Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 12: Bài tập làm văn

Giáo án bài 12: Bài tập làm văn sách tiếng việt 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của tiếng việt 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án tiếng việt 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 12: Bài tập làm văn

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 12: BÀI TẬP LÀM VĂN

(4 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Nhận biết được trình tự các sự việc gắn với thời gian, địa điểm cụ thể. Hiểu suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật, nêu được đặc điểm của các nhân vật trong câu chuyện dựa vào hành động, việc làm của nhân vật. Hiểu điều tác giả muốn nói qua câu chuyện: Nói phải đi đôi với làm.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Hình thành và phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn. Bước đẩu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
  • Biết tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách trong phẩn Đọc mở rộng.
  • Nhận biết các từ ngữ về nhà trường; nhận biết được câu hỏi trong văn bản cho trước; biết sử dụng dấu chấm hỏi.
  • Biết điền thông tin vào đơn xin vào Đội.
  1. Phẩm chất

- Hình thành và phát triển phẩm chất thật thà, ngay thẳng trong học tập và trong cuộc sống; có trách nhiệm đối với lời nói của mình; có ý thức lao động và có trách nhiệm với công việc gia đình.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc Bài tập làm văn.
  • Mẫu đơn xin vào Đội in sẵn, có chỗ trống để điền thông tin theo yêu cầu của bài viết.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Các loại vở ghi, bút mực, bút chì, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV chiếu và nêu câu hỏi phần Khởi động: Em thích đề văn nào dưới đây? Vì sao?

1. Kể về một việc em đã từng làm ở nhà.

2. Kể về một việc theo tưởng tượng của em.

- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận. GV hướng dẫn: HS lần lượt nói ý kiến của mình trong nhóm. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- GV hướng dẫn thêm:

+ Đề số 1 yêu cầu kể về một việc có thật mà em đã làm ở nhà. Em chỉ cần nhớ lại và kể theo trí nhớ.

+ Đề số 2 kể về một việc không có thật, em chưa từng làm. Em cần tưởng tượng và viết ra.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày trước lớp. GV động viên, khen ngợi.

- GV mời HS nêu nội dung tranh minh hoạ bài đọc.

- GV nhận xét, chốt đáp án: Tranh vẽ một bạn học sinh nước ngoài. Bạn đang làm bài kiểm tra vì bạn đang cầm bút và trước mặt bạn là một tờ giấy. Bạn đang nghĩ về các hoạt động như bạn rửa bát, quét nhà, giặt quần áo,... Có lẽ bạn đang viết về những điều đó.

- GV giới thiệu khái quát câu chuyện Bài tập làm văn: Hôm nay, các em sẽ luyện đọc câu chuyện Bài tập làm văn. Đây là câu chuyện về quá trình làm bài tập làm văn của một bạn nhỏ. Các em hãy cùng đọc câu chuyện để xem bạn ấy đã gặp khó khăn gì với bài tập đó, bạn ấy đã giải quyết khó khăn ra sao, và chuyện gì đã xảy ra sau đó.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Bài tập làm văn. Bước đẩu biết thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện qua giọng đọc, biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV đọc cả bài (giọng kể chuyện, thay đổi ngữ điệu ở lời trích dẫn bài làm văn và lời nói trực tiếp của các nhân vật).

- GV hướng dẫn đọc:

+ Đọc đúng các tiếng dễ phát âm sai (VD: lia lịa, nộp, lạ thật, nhận lời..., giúp đỡ, rửa bát đĩa, quả thật, chẳng lẽ, ngẩn ngủn,...).

+ Cách ngắt giọng ở những câu dài, VD: Thỉnh thoảng,/ mẹ bận,/ định bảo tôi giúp việc này việc kia,/ nhưng thấy tôi đang học,/ mẹ lại thôi; Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời,/ vì đó là việc làm/ mà tôi đã nói trong bài tập làm văn.

- GV hướng dẫn chia đoạn để đọc nối tiếp:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến khăn mùi soa;

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến giặt bít tất;

+ Đoạn 3: Tiếp theo đến để mẹ đỡ vất vả;

+ Đoạn 4: Còn lại.

- GV cho 4 HS đọc nối tiếp, mỗi HS đọc 1 đoạn.

 

- HS làm việc nhóm (4 em/ nhóm): Mỗi HS đọc một đoạn (đọc nối tiếp 4 đoạn), đọc nối tiếp 1-2 lượt.

- Sau khi làm việc nhóm, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc Bài tập làm văn.

b. Cách thức tiến hành:

Câu 1.

- GV nêu câu hỏi: Nhắc lại đề văn mà cô giáo đã giao cho lớp.

- GV hướng dẫn: Em hãy tự đọc lại đoạn 1 để tìm ra đáp án.

- GV mời 2 HS trả lời.

- GV nhận xét, thống nhất đáp án: Đề văn mà cô giáo đã giao cho lớp là: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?.

Câu 2.

- GV đặt câu hỏi gợi dẫn: Những từ ngữ nào cho em biết Cô-li-a gặp khó khăn với đề văn này?

- GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và chốt đáp án: Những từ ngữ cho thấy Cô-li-a gặp khó khăn với đề văn là “loay hoay”, “bí”.

- GV mời 2 HS đọc yêu cầu của câu 2: Vì sao Cô-li-a gặp khó khăn với đề văn này?

a. Vì bạn ấy viết văn không tốt.

b. Vì bạn ấy quên mình đã làm những gì.

c. Vì bạn ấy ít khi giúp mẹ.

- GV yêu cầu HS làm việc theo bàn để trả lời câu hỏi. GV hướng dẫn:

+ Mỗi HS tự đọc thầm đoạn 2 trong bài đọc, đọc thầm 3 đáp án trả lời của câu hỏi, loại trừ đáp án có nội dung không xuất hiện trong bài đọc hoặc không đúng với nội dung bài đọc.

+ Mỗi bạn phát biểu và thống nhất đáp án đúng trong nhóm.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm phát biểu trước lớp, yêu cầu các HS nhận xét, góp ý.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: phương án c (Vì bạn ấy ít khi giúp mẹ.).

Câu 3.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Để bài văn dài hơn, Cô-li-a đã làm gì?.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm:

+ Mỗi HS tự đọc thầm lại đoạn 3 và chuẩn bị trả lời.

+ Trao đổi và thống nhất đáp án trong nhóm.

- GV mời đại diện 2-3 nhóm phát biểu, yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

 

- GV nhận xét, chốt đáp án: Bạn ấy cố viết thêm cả những việc bạn không làm như giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần.

Câu 4.

- GV nêu câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Cô-li-a vui vẻ nhận lời mẹ làm việc nhà?.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, gợi ý:

+ Em thấy những việc mà mẹ bảo Cô-li-a làm có gì đặc biệt?

+ Dựa vào đáp án câu hỏi phụ, đọc thầm lại đoạn 3 và đoạn 4, tìm phương án trả lời.

+ Trao đổi và thống nhất trong nhóm.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm phát biểu trước lớp.

 

 

- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời: Vì Cô-li-a thấy mình cần phải thực hiện đúng những gì đã viết, “nói phải đi đôi với làm”.

Câu 5.

- GV đọc câu 5: Em có nhận xét gì về Cô-li-a?.

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm với các bước:

+ Làm việc cá nhân: Tự đọc thầm lại VB và dựa vào đáp án câu hỏi 2, 3, 4, suy nghĩ để nêu nhận xét vế Cô-li-a.

+ Làm việc nhóm: Trao đổi trong nhóm, nêu những nhận xét vế Cô-li. (GV khuyến khích HS đưa ra nhiều nhận xét về Cô-li-a).

+ Các thành viên trong nhóm lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm nói trước lớp.

 

- GV động viên, khen ngợi những bạn có những nhận xét hay và tích cực tham gia phát biểu.

- GV chốt đáp án: Cô-li-a là một học sinh có ý thức học tập, vì đã rất cố gắng để hoàn thành bài tập làm văn của mình. Trước khi làm bài tập làm văn, Cô- li-a là một bạn nhỏ chưa tự giác làm việc nhà giúp mẹ. Sau khi làm bài tập làm văn, có lẽ Cô-li-a đã nhận ra và thay đổi, vì bạn ấy đã giúp mẹ làm việc nhà. Cô-li-a là người biết giữ lời, “nói đi đôi với làm”, nên đã vui vẻ thực hiện các việc đã viết trong bài tập làm văn,...

- GV nhắc nhở HS: Từ câu chuyện của Cô-li-a, các em cần rút ra bài học cho mình. Chúng ta cần tự giác giúp đỡ bố mẹ và người thân làm các việc nhà. Việc nhà không phải là việc của riêng người lớn, mà là trách nhiệm của tất cả những người sống trong gia đình đó. Các em cần tuỳ theo khả năng và sức lực của mình để làm các công việc phù hợp, chia sẻ công việc với bố mẹ. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng nhắc nhở tất cả mọi người, cần phải “nói đi đôi với làm”, đã nói là phải làm, trung thực và có trách nhiệm trong mọi việc.

Hoạt động 3: Luyện đọc lại

a. Mục tiêu: Đọc diễn cảm toàn bài Con đường đến trường.

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, mỗi bạn đọc một đoạn, sau đó đổi lại.

- GV mời 2 HS đọc nối tiếp bài trước lớp.

 

- GV nhận xét việc luyện đọc của cả lớp.

 

 

 

 

- HS nghe và suy nghĩ.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- Các nhóm trình bày trước lớp.

- HS nêu nội dung tranh minh họa bài đọc.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc thầm theo.

 

 

 

- HS phát âm theo GV.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, đánh dấu bằng bút chì vào SGK.

 

 

 

- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- Mỗi HS tự đọc nhẩm toàn bài một lượt.

- 4 HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- 2 HS trả lời trước lớp.

 

 

 

 

- HS tìm các từ ngữ.

 

- 1 HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu trước lớp, các HS nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

- HS đọc câu hỏi 3.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- HS chốt đáp án cùng GV.

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- Đại diện 2-3 nhóm phát biểu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đại diện 2 – 3 nhóm nói trước lớp.

- HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp.

 

- 2 HS đọc nối tiếp trước lớp, cả lớp đọc thầm theo.

- HS lắng nghe.

TIẾT 2: ĐỌC MỞ RỘNG

Hoạt động 1: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,… về nhà trường và viết phiếu đọc sách theo mẫu

a. Mục tiêu: Biết tìm đọc và trao đổi về cách tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường, viết được phiếu đọc sách theo mẫu.

b. Cách thức tiến hành:

- GV: Trong giờ học trước, các em đã tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về nhà trường. Hôm nay chúng ta sẽ chọn một câu chuyện, bài thơ, bài văn để viết phiếu đọc sách theo mẫu.

- GV hướng dẫn HS viết phiếu đọc sách. GV lưu ý HS:

+ Nếu đọc nhiều bài, có thể viết nhiều phiếu đọc sách.

+ Cách em tìm được bài đọc: Có thể dựa vào gợi ý trong tranh minh hoạ để hiểu yêu cầu và viết mục này. (VD: tìm bài đọc bằng cách đọc sách báo trong nhà, trên thư viện, tra trên mạng, hỏi người thân,...)

+ Chi tiết, câu văn, câu thơ em thích nhất: Tuỳ theo khả năng, em có thể viết nhiều hoặc ít trong mục này. Chỉ cần viết 1 câu là đạt yêu cầu.

+ Mục Mức độ yêu thích: Chúng ta có thể tô màu hoặc đánh dấu số sao tương ứng với mức độ yêu thích của HS đối với bài đọc.

+ Trong mục Tên bài, nếu bài đọc được tìm nằm trong một cuốn sách hoặc tờ báo/ tạp chí, ta có thể bổ sung tên cuốn sách hoặc tờ báo/ tạp chí, tên nhà xuất bản. VD: Tên bài: Chuyện ở lớp (trong cuốn sách: Thơ cho thiếu nhi, NXB Văn học).

Hoạt động 2: Trao đổi với bạn về bài em đã đọc và chia sẻ cách em đã làm để tìm được câu chuyện, bài thơ, bài văn đó

a. Mục tiêu: Trao đổi được với bạn về bài HS đã đọc và chia sẻ được cách làm để tìm ra văn bản đó.

b. Cách thức tiến hành:

- GV mời 5 HS đọc phân vai yêu cầu của BT 2: Trao đổi với các bạn về bài em đã đọc và chia sẻ với các bạn cách em đã làm để tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ đó.

- GV yêu cầu HS trao đổi với các bạn về bài em đã đọc:

+ Trao đổi trong nhóm về cách HS đã làm để tìm thấy câu chuyện/ bài thơ. (VD: như gợi ý trong tranh.)

+ GV khuyến khích HS trình bày chi tiết cách HS đã làm và những thuận lợi hoặc khó khăn khi thực hiện cách làm đó.

- GV mời 3 HS chia sẻ trước lớp cách các em đã làm để tìm được câu chuyện, bài văn, bài thơ đó.

- GV khen ngợi, động viên HS đã rất tích cực đọc sách và chia sẻ với bạn bè.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS đọc phân vai yêu cầu của BT 2.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS chia sẻ trước lớp, các HS lắng nghe.

 

- HS lắng nghe.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt, nhiều trò chơi để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN

1. Với toán, Tiếng Việt

  • Giáo án: word 300k/môn - Powepoint 400k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 550k/môn

2. Với các môn còn lại:

  • Giáo án: word 200k/môn - Powepoint 300k/môn
  • Trọn bộ Word + PPT: 400k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:

  • Giáo án: word 700k - Powerpoint 800k
  • Trọn bộ word + PPT: 900k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Tiếng việt 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN WORD NHỮNG TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ

Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài 1: Ngày gặp lại
Giáo án tiếng việt 3 kết nối bài : Ôn tập học kì I

GIÁO ÁN WORD NHỮNG MÀU SẮC THIÊN NHIÊN

 
 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIẾNG VIỆT 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT MÁI NHÀ YÊU THƯƠNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay