Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối Bài: Ôn tập cuối năm học
Tải giáo án Powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức Bài Ôn tập cuối năm học. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tài về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
CHÀO CẢ LỚP!
CHÀO MỪNG CÁC EM
TỚI BUỔI HỌC NÀY!
KHỞI ĐỘNG
CÙNG LÀM CA SĨ
ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC
Luyện tập đọc hiểu văn bản
Luyện tập về câu và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của câu
Luyện tập về dấu câu
Luyện viết văn
NỘI DUNG ÔN TẬP
- Luyện đọc
Đọc các khổ thơ hoặc bài thơ cần thuộc trong nửa cuối học kì II.
Đọc trôi chảy các bài văn trong nửa cuối học kì II.
Phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 80 – 90 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt
Câu là gì? Các từ trong câu được sắp xếp như thế nào? Làm cách nào để nhận diện được câu?
Câu là một tập hợp từ, thường diễn đạt một ý trọn vẹn. Các từ trong câu được sắp xếp theo một trật tự hợp lí. Có thể nhận diện được câu dựa vào hai tiêu chí hình thức của câu:
- Chữ cái đầu câu viết hoa.
- Cuối câu có dấu kết thúc câu.
Câu thường gồm mấy thành phần chính? Đó là những thành phần nào?
Đáp án
Câu thường gồm hai thành phần chính
Chủ ngữ nêu người, vật, hiện tượng tự nhiên,… được nói đến trong câu. Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi ai, cái gì, con gì,…
Vị ngữ nêu hoạt động, đặc điểm, trạng thái của đối tượng được nói ở chủ ngữ hoặc giới thiệu, nhận xét về đối tượng đó. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi làm gì, thế nào, là ai,…
Trạng ngữ là gì?
Trạng ngữ thường đứng ở đâu?
Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung thông tin về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện,… của sự việc nêu trong câu.
Thường đứng: đầu câu, ngăn cách với hai thành phần chính của câu bằng dấu phẩy.
Em hãy nêu cách sử dụng dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu ngoặc đơn
Dấu gạch ngang để đánh dấu các ý liệt kê và nối từ ngữ trong một liên danh.
Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm hoặc tài liệu.
Dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.
- Ôn tập phần viết
Bài văn miêu tả cây cối
- Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây (tên cây, nơi cây mọc,…).
- Thân bài: Tả lần lượt từng bộ phận của cây.
- Kết bài: Nêu ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.
Bài văn kể lại một câu chuyện
- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện định kể. Chọn cách mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Thân bài:
+ Kể các sự việc chính theo diễn biến của câu chuyện.
+ Chú ý làm nổi bật suy nghĩ, hành động,… của nhân vật.
- Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện. Có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của người kể về nội dung câu chuyện. Chọn cách kết bài mở rộng hoặc không mở rộng.
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc
Cần nêu được đó là gì và được biểu lộ như thế nào. Đoạn văn thường có 3 phần: mở đầu, triển khai, kết thúc.
Viết đoạn văn nêu ý kiến về một câu chuyện
Cần nói rõ mình thích hoặc không thích câu chuyện đó và giải thích lí do
Đoạn văn tưởng tượng
- Câu mở đầu: Giới thiệu sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
- Các câu tiếp theo:
+ Nêu diễn biến của sự việc hoặc tình huống tưởng tượng.
+ Bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật hoặc người kể chuyện.
LUYỆN TẬP
PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC
Đọc văn bản và trả lời câu hỏi.
CÂY ÂM NHẠC
Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngồn ngang.
Sang thu, trời cao ngất, chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.
Tiếc là những nốt nhạc ấy không viết vào khuông cho nên không một nhạc công nào, dù tài giỏi đến đâu, tấu nổi bản nhạc của thiên nhiên ấy, chỉ trừ những nhạc sĩ tài ba của mùa hè là những chú ve sầu râm ran trong tán lá xanh nồng nàn bằng những chiếc vĩ cầm vô hình.
Cây sấu là cây âm nhạc đó, với cái gốc có vẻ có bạnh và tán lá tròn um tùm óng biếc sau cơn mưa, mà mỗi quả sấu là một nốt nhạc rung rinh trong gió trong trời....
(Theo Băng Sơn)
Câu hỏi 1: Cây âm nhạc được nhắc tới trong bài là chỉ sự vật nào?
- Mây trắng.
- Nắng hè.
- Cây sấu.
- Cây cầu.
Câu hỏi 2: Vì sao tác giả cho rằng cây sấu “Đầu mùa hè là những nốt nhạc xanh viết vào mây trắng ngổn ngang”?
Câu hỏi 3: Vì sao tác giả lại nói “Sang thu… chỉ còn thưa thớt những nốt nhạc màu vàng sẫm của nắng hè.”?
...
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án powerpoint dạy thêm Tiếng Việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm