Giáo án tiết 15: Nghe nhạc suối đàn T’rưng – Thường thức âm nhạc những khúc hát ru

Giáo án tiết 15: Nghe nhạc suối đàn T’rưng – Thường thức âm nhạc những khúc hát ru sách âm nhạc 3 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của âm nhạc 3 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án âm nhạc 3 kết nối tri thức (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án tiết 15: Nghe nhạc suối đàn T’rưng – Thường thức âm nhạc những khúc hát ru

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

Tiết 15. Nghe nhạc suối đàn T’rưng – Thường thức âm nhạc những khúc hát ru

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:
  • Bước đầu biết tưởng tượng khi nghe nhạc. Nêu được tên bản nhạc
  • Biết hát ru trong câu chuyện là những câu nhạc dân ca, dùng để ru trẻ em ngủ
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến, góp ý cùng nhóm bạn
  • Luôn tự tin, đưa ra được những ý tưởng sáng tạo khi tham gia các hoạt động tập thể.

- Năng lực âm nhạc:

  • Biết ý nghĩa và tác dụng của hát ru
  1. Phẩm chất:
  • Yêu quý và có ý thức giữ gìn, bảo tồn nét đẹp âm nhạc dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, lắng nghe tích cực, thực hành.
  3. Thiết bị dạy học

- Đối với giáo viên:

  • Giáo án, sách giáo viên
  • File nhạc Suối đàn T’rưng, bài hát Ru em
  • Câu chuyện Những khúc hát ru
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

-  Đối với học sinh:

  • Sách giáo khoa.
  • Nhạc cụ gõ (hoặc nhạc cụ gõ tự tạo)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS thông qua trò chơi mảnh ghép, giúp HS nhớ lại tên các nhạc cụ đã học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bức tranh bí ẩn”

- GV chuẩn bị một bức tranh có hình cây đàn T’rưng. Bức tranh chia làm 4 phần hoặc 6 phần. Các đội tham gia chơi lần lượt, mở từng mảnh ghép và đoán tên của nhạc cụ trong hình. Đội nào đoán đúng được tuyên dương.

(4 mảnh ghép với các nhạc cụ: ma-ra-cát, dàn trống dân tộc, song loan, sáo)

- GV giới thiệu đàn T’rưng: Đàn T’rưng là một loại đàn được làm bằng tre, nứa. Đây là một loại nhạc cụ phổ biến ở Tây Nguyên có âm sắc vang giòn, rộn rã.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Nghe nhạc Suối đàn t’rưng

a. Mục tiêu: Nghe và cảm nhận bản nhạc, bước đầu biết tưởng tượng khi nghe nhạc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV gọi 1 bạn HS đứng dậy đọc lời dẫn

“Tây Nguyên…xứ sở đại ngàn”

- GV đọc lại lời dẫn trong sgk dẫn dắt cảm xúc và tạo tâm thế chuẩn bị nghe nhạc cho HS.

- GV mở video hòa tấu đàn T’rưng bản nhạc Suối đàn T’rưng để HS quan sát, lắng nghe và cảm nhận.

https://www.youtube.com/watch?v=UmBbbjXPoKk

- GV đặt câu hỏi:

+ Quan sát và lắng nghe tiết mục hòa tấu qua video, em nhận ra nhạc cụ nào trong trò chơi “Bức tranh bí ẩn”?

+ Em có cảm nhận gì khi nghe bản nhạc này?

+ Khi nghe nhạc, em tưởng tượng phong cảnh thiên nhiên như thế nào?

- GV gọi HS trả lời, nhận xét, đánh giá.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: Nghe và cảm nhận rõ hơn giai điệu Suối đàn T’rưng. Gõ đệm mạnh – nhẹ theo bản nhạc.

b. Cách thức tiến hành:

- GV cho HS nghe lại để cảm nhận rõ hơn giai điệu của bản Suối đàn T’rưng, đồng thời thể hiện cảm xúc với nhịp điệu âm nhạc.

- GV tổ chức cho HS cùng gõ đệm mạnh – nhẹ theo nhịp điệu bản nhạc.

- GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và nêu cảm nhận của nhóm sau khi được nghe, gõ đệm cho bản hòa tấu.

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH  KIẾN THỨC

Thường thức âm nhạc Những khúc hát ru

a. Mục tiêu: Biết thêm thể loại hát ru, chia sẻ cảm xúc sau khi đọc câu chuyện.

b. Cách thức tiến hành:

- GV giới thiệu cho HS: Hát ru còn được gọi là ru con hoặc ru em, là tiếng hát của những người thân trong gia đình dùng để ru em/con/cháu. Đây là một lối hát theo tập quán truyền thống và rất phổ biến ở các vùng, miền trên cả nước. Tuy mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có điệu hát ru được gọi bằng những tên khác nhau và nét nhạc cũng mang màu sắc riêng, nhưng có những điểm chung như: êm dịu, du dương, trìu mến, lời ca giàu hình tượng,…Phần lớn ca từ trong bài hát ru con lấy từ ca dao, đồng dao, hay trích từ các loại thơ/hò dân gian được truyền miệng qua các thế hệ.

- GV đặt câu hỏi: Những ai trong chúng ta đã từng được nghe bà, mẹ,…hát ru? Các em có biết hoặc được nghe câu hát nào sau đây không?

- GV hát một câu hát ru, GV mời HS xung phong lên hát một câu hát ru đã biết, đã từng nghe.

- GV đọc truyền cảm, diễn tả cảm xúc của bạn La với mẹ trong câu chuyện.

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – THỰC HÀNH

a. Mục tiêu: HS nắm rõ nội dung câu chuyện hát ru thông qua hệ thống câu hỏi thảo luận.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho cả lớp thảo luận theo nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

+ Bạn La hỏi mẹ điều gì?

+ Mẹ hát cho bạn La nghe câu hát ru ở miền nào?

+ Hát ru Bắc bộ và hát ru Nam Bộ mở đầu bằng chữ gì?

+ Bạn La biết thêm được điều gì về hát ru?

- GV gọi HS đứng dậy trả lời

- GV tổ chức cho HS tự kể lại câu chuyện trong nhóm. Chia sẻ với các bạn bên cạnh về những hiểu biết sau khi nghe câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS hào hứng chơi trò chơi

 

- HS lần lượt lật mảnh ghép, trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

 

 

 

 

- HS đọc, cả lớp lắng nghe

 

- HS lắng nghe

 

- HS lắng nghe và cảm nhận bản nhạc.

 

 

- HS nghe và trả lời:

+ Nhạc cụ trong video có trong trò chơi “Bức tranh bí ẩn” là: dàn trống dân tộc và sáo.

+ Cảm nhận: nhịp điệu lúc nhanh lúc chập, rộn ràng, vui tươi.

+ Tưởng tượng phong cảnh: tiếng suối reo, tiếng gió thổi, tiếng thác nước đổ, điệu múa, tiếng cồng chiêng…

 

 

 

 

 

- HS nghe giai điệu và thể hiện cảm xúc

 

- HS gõ đệm theo sự hướng dẫn của GV

- HS biểu diễn

 

- HS thảo luận nhóm, chia sẻ.

 

 

- HS lắng nghe và tiếp thu

 

 

- HS tiếp nhận câu hỏi và trả lời

 

 

- HS chăm chú lắng nghe.

 

- HS lắng nghe GV đọc truyện.

 

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời:

 

+ Bạn La hỏi mẹ về hát ru

+ Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ

+ Bắc Bộ: À ơi…; Nam Bộ: Ầu ơ…

+ Bạn La biết được hát ru là câu hát dân ca, là câu hát dùng để ru trẻ em ngủ.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (300k)
  • Giáo án Powerpoint (300k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 550k

=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Âm nhạc 3 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ÂM NHẠC 3 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án word Chủ đề 1: Lễ hội âm thanh

Giáo án tiết 1: Học bài hát múa lân
Giáo án tiết 4: Tổ chức hoạt động- Vận dụng sáng tạo

Giáo án word Chủ đề 2: Em yêu tổ quốc Việt Nam

Giáo án tiết 8: Tổ chức hoạt động- vận dụng sáng tạo

Giáo án word Chủ đề 3: Vui đến trường

Giáo án tiết 12: Tổ chức hoạt động vận dụng, sáng tạo

Giáo án word Chủ đề 4: Em yêu làn điệu dân ca

Giáo án word Chủ đề 5: Đón xuân về

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ÂM NHẠC 3 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: LỄ HỘI ÂM THANH

Giáo án điện tử âm nhạc 3 kết nối tiết 1: Học bài hát múa lân
Giáo án điện tử âm nhạc 3 kết nối tiết 17, 18: Ôn tập

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: ĐÓN XUÂN VỀ

Giáo án điện tử âm nhạc 3 kết nối tiết 20: Ôn bài hát đón xuân về - Đọc nhạc bài số 3
Chat hỗ trợ
Chat ngay