Phiếu trắc nghiệm Công dân 9 kết nối Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
BÀI 9: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ
(24 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là gì?
- Giáo dục, răn đe là chính.
- Có thể bị phạt tù.
- Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
- Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 2: Nghĩa vụ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả do do Nhà nước quy định từ hành vi vi phạm pháp luật của mình được gọi là:
- trách nhiệm pháp lí
- vi phạm pháp luật.
- trách nhiệm gia đình
- vi phạm đạo đức.
Câu 3: “Tội phạm” là người có hành vi vi phạm:
- pháp luật dân sự.
- pháp luật hành chính.
- pháp luật hình sự.
- kỉ luật.
Câu 4: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
- các quan hệ công vụ và nhân thân.
- các quy tắc quản lí nhà nước.
- các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
Câu 5: Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật?
- Hai loại
- Ba loại
- Bốn loại
- Năm loại
Câu 6: Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
- Vi phạm hình sự.
- Vi phạm hành chính.
- Vi phạm dân sự.
- Vi phạm kỉ luật.
Câu 7: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
- Từ đủ 16 tuổi trở lên.
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 8: Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:
- hình sự
- hành chính
- dân sự
- kỉ luật
Câu 9: Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ:
- hôn nhân và gia đình
- nhân thân phi tài sản.
- chuyển dịch tài sản
- lao động, công vụ nhà nước.
Câu 10: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới:
- các quan hệ công vụ và nhân thân.
- các quy tắc quản lí nhà nước.
- các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
- các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
2. THÔNG HIỂU (8 CÂU)
Câu 1: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
- phạt tiền người vi phạm.
- buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
- lập lại trật tự xã hội.
- ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 2: Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
- Quốc hội
- Chính phủ
- Viện Kiểm sát
- Toà án.
Câu 3: Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
- Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
- Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
- Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
- Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 4: Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
- Đi xe máy chở 3 người.
- Đánh người gây thương tích 12%.
- Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
- Đi xe vào đường một chiều.
Câu 5: Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
- Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
- Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
- Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
- Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 6: Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm nào?
- Vi phạm pháp luật hành chính.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Vi phạm pháp luật hình sự.
- Vi phạm kỷ luật.
Câu 7: Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?
- Hiến pháp.
- Bộ luật dân sự.
- Bộ luật hình sự.
- Bộ luật tố tụng hình sự.
Câu 8: Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi
- Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
- Bảo tồn di sản văn hóa.
- Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
- Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
3. VẬN DỤNG (3 CÂU)
Câu 1: Bạn H 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
- Hành chính
- Kỉ luật
- Dân sự
- Hình sự.
Câu 2: Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật
- Kỷ luật.
- Hành chính.
- Dân sự.
- Hình sự.
Câu 3: Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm?
- Hành chính.
- Dân sự.
- Hình sự.
- Kỷ luật.
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?
- Trách nhiệm hình sự
- Trách nhiệm dân sự
- Không phải chịu trách nhiệm
- Trách nhiệm hành chính
Câu 2: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
- Trách nhiệm hành chính.
- Trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệmhình sự và trách nhiệmdân sự.
Câu 3: P 15 tuổi chơi với một nhóm bạn xấu, có hôm P cùng nhóm bạn này lấy trộm xe máy của hàng xóm. Hành vi của P là vi phạm gì?
- Vi phạm pháp luật hành chính và pháp luật hình sự.
- Không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì chưa đủ tuổi.
- Vi phạm pháp luật dân sự.
- Không bị coi là vi phạm pháp luật vì đang là học sinh.
=> Giáo án Công dân 9 Kết nối bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí