Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 1 Văn bản 1: Chuyện người con gái Nam Xương
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 1 Văn bản 1: Chuyện người con gái Nam Xương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO
VĂN BẢN 1: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Dữ?
- Nam Định
- Ninh Bình
- Hà Nội
- Hải Dương
Câu 2: Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ bao nhiêu?
- XV
- XVI
- XVII
- XVIII.
Câu 3: Thời kỳ Nguyễn Dữ sống có điều gì đặc biệt?
- Xã hội phát triển thịnh trị
- Nước ta bị nhà Tống xâm lược
- Nội chiến diễn ra liên miên
- Bị nhà Hán đô hộ
Câu 4: Tại sao Nguyễn Dữ xin cáo quan về ở ẩn?
- Vì ông bất mãn với thời cuộc
- Vì ông đã giàu có và không cần làm quan
- Vì ông muốn cuộc sống nhàn nhã
- Vì ông muốn cuộc sống nhàn nhã
Câu 5: Sáng tác duy nhất của Nguyễn Dữ là tác phẩm nào?
- Liêu trai chí dị
- Truyện Kiều
- Truyền kì mạn lục
- Hoàng Lê nhất thống chí
Câu 6: Nguyễn Dữ làm quan dưới triều đại nào?
- Nhà Trịnh và nhà Mạc
- Nhà Mạc và nhà Lê
- Nhà Lê và nhà Trịnh
- Nhà Mạc, Trịnh, Lê
Câu 7: Nguyễn Dữ là học trò của nhân vật nổi tiếng nào?
- Phùng Khắc Khoan
- Chu Văn An
- Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Đình Chiểu
Câu 8: Nguyễn Dữ viết Truyền kì mạn lục bằng ngôn ngữ nào?
- Chữ Nôm
- Chữ Hán
- Chữ quốc ngữ
- Ngôn ngữ khác
Câu 9: Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả nào?
- Nguyễn Du
- Nguyễn Dữ
- Nguyễn Trãi
- Nguyễn Khuyến
Câu 10: huyện người con gái Nam Xương được viết vào thế kỉ nào?
- XV
- XVI
- XVII
- XVIII
II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)
Câu 1: Chuyện người con gái Nam Xương được trích từ tác phẩm nào?
- Truyền kì mạn lục
- Truyện Kiều
- Chinh phụ ngâm khúc
- Vũ trung tùy bút
Câu 2: Truyện truyền kì là gì?
- Những câu chuyện được kể giống như truyện truyền thuyết
- Những câu chuyện có yếu tố hoang đường, kì ảo
- Những câu chuyện kì lạ được ghi chép tản mạn, thường có yếu tố hoang đường kì ảo, nhân vật thường là người phụ nữ đức hạnh, khao khát cuộc sống yên bình, hạnh phúc.
- Câu chuyện liên quan tới các nhân vật do trí tưởng tượng tạo nên
Câu 3: Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kì?
- Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật
- Là những truyện kể có sự đan xen giữa những yếu tố có thật và yếu tố hoang đường
- Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tưởng tượng ra.
- Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 4: Nhân vật chính của Chuyện người con gái Nam Xương là ai?
- Trương Sinh và Phan Lang
- Phan Lang và Linh Phi
- Vũ Nương và Trương Sinh
- Linh Phi và mẹ Trương Sinh
Câu 5: Câu văn nào khái quát vẻ đẹp toàn diện của Vũ Nương trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương?
- Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
- Nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
- Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu.
Câu 6: Nhân vật Vũ Nương có số phận và phẩm chất giống với một nhân vật mà em đã học trong chương trình THCS, đó là:
- Âu Cơ
- Thị Mầu
- Thị Kính
- Chị Dậu
Câu 7: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
- Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
- Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
- Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
- Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Câu 8: Chi tiết Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới Vũ Nương phản ánh điều gì?
- Vũ Nương là cô gái có giá trị
- Tình yêu bao la của Trương Sinh
- Người phụ nữ ngang hàng với hàng hóa, có thể mua bán bằng tiền bạc
- Phải có điều kiện mới cưới được Vũ Nương
Câu 9: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?
- Nói lên sự thấm thoát của thời gian
- Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau
- Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
- Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi
III. VẬN DỤNG (05 CÂU)
Câu 1: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?
- Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp
- Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con
- Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được
- Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Câu 2: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
- Mặt đất
- Mặt trăng
- Ông trời
- Thiên nhiên
Câu 3: Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào?
- Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con
- Hát ru cho con ngủ
- Đưa con đi chơi ở khắp nơi
- Đưa con ra bờ sông
Câu 4: Hình tượng “Ngựa Hồ gầm gió bắc, chim Việt đậu cành Nam” trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương hàm ý chỉ điều gì
- Phía Bắc có nhiều ngựa
- Phía Nam có nhiều chim
- Mỗi người luôn có quê hương và nhớ mong quê hương của mình
- Nước Hồ và nước Việt là những quốc gia giàu có về các loài động vật quý
Câu 5: Chi tiết Vũ Nương nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan thể hiện điều gì?
- Nàng muốn về gặp Trương Sinh
- Nàng là người có lòng tự trọng, khát khao được minh oan
- Nàng muốn trở lại trần gian làm người
- Nàng muốn Trương Sinh cứu mình
- VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)
Câu 1: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
- Do lời nói ngây thơ của bé Đản
- Do Trương Sinh tính tình nóng nảy, đa nghi
- Do Vũ Nương không thể tự minh oan cho mình
- Do Vũ Nương quá yếu ớt nên tự tử
Câu 2: Nhận định nào nói đúng và đầy đủ ý nghĩa của chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống sông tự vẫn?
- Phê phán Vũ Nương không nghĩ đến con mà quyết định tự tử
- Bày tỏ niềm thương cảm của tác giả trước số phận mỏng manh và bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Thể hiện sự đa cảm của tác giả
- Thể hiện sự yếu đuối của người phụ nữ không thể minh oan cho mình.
=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)