Phiếu trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP THANH VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ ĐIỆP VẦN.

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Biện pháp tu từ điệp thanh có đặc điểm nào dưới đây?

  1. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng hoặc thanh trắc).
  2. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.
  3. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.
  4. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.

 

Câu 2: Biện pháp tu từ điệp thanh có thể được tạo nên bằng cách nào dưới đây?

  1. Sử dụng lặp lại âm thanh theo duy nhất một âm tiết.
  2. Phải lặp lại âm thanh theo nhiều loại âm tiết.
  3. Sử dụng lặp lại thanh điệu theo từng nhóm âm tiết.
  4. Mỗi khổ đều phải được lặp lại thanh điệu.

Câu 3: Biện pháp tu từ điệp thanh mang lại hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

  1. Tạo nên chiều sâu về mặt ý nghĩa cho bài thơ.
  2. Thể hiện được tư tưởng của bài thơ.
  3. Giúp bài thơ trở nên giàu tính triết lý.
  4. Tạo nên tính nhạc cho câu thơ.

Câu 4: Biện pháp tu từ điệp vần có thể xuất hiện ở đâu trong bài thơ?

  1. Âm tiết cuối cùng của câu thơ.
  2. Âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.
  3. Âm tiết nằm ở đâu câu thơ.
  4. Âm tiết cuối cùng và âm tiết nằm ở khoảng giữa câu thơ.

Câu 5: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết cuối cùng của câu thơ gọi là gì?

  1. Vần lưng.
  2. Vần chân.
  3. Vần cách.
  4. Vần liền.

Câu 6: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở âm tiết nằm ở khoảng giữa của câu thơ gọi là gì?

  1. Vần chân.
  2. Vần lưng.
  3. Vần cách.
  4. Vần liền.

Câu 7: Biện pháp tu từ điệp vần có tác dụng gì?

  1. Tạo tính liên kết và tính nhạc cho câu thơ.
  2. Tạo chiều sâu tư tưởng cho bài thơ.
  3. Giúp câu thơ trở nên đa nghĩa hơn.
  4. Giúp người đọc hiểu được nội dung bài thơ.

Câu 8: Biện pháp tu từ điệp vần xuất hiện ở những vị trí âm tiết không đóng vai trò Điệp vần sẽ có tác dụng gì?

  1. Tạo chiều sâu tư tưởng cho bài thơ.
  2. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng.
  3. Tạo ra sự trùng điệp về mặt âm hưởng, tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.
  4. Tăng nhạc tính để chuyển tải cảm xúc cần biểu đạt.

Câu 9: Thanh trắc gồm những dấu nào?

  1. Dấu sắc, dấu hỏi.
  2. Dấu ngã, dấu nặng.
  3. Dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
  4. Dấu hỏi, dấu ngã.

Câu 10: Thanh bằng gồm những dấu nào?

  1. Dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng.
  2. Dấu huyền hoặc âm tiết không có dấu (thanh ngang).
  3. Dâu huyền, dấu nặng.
  4. Âm tiết không có dấu (thanh ngang).

II. THÔNG HIỂU (09 CÂU)

Câu 1: Xác định những từ chứa thanh bằng trong câu thơ dưới đây:

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

  1. Mùa, em, nếp, xôi.
  2. Mùa, em, thơm, xôi.
  3. Mai, Châu, mùa, nếp.
  4. Mai, thơm, nếp, xôi.

Câu 2: Xác định những từ chứa thanh trắc trong câu thơ dưới đây:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

  1. Dốc, khúc, thẳm, khuỷu.
  2. Dốc, lên, thăm, thẳm.
  3. Khúc, khuỷu, thăm, thẳm.
  4. Lên, dốc, thăm, thẳm.

Câu 3: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Lam nhung ô ! màu lưng chừng trời;
Xanh nhung ô ! Màu phơi nơi nơi.
Vàng phai nằm im ôm non gầy;
Chim yên neo mình ôm xương cây.

(Hoàng Hoa – Bích Khê)

  1. Điệp thanh ngang.
  2. Điệp thanh bằng.
  3. Điệp thanh trắc.
  4. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 4: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì?

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

  1. Vần lưng.
  2. Vần liền.
  3. Vần lưng và vần chân.
  4. Vần chân.

Câu 5: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Ô trời hôm nay sao mà xanh !
Ngọc trăng xây vàng trên muôn cành,
Nhung mây tê ngời sao kim cương,
Dạ lan tê ngời say men hương;

(Nghê thường – Bích Khê)

  1. Điệp thanh ngang.
  2. Điệp thanh trắc.
  3. Điệp thanh bằng.
  4. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 6: Hai câu thơ dưới đây điệp vần gì và ở từ ngữ nào?

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa

Một buổi trưa nắng dài bãi cát

  1. Điệp vần lưng: xưa – trưa.
  2. Điệp vần chân: dài – bãi.
  3. Điệp vần lưng: lại – dài.
  4. Điệp vần chân: xưa – trưa.

 

Câu 7: Đoạn thơ dưới đây điệp vần gì và ở từ ngữ nào?

Tiếng ngọc trong veo

Chim Điệp từng chuỗi

Lòng chim vui nhiều

Hát không biết mỏi.

  1. Điệp vần lưng: chim – chim.
  2. Điệp vần chân: chim – chim.
  3. Điệp vần lưng: veo – Điệp.
  4. Điệp vần chân: veo – Điệp.

Câu 8: Bài ca dao dưới đây điệp vần gì?

Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói toả ngàn sương

Nhịp chày An Thái, mặt gương Tây Hồ

  1. Điệp vần lưng.
  2. Điệp vần ở âm tiết không đóng vai trò gieo vần.
  3. Điệp vần chân.
  4. Điệp vần chân và vần lưng.

Câu 9: Hai câu thơ dưới đây điệp thanh gì?

Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương.

  1. Điệp thanh bằng.
  2. Điệp thanh trắc.
  3. Điệp thanh ngang.
  4. Điệp thanh bằng và thanh trắc.

III. VẬN DỤNG (05 CÂU)

Câu 1: Tác dụng của phép điệp vần trong đoạn thơ dưới đây là gì?

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

  1. Tạo cho câu thơ sự cân đối, nhịp nhàng, giúp người đọc liên tưởng đến một vùng quê yên bình sau cơn mưa, vạn vật đã tràn đầy sức sống.
  2. Tạo cho câu thơ những nhịp nhanh, dồn dập để diễn tả cơn mưa rào.
  3. Tạo không khi sâu lắng, có phần ảm đạm trong cơn mưa.
  4. Tạo cho câu thơ sự hài hòa về mặt thanh điệu.

Câu 2: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta.

(Mẹ ốm – Trần Đăng Khoa)

  1. Điệp vần lưng “ta” – “xa”: nhấn mạnh truyền thống kể chuyện cổ tích của dân tộc Việt Nam.
  2. Điệp vần chân “ta” – “xa”: nhấn mạnh những nét văn hóa truyền thống của dân tộc và vẻ đẹp tâm hồn toát lên từ mỗi con người Việt Nam.
  3. Điệp vần chân “thương” – “thương”: nhấn mạnh tình yêu thương, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau của con người Việt Nam.
  4. Điệp vần chân “tôi” – “tôi”: như một lời khẳng định chắc nịch về tình yêu nước và niềm tự hào về những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Câu 3: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Bè chiều đi thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim.

  1. Điệp vần chân “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái.
  2. Điệp vần lưng “lim” – “dim” tạo âm hưởng nhẹ nhàng, thư thái.
  3. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả trạng thái của những bè gỗ trôi sát nhau trên dòng nước hết sức nhẹ nhàng, tạo nên sự yên ả, thanh bình.
  4. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lim” – “dim”: diễn tả sự tĩnh lặng của không gian qua hình ảnh bầy trâu đầm mình dưới dòng nước, tạo nên sự yên ả, thanh bình.

Câu 4: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì?

Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa

Tia nắng tía nhảy hoài trong ruộng lúa

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh.

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

  1. Điệp vần lưng “trắng” – “nắng”.
  2. Điệp vần lưng “tía” – “tía”, “trắng” – “nắng”.
  3. Điệp vần chân “mình” – “minh”.
  4. Điệp vần ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “tía” – “tía”, “bình” – “minh”.

Câu 5: Những câu thơ dưới đây sử dụng phép điệp vần gì? Nêu tác dụng:

Lơ thơ tơ liễu buông cành

Con oanh học nói trên cành tiểu mai

  1. Điệp vần “ơ” ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lơ thơ tơ” nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.
  2. Điệp vần lưng “cành” – “cành”: giúp diễn đạt thêm sinh động, tạo nhạc tính vui tươi cho câu thơ.
  3. Điệp vần “ơ” ở vị trí âm tiết không đóng vai trò gieo vần “lơ thơ tơ” nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu tạo liên tưởng đến người con gái đài các, kiều diễm.
  4. Điệp vần chân “lơ thơ tơ” nhằm gợi tả hình ảnh thướt tha, mềm mại của cây liễu.
  1. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Đâu là nhận xét đúng nhất về tác dụng của việc phối hợp thanh điệu trong thơ ca?

  1. Tạo nhạc tính, âm hưởng cho bài thơ.
  2. Tạo sự sâu sắc, triết lý cho bài thơ.
  3. Tạo nhạc điệu trong thơ và nhằm biểu hiện trạng thái cảm xúc và suy nghĩa của nhân vật trữ tình.
  4. Biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người viết gửi gắm vào bài thơ.

 

Câu 2: Đâu là nhận xét đúng nhất về sự kết hợp của vần và thanh điệu trong một bài thơ?

  1. Tạo nên âm hưởng ngân vang cho toàn bài.
  2. Vần và thanh điệp kết hợp với nhịp điệu và những rung động nội tâm của nhà thơ đã tạo nên sự âm vang cho ngôn ngữ thơ.
  3. Vần là sự biểu hiện của thanh điệu, tạo nên sự triết lý, giàu cảm xúc cho thơ ca.
  4. Thanh điệu biểu hiện dưới hình thức của vần, tạo nên nhạc tính cho câu thơ.

=> Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay