Kênh giáo viên » Lịch sử và địa lí 6 » Giáo án lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều

Giáo án lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn lịch sử lớp 6 kì 2 bộ sách "Cánh diều", soạn theo mẫu giáo án 5512. Vừa sách mới vừa mẫu giáo án mới có nhiều quy định chi tiết khiến giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: NƯỚC ÂU LẠC

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Thông qua bài học, HS nắm được:

  • Nêu được khoảng thời gian thành lập và xác định được phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc.
  • Trình bày được tổ chức nhà nước Âu Lạc.
  • Mô tả đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự thực hiện nhiệm vụ học tập một cách độc lập; góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm và trao đổi với GV. HS giải quyết được những nhiệm vụ học tập và thể hiện được sự sáng tạo.
  • Năng lực riêng:
  • Tìm hiều và tái hiện kiến thức lịch sử của bài học qua khai thác các tư liệu, bài viết, tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ; đánh giá được những tiến bộ về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc.
  • Liên hệ, so sánh sự thay đổi về tổ chức nhà nước; về đời sống vật chất và tinh thần; sự sáng tạo trong sản xuất của cuộc sống ngày nay với thời đại xưa; rút ra được bài học giữ nước của An Dương Vương.
  1. Phẩm chất
  • Tự hào và biết ơn công lao của An Dương Vương.
  • Gìn giữ, bảo tồn di tích lịch sử và những giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc.
  • Góp phần giáo dục phẩm chất yêu nước và trách nhiệm gìn giữ đất nước mà các thế hệ đi trước để lại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Lược đồ, sơ đồ, các tranh, ảnh liên quan đến bài học.
  • Truyện cổ tích, truyện truyền thuyết liên quan đến bài học: An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Mỵ Châu Trọng Thủy.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt vấn đề: Thành Cổ Loa gồm ba vòng khép kín được xây theo hình xoáy trôn ốc, có hào bao quanh phía ngoài, các hào nối với nhau và nối với sông Hồng. Nhờ vậy, dù nhiều lần bị quân của Triệu Đà tấn công, nhưng nhờ có thành cao, hào sâu, vũ khí tốt (lẫy nỏ và mũi tên đồng) nên quân dân Âu Lạc đã lần lượt đánh bại các cuộc tấn công của quân xâm lược. Đó là một biểu tượng của nền văn minh Việt cổ rất đáng tự hào, minh chứng cho trí tuệ của người Việt cổ trong bối cảnh cách đây 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 13: Nước Âu Lạc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khoảng thời gian thành lập, xác định được phạm vi lãnh thổ của nước Âu Lạc và tổ chức Nhà nước của Âu Lạc.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1 và trả lời câu hỏi:

+ Xác định thời gian ra đời và lãnh thổ chủ yếu của của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay.

+ Quan sát Hình 13.2, Hình 13.3, hãy cho biết An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích gì?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?

+ Nhóm 2: Qua hình ảnh nỏ bắn tên, mũi tên đồng (Hình 13.6) em có nhận xét gì về kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc?

 

 

 

 

+ Nhóm 3: Nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

 

 

1. Sự ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc

- Xác định thời gian ra đời và lãnh thổ chủ yếu của của nước Âu Lạc thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay:

+ Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, quân Tần tiến đánh Văn Lang. Thục Phán là thủ lĩnh của người Âu Việt có sức mạnh và mưu lược đã lãnh đạo người Âu Việt và Lạc Việt chiến đấu giành thắng lợi.

+ Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến, vào năm 208 TCN, Thục Phán lên ngôi, xưng là An Dương Vương. Hai vùng đất cũ của người Âu Việt và Lạc Việt hợp lại thành một nước, lấy tên là Âu Lạc. Kinh đô được dời xuống Phong Khê (nay là Cô Loa, Đông Anh, Hà Nội). Đây là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, thuận lợi cho việc đi lại. Sau khi định đô ở Phong Khê, An Dương Vương đã xây thành Cổ Loa và nơi đây trở thành trung tâm của nước Âu Lạc.

- An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu nhằm mục đích: Thời Âu Lạc, người Việt tiếp tục đối mặt với âm mưu xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc. An Dương Vương đã cho xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ Liên Châu để phòng vệ.

- Kết quả Phiếu học tập số 1:

- Nhóm 1: Thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí vì: Thời Âu Lạc thường xuyên phải chống ngoại xâm, giữ nước nên tư liệu chủ yếu là vũ khí.

- Nhóm 2: Kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc đạt trình độ cao và tiến bộ hơn thời Văn Lang.

- Nhóm 3: Điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang: Thời Âu Lạc - buổi đầu của giữ nước, vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt. Lãnh thổ mở rộng hơn (vượt ra khỏi vùng châu thổ sông Hồng) nên nước được chia thành nhiều bộ, dưới bộ là các chiếng chạ.

Hoạt động 2: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mô tả được đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 2 nhóm, yêu cầu trả lời câu hỏi:

+ Trình bày đời sống vật chất chất của cư dân Âu Lạc theo bảng sau:

Đời sống vật chất của cư dân Âu Lạc

Các nghề sản xuất chính

 

Ăn

 

Mặc (trang phục)

 

Đồ dùng sinh hoạt

 

+ Trình bày đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang theo bảng sau:

Đời sống tinh thần của cư dân Âu Lạc

Lễ hội

 

Phong tục

 

Tín ngưỡng

 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Góc mở rộng SGK trang 66 để biết thêm về lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại Đông Anh, Hà Nội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Âu Lạc

- Trình bày đời sống vật chất chất của cư dân Âu Lạc theo bảng sau:

Đời sống vật chất

của cư dân Âu Lạc

Các nghề sản xuất chính

Nông nghiệp, thủ công nghiệp, trồng lúa, các loại rau, củ, quả, nghề gốm, luyện kim, đúc đồng

Ăn

Cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá

Mặc (trang phục)

Mặc nhiều loại vải được làm từ sợi đay, tơ tằm.

Đồ dùng sinh hoạt

Bình, vò, thạo, mâm, chậu, bát làm bằng gốm, đồng hoặc che nứa, mây,...

+ Trình bày đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang theo bảng sau:

Đời sống tinh thần

của cư dân Âu Lạc

Lễ hội

Ngày hội mùa, đấu vật, đua thuyền,...

Phong tục

Tiếp tục được duy trì và phát triển

Tín ngưỡng

Tiếp tục được duy trì và phát triển

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết .
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK trang 66.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Hoàn thành bảng theo mẫu về Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Nội dung

Nước Văn Lang

Nước Âu Lạc

Thời gian ra đời

Khoảng thế kỉ VII TCN

Khoảng thế kỉ III TCN

Kinh đô

Phong Châu (Phú Thọ ngày nay)

Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay)

Tổ chức nhà nước

Chia làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ

Vua nắm mọi quyền hành trong việc trị nước, có quân đội và vũ khí tốt hơn.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành.
  3. Ni dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SGK trang 66.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời:

- Khu di tích Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc

+ Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng - thuộc đất Phong Châu - vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.

+ Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,...), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,.... Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m.

- Khu vực di tích thành Cổ Loa còn lại đến ngày nay không chỉ là một di tích mà là cả một quần thể di tích, đó là:

+ Đền Thục An Dương Vương: xây dựng năm 1687, đời Lê Hy Tông, sửa lại năm 1689, thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có Cung thất của Vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm nám 1716, tượng đồng Vua Thục đúc năm 1897, nặng 255kg.

+ Giếng Ngọc: ngay trước đền là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền, đây là nơi sau khi phản bội, Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần cho nên thành tên đó.

+ Am Bà chúa: ngay sau cây đa nghìn tuổi tỏa bỏng mát cả một vùng sân rộng, gốc đa rẽ đôi thành chiếc cửa tò vò thiên nhiên mờ lối đi vào am. Tượng bà chúa Mỵ Châu là một hòn đá tự nhiên có hình dáng người cụt đầu. Huyền thoại kể rằng: sau khi Mỵ Châu hóa thành hòn đá to trôi dạt về bãi Đường cấm, ở phía Đông thành cổ Loa, dân trong thành đem võng ra cáng về đến gốc đa thì đứt võng, hòn đá rơi xuống, bèn lập am thờ ngay tại chỗ.

+ Đình Ngự Triều Di Quy: xây dựng trên nền điện thiết triều cũ, năm 1907 thời Nguyễn. Dáng vóc vững chãi, bề thế, mái đao vút cong, cột đình có đôi câu đối của Tôn Thất Thuyết, một Thủ lĩnh cần Vương chống Pháp

+ Hội đền Cổ Loa tổ chức vào đầu xuân hàng năm, từng có câu rằng: “chết bỏ con cháu, sống không bỏ mùng sau Tháng Giếng”.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp.

 
  1. Hồ sơ dạy học (Đính kèm Phiếu học tập số 1)

Phiếu học tập số 1:

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 1

Câu hỏi: Vì sao thời Văn Lang tư liệu chủ yếu là công cụ trong khi thời Âu Lạc, tư liệu chủ yếu là vũ khí?

Trả lời:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 2

Câu hỏi: Qua hình ảnh nỏ bắn tên, mũi tên đồng (Hình 13.6) em có nhận xét gì về kĩ thuật luyện kim và trình độ quân sự thời Âu Lạc?

Trả lời:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

PHIẾU HỌC TẬP NHÓM 3

Câu hỏi: Nêu điểm mới của tổ chức nhà nước Âu Lạc so với nhà nước Văn Lang.

Trả lời:

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Giáo án lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều
Giáo án lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 800k

=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án lịch sử 6 kì 2 sách mới, giáo án cánh diều lịch sử 6, giáo án lịch sử 6 kì 2 cv 5512 sách mới, giáo án 5512 lịch sử 6 kì 2 sách cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Lịch sử THCS

Giáo án word lớp 6 cánh diều

Giáo án hóa học 6 sách cánh diều
Giáo án sinh học 6 sách cánh diều
Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
Giáo án công nghệ 6 sách cánh diều
Giáo án lịch sử và địa lí 6 sách cánh diều

Giáo án Tin học 6 sách cánh diều
Giáo án hướng nghiệp 6 sách cánh diều
Giáo án Công dân 6 sách cánh diều
Giáo án Thể dục 6 sách cánh diều
Giáo án âm nhạc 6 sách cánh diều

Giáo án Mĩ thuật 6 sách cánh diều
Giáo án khoa học tự nhiên 6 sách cánh diều
Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
Giáo án Toán 6 sách cánh diều

Giáo án Powerpoint 6 cánh diều

Giáo án powerpoint KHTN 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hóa học 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Toán 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Địa lí 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công dân 6 cánh diều
 
Giáo án powerpoint Tin học 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Âm nhạc 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Mĩ thuật 6 cánh diều
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 6 cánh diều

GIÁO ÁN LỚP 6 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách chân trời sáng tạo
Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử các môn lớp 6 sách kết nối tri thức
Giáo án word lớp 6 kết nối nối tri thức với cuộc sống

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay