ý sau:
(1) Giảm khả năng bị săn bắt và khai thác triệt để các loài động, thực vật
(2) Cung cấp môi trường sống phù hợp cho từng loài
(3) Động vật không cần tự đi kiếm ăn
(4) Động vật bị thương được chăm sóc y tế kịp thời
(5) Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm
(6) Cung cấp địa điểm tham quan cho con người
Ý nào không phải là nguyên nhân chính để xây dựng các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên?
- A. (2), (5)
- B. (3), (6)
- C. (1), (4)
- D. (3), (4)
Câu 20. Tại sao trên đồng ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam có 7 loại rắn sống chung mà không cạnh tranh nhau?
- A. Vì mỗi loài rắn có nguồn sống nhất định khác nhau
- B. Vì mỗi loài rắn sống trong một điều kiện nhất định khác nhau
- C. Vì mỗi loài rắn có tập tính hoạt động nhất định khác nhau
- D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 21. Ở trong ruột non của cơ thể người là nơi kí sinh của:
- A. giun đũa
- B. giun tóc
- C. giun móc
- D. giun kim
Câu 22. Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học:
1. Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương
2. tham gia bảo vệ, chăm sóc và trồng cây xanh ở trường, địa phương
3. không chặt phá bừa bãi cây xanh
4. không vứt rác bừa bãi, thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ môi trường sống
- A. (1), (2)
- B. (2), (3)
- C. (1), (2), (3)
- D. (1), (2), (3), (4)
Câu 23. Cây rau mồng tơi sau khi chết đi được dùng làm :
- A. phân bón.
- B. thức ăn cho con người.
- C. hồ dán..
- D. thuốc.
Câu 24. Để bảo vệ sự đa dạng của thực vật, nhà nước ta đã không kêu gọi nhân dân điều nào sau đây?
- A. Tổ chức các hoạt động du lịch thân thiện với môi trường
- B. Tăng cường trồng rừng.
- C. Chặt hết rừng già, trồng lại cây mới phủ xanh đất trống đồi trọc.
- D. Xây dựng các khu bảo tồn đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng.
Câu 25. Quan sát hình, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa trên mặt đất ở 2 nơi có rừng với đồi trọc:
Nhận xét nào sau đây đúng:
- A. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở nơi đồi trọc nhỏ hơn
- B. lượng chảy của nước mưa trên mặt đấy ở nơi đồi trọc lớn hơn
- C. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi lớn như nhau
- D. lượng chảy của nước mưa trên mặt đất ở cả hai nơi nhỏ như nhau